Truyền thông xã hội (TTXH)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 32)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.1.2. Truyền thông xã hội (TTXH)

a) TTXH là gì?

TTXH là một khái niệm chỉ các hoạt động trao đổi thông tin xã hội nhằm hƣớng tới những chuẩn mực chung trong giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên sống trong xã hội gắn với một nền văn hóa nhất định.

Chức năng xã hội của nó là nâng cao hiểu biết của công chúng, tác động can thiệp làm thay đổi nhận thức đến hành động của nhóm cƣ dân xã hội (đối tƣợng đích) một cách tự nguyện, tiệm tiến, bền vững hƣớng đến những lợi ích cơng cộng.

Khác với truyền thông thƣơng mại, truyền thông xã hội là những hoạt động thông tin nhân loại mà các sản phẩm của nó hƣớng tới những lợi ích cộng đồng, phi thƣơng mại (khơng nhằm tìm kiếm lợi nhuận) và phát triển bền vững [27, tr.27].

Nói tóm lại, mục tiêu chính của TT chính là tác động, giác ngộ nhằm thay đổi nhận thức, hành động của quần chúng nhân dân. Và sức mạnh của TTXH (để đạt đƣợc mục tiêu trên) nằm ở chức năng giáo dục.

b) Sản phẩm TTXH

TTXH có nguồn gốc lâu đời trong xã hội và có nhiều dạng sản phẩm, trong đó nhiều nhất vẫn là các sản phẩm bằng ngôn ngữ, bởi, ngôn từ là phƣơng tiện biểu đạt hiệu quả nhất.

Sản phẩm ngôn ngữ trong địa hạt TTXH phần lớn là các loại DN xuất hiện trong đời sống giao tiếp và tinh thần xã hội với nhiều dạng nhƣ: diễn văn,

hiệu triệu, áp phích, khẩu hiệu, diễn từ,...và các phƣơng tiện biểu đạt: in ấn,

viết vẽ, điện ảnh, những vật thể treo và bay (băng, cờ, biểu ngữ), các hình thức thơng tin đại chúng, các vật phẩm đƣợc dùng (áo phông, túi xách, các loại lịch,...). Bên cạnh đó, bản thân con ngƣời cũng tham gia vào nhƣ một đối tác của TTXH, bởi vì con ngƣời dùng ngôn ngữ tham gia vào các cuộc thảo luận, diễn giảng, tọa đàm, báo cáo,...

Sản phẩm NNTTXH nhằm tới các mục đích:

+ Giới thiệu thơng tin của nguồn qua các thông điệp nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng;

+ Gây dựng, củng cố niềm tin nơi công chúng, phát triển bền vững; + Chiến lược quan hệ công chúng nằm trong chiến lược tiếp thị xã hội, tác động, can thiệp làm thay đổi nhận thức, hành động.

Tóm lại, TTXH là loại hình TT phi thƣơng mại, sản phẩm đa dạng và có tính tiếp thị xã hội. Sản phẩm TTXH có mục đích thay đổi nhận thức, hành động vì những lợi ích cộng đồng, phát triển bền vững các giá trị: quần chúng

từ chỗ chưa hiểu biết đến hiểu biết, từ hiểu biết đến hành động theo hướng có lợi, có ích.

Sản phẩm TTXH có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống thông tin. Mỗi loại hình TT, theo đó, lại sử dụng những sản phẩm tƣơng ứng.

TTXH, một mặt có bản chất TT (theo cơng thức CIE), nhƣng hoạt động theo định hƣớng phi thƣơng mại, với mục tiêu huy động nguồn lực xã hội, phát triển lợi ích cơng cộng.

1.2.2. Những cơ sở lí luận ngơn ngữ học

1.2.2.1. Lí luận của Jakobson về chức năng của ngôn ngữ thơ

Trong giao tiếp nói chung, ngơn ngữ thực hiện những chức năng rất khác nhau, trong đó có chức năng tác động. Chức năng tác động của ngôn ngữ trong giao tiếp đƣợc biểu hiện bởi sự ảnh hƣởng của nó (ngơn ngữ) tới tƣ tƣởng, tình cảm, ý chí, niềm tin và cách ứng xử của đối tƣợng giao tiếp. Do đó, ngơn ngữ đƣợc sử dụng trong giao tiếp không những chỉ nhằm mục đích truyền đạt thơng tin, gây ảnh hƣởng mà còn là một hình thức động viên, khuyến khích thúc đẩy sự thay đổi suy nghĩ và hành động của đối tƣợng.

Bởi vậy mà, tính tác động của ngơn ngữ trong giao tiếp có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục, tuyên truyền, chỉ huy, lãnh đạo. Điều đó đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ:

+ Thông qua ngôn ngữ để chủ thể vận động, tuyên truyền và thuyết phục đối tƣợng, trên cơ sở đó gây ảnh hƣởng và xây dựng niềm tin với họ.

+ Tính tác động của ngơn ngữ cịn do bởi tính đơn giản, rõ ràng, tính lơ gích và phẩm chất, năng lực, uy tín của chủ thể trong từng mối quan hệ.

Hiệu quả tác động của ngôn ngữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến nhƣ:

+ Tính chất của mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng; + Mục đích sử dụng ngơn ngữ của chủ thể;

+ Ngữ điệu của ngơn ngữ trong các tình huống của q trình giao tiếp.

Do đó, bằng ngơn ngữ con ngƣời có thể hướng dẫn (dạy bảo), khuyên

răn, ngăn ngừa những hành động sai trái của đối tượng hoặc có thể biểu lộ lời yêu cầu, ra lệnh hoặc thuyết phục giáo dục, tỏ thái độ,…Tất cả những điều

đó đƣợc thực hiện bằng các cách thức phát ngôn theo văn phạm hoặc các phong cách ngôn ngữ khác nhau.

Văn thơ là một loại hoạt động giao tiếp, trong đó có dịng thơ kháng chiến. Bản thân ngơn ngữ thơ, trong giao tiếp, nó cũng biểu hiện những chức năng nhất định của mình.

Bàn về chức năng của ngơn ngữ thơ nói riêng, giới nghiên cứu thƣờng nhắc đến Jakobson (một học giả nổi tiếng của thời kì hậu cấu trúc luận).

Với hai cơng trình “Luận về ngữ học đại cương” và ―Những vấn đề thi

pháp học‖, Jakobson đã cung cấp một kho tƣ liệu gốc về lí thuyết để phát

triển phƣơng pháp phê bình thi pháp học cấu trúc.

Ơng cho rằng, mỗi chức năng ngơn ngữ lại có mối liên hệ trực tiếp với một trong những bộ phận cấu thành của sơ đồ giao tiếp của ông mà chúng tôi đã dẫn ở mục trên. Theo Jakobson (1960), trong giao tiếp, ngơn ngữ có 6 chức năng theo thứ tự tƣơng ứng với các nhân tố giao tiếp trong sơ đồ của ông đƣa ra là:

Hình 1.5: Sơ đồ 6 chức năng theo thứ tự tương ứng với các nhân tố trong sơ đồ giao tiếp của Jakobson

(Nguồn: Bài ―Ngôn ngữ học và Thi học‖ Cao Xuân Hạo dịch đăng trong Tạp chí Ngơn ngữ số 14/2001)

+ Biểu cảm, yêu cầu (hướng tới người nhận)

+ Duy trì (giữ hoặc cho thơi giao tiếp)

+ Siêu ngữ (ngơn ngữ nói về ngơn ngữ)

+ Chức năng thơ (hướng về chính bản thân thơng điệp, chức năng này thống trị trong ngôn ngữ văn học).

Trong quá trình nghiên cứu, Jakobson đã phát hiện phong cách chức năng ngôn từ là tập hợp của một số các tiểu chức năng. Ông cho rằng, sự khác nhau giữa các thơng điệp chính là ở sự khác nhau giữa tơn ti và thứ bậc của các tiểu chức năng.

a) Tiểu chức năng “biểu hiện”

Theo Jakobson, chức năng đầu tiên gọi là chức năng ―biểu hiện‖ hay ―nhận thức‖. Đây là chức năng chủ yếu trong nhiệm vụ của rất nhiều loại thông điệp.

b) Tiểu chức năng “biểu cảm”

Tiểu chức năng này, trong ngôn ngữ tập trung vào ngƣời nói (thể hiện thái độ đối với nội dung mệnh đề) nhằm bày tỏ một cảm xúc nào đó, liên quan đến cái đang đƣợc nói đến. Vì vậy, chức năng này rất quan tâm đến tình thái của phát ngôn. Chức năng biểu cảm đƣợc thể hiện bằng cách thay đổi sắc thái biểu cảm trong những tình huống khác nhau.

c) Tiểu chức năng “kêu gọi”

Chức năng này hƣớng về ngƣời nhận, mà diễn đạt ngữ pháp tiêu biểu nhất là hô cách và mệnh lệnh thức. Những câu mệnh lệnh khác hẳn với câu khẳng định. Các câu khẳng định có thể kiểm điểm đƣợc tính chân ngụy, có thể đúng hay khơng đúng cịn với các câu mệnh lệnh ngƣời nghe có thể làm hoặc khơng làm.

Trên cơ sở ba chức năng: biểu hiện, biểu cảm và kêu gọi, Jakobson đề xuất thêm một vài chức năng phụ trợ khác và theo ơng thì những chức năng đó là: siêu ngữ, duy trì sự tiếp xúc và chất thơ.

d) Tiểu chức năng “siêu ngữ”

Về chức năng siêu ngữ, theo ơng, trong lơ gích ngƣời ta phân biệt hai cấp độ của ngôn ngữ là ―ngôn ngữ đối tƣợng‖ nói về những sự vật, và ―siêu ngữ‖ nói về bản thân ngơn ngữ. Bất kì ngơn ngữ nào cũng phải lấy nó để thơng báo, giải thích cho chính nó, hay, khi nào ngƣời ta dùng ngơn ngữ để giải thích, mơ tả chính ngơn ngữ thì lúc đó ngƣời ta đang sử dụng chức năng thứ ba – chức năng siêu ngữ.

Siêu ngôn ngữ là việc ngƣời gửi và ngƣời nhận cần phải cùng kiểm tra xem hai ngƣời có đang cũng ở trong một mã giao tiếp hay khơng, câu nói của họ có đƣợc hƣớng vào tín mã khơng.

Trong giao tiếp, nếu tỉ lệ của những biểu hiện siêu ngữ càng cao thì khoảng cách giữa hai ngƣời càng lớn, hoặc, đó là dấu hiệu của sự phá vỡ mối quan hệ.

e) Tiểu chức năng “duy trì sự tiếp xúc”

Tiểu chức năng đáng chú ý khác là tiểu chức năng duy trì sự tiếp xúc

hay nói cách khác là tiểu chức năng tác động. Chức năng này có tác dụng liên kết ngƣời nói với ngƣời nghe thành một khối nhằm đảm bảo cho sự giao tiếp luôn liên tục.

Tiểu chức năng này khá rộng thể hiện qua HĐNT với các hành động nhƣ: thỉnh cầu, van xin, sai khiến, động viên,...tùy cƣơng vị của ngƣời nói với ngƣời nghe. Nếu theo lí luận của ngữ nghĩa học cú pháp hiện đại thì tác động này có tính xun ngơn. Nó có thể gây ra hiệu ứng tâm lí ở ngƣời nghe khơng chỉ về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa mà cịn có nhiều liên hệ với cảm xúc và chất thơ. Ví dụ:

Khi nghe tiếng điện thoại chúng ta phải luôn "dạ, vâng" để thể hiện mình đang nghe ngƣời kia nói. Hoặc, trong các DN, những ngữ nhƣ: "tóm lại

f) Tiểu chức năng “tính thơ”

Tiểu chức năng cuối cùng là ―tính thơ‖. Đây là chức năng mà Jakobson đã nhấn mạnh và phân tích nhiều trong lí luận về ngơn ngữ thi ca của ơng. Theo ông, bản thân mỗi một ngôn ngữ, khi cấu tạo thông điệp, con ngƣời đều can thiệp, kiểm soát, tạo nên những hình thức đƣa nó vào hành lang của cái đẹp, của chuẩn mực xã hội. Bởi, một trong những tập tính tự nhiên trong giao tiếp giữa con ngƣời với con ngƣời là hƣớng về cái đẹp (bên cạnh việc hƣớng về cái thiện, cái chân). Chức năng ―tính thơ‖ làm cho các yếu tố ngôn ngữ đƣợc sắp xếp một cách tự nhiên, hài âm, hài nghĩa cho thuận tai ngƣời nghe. Theo quan niệm của trƣờng phái Praha thì chức năng ―tính thơ‖ xuất hiện khi ngơn ngữ trở về với chính nó.

Nói tóm lại, từ Jakobson, ngơn ngữ học chuyển sang một thời kì mới trong nghiên cứu về các chức năng ngôn ngữ. Việc đƣa ra 6 chức năng trong ngôn ngữ là kết quả của một tiến trình nhận thức của nhân loại về bản chất của ngơn ngữ. Chính vì vậy, trong lịch sử ngơn ngữ học, ngƣời ta thƣờng xếp lí thuyết 6 chức năng ngôn ngữ của Jakobson nhƣ là một bƣớc ngoặt từ cấu trúc luận cổ điển sang chức năng luận hiện đại và gọi đó là “lí thuyết chức năng của hậu cấu trúc luận”.

1.2.2.2. Lí luận của Halliday về chức năng xã hội

Halliday là nhà chức năng luận coi trọng chức năng xã hội, chức năng tƣ tƣởng của các hoạt động ngôn ngữ và của bản thân ngơn ngữ [117].

Halliday có lí khi gọi bình diện nghĩa học là bình diện biểu hiện, nghĩa là sự biểu hiện này nằm trong nội dung nghĩa nhằm biểu đạt sự tình trong thế giới đƣợc miêu tả. Nội dung biểu hiện đƣợc xét nhƣ một thông điệp, thông báo. Halliday đã chia khái niệm quá trình thành những nội dung nhƣ vật chất, tinh thần trong đó có ngƣời hành động là trung tâm, có ngƣời thể nghiệm là trung tâm, cịn quan hệ thì trong đó cũng có sự vật trả lời cho câu hỏi là cái gì,

ở chỗ nào, của ai? Quá trình biểu hiện bằng các ứng xử nhƣ cảm nghĩ, nói năng, trong đó có ngƣời nói, ngƣời nghe, đơi khi có cả ngƣời hƣởng lợi, ngƣời tác động. Gắn với q trình này có tham thoại khác nhau với những nét khu biệt về nghĩa.

Điều mới nhất của Halliday là nhìn chức năng giao tiếp của ngơn ngữ trong những khía cạnh xã hội nhƣ một hệ thống dƣới dạng kinh nghiệm. Nó gắn với chức năng tƣ tƣởng. Quan niệm này đã mở lối đƣa ra một loạt những khái niệm công cụ để tiếp cận câu và nghĩa của câu, văn bản.

Halliday cũng nhƣ Chomsky, từ ngôn ngữ trẻ em ông cho rằng phải nắm vững chức năng ngơn ngữ vì ngơn ngữ là cơng cụ vừa đa chức năng, vừa chuyên dụng. Bao trùm là chức năng biểu hiện của ngôn ngữ. Các tiểu chức năng chính là cách sử dụng khác nhau của ngơn ngữ.

Đối với ngơn ngữ ngƣời lớn thì các chức năng hàm nghĩa phong phú và trừu tƣợng hơn, bao gồm:

+ Chức năng tƣ tƣởng liên quan đến chủ đề

+ Chức năng văn bản liên quan đến cấu trúc của ngôn ngữ + Chức năng liên nhân

Ba chức năng này góp phần tạo ra tiềm năng ý nghĩa ngơn ngữ, cái sẽ đƣợc hiện thực hóa trong các cấu trúc.

Ngôn ngữ trong khi là hành động xã hội chịu sự chi phối rất lớn của ngữ cảnh, nghĩa của từ hay nghĩa của câu đều một phần do ngữ cảnh quyết định. Ngữ cảnh là cấu trúc biểu tƣợng với ba nội dung lớn:

+ Toàn cảnh + Phƣơng thức

+ Ngƣời nói (Các vai xã hội của chủ thể người nói trong hoạt động

Ngƣời nói có thể thay đổi vai theo các tình huống xã hội khác nhau với các HĐNT thích hợp. Ba nội dung trên tƣơng tác nhau, quyết định sự lựa chọn các biến thể của ngôn ngữ trong sử dụng.

1.2.2.3. Luận thuyết về hành động ngôn từ của các nhà ngữ học chức năng

Ngôn ngữ học tiền dụng học có hạn chế rất lớn là chƣa phát hiện ra đƣợc bản chất hành động của sự giao tiếp. Cho đến năm 1962, khi nhà triết

học ngƣời Anh là Austin đƣa ra luận thuyết ―hành động ngôn từ” với luận điểm nổi tiếng ―Nói tức là làm‖ (khi ta nói cũng tức là ta đang hành động) thì ngơn ngữ học mới đi sâu vào bản chất hành động của ngơn ngữ. Lí thuyết này về sau đƣợc Searle, Dik, Van Valin và các tác giả khác kế thừa phát triển, trở thành một lí thuyết nổi tiếng trong ngôn ngữ học Chức năng luận. Theo Austin, có 3 loại hành động hiện hữu cùng lúc trong các phát ngôn:

- Hành động tạo lời (locutionary acts) - Hành động tại lời (illocutionary acts) - Hành động mượn lời (perlocutionary acts)

Trong Ngữ dụng học, ngƣời ta chỉ nghiên cứu loại hành động thứ hai, tức là hành động tại lời, do vậy, khi nói HĐNT là ngƣời ta nói đến hành động tại lời. Trong hầu hết các trƣờng hợp, khi ta nói ra một phát ngơn là ta đã thực hiện một hành động tại lời bằng chính phƣơng tiện ngơn ngữ nhƣ: kể, trình

bày, hỏi, cầu khiến, mời, khuyên, hứa, cam đoan, thề, xin lỗi, cảm ơn, biểu

cảm, tuyên bố,... Một HĐNT được tạo ra khi người nói (SP1) trao một phát

ngơn (U) cho người nghe (SP2) ở trong một ngữ cảnh (C) nhất định. Mỗi

HĐNT đều chuyển tải ít nhất một và thƣờng là hơn một lực tại lời (F – cịn

gọi là lực ngơn trung) – là lực do SP1 tạo ra và tác động tới SP2. [58, tr.59-60] Trên bình diện dụng học, có hai hƣớng chính để phân loại HĐNT. Hƣớng thứ nhất, theo Austin (1962), là hƣớng phân loại từ vựng hay phân loại theo động từ ngữ vi. Theo đó, các HĐNT đƣợc chia thành 5 nhóm là:

1/ Phán định (verdictives) 2/ Hành xử (exercitives) 3/ Ước kết (commisives) 4/ Ứng xử (bihabitives) 5/Trình bày (expositives)

Và hƣớng thứ hai, theo Searle, HĐNT đƣợc phân loại theo 4 tiêu chí cơ bản: đích tại lời (illocutionary point), hướng khớp lời – hiện thực (direction of fit), trạng thái tâm lí của ngƣời nói (S’psychological state) khi thực hiện hành động và nội dung mệnh đề (propositional content). Theo đó, các HĐNT đƣợc Searle chia ra thành 5 nhóm nhƣ sau:

1/ Tái hiện (Representatives) nhƣ các hành động ngôn ngữ: trình bày, kể, miêu tả, trần thuật, nhận định,...

2/ Điều khiển (Directive) nhƣ: ra lệnh, thỉnh cầu, yêu cầu, đề nghị, hỏi,

cho phép, mời, rủ,...

3/ Cam kết (Commissive) nhƣ: cam kết, cam đoan, hứa, hẹn, thề,… 4/ Biểu cảm (Expressive): than, khen, ca ngợi, cảm ơn, xin lỗi, trách,… 5/ Tuyên bố (Declaratives) nhƣ: tuyên bố, tuyên phạt, tuyên ngôn, cáo buộc, buộc tội,…

Cho đến nay, hƣớng thứ hai vẫn đƣợc chấp nhận rộng rãi hơn cả.

Các lí thuyết trên đã khẳng định giao tiếp cơ bản của ngôn từ là một

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)