Tác động qua kết cấu của bài thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 75 - 79)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

2.2. Tác động qua kết cấu của bài thơ

Thông thƣờng, một bài thơ nói chung và thơ kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975 nói riêng có bố cục gồm 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.

Việc chia ra thành các phần nhƣ trên, xét ở phƣơng diện tổng thể, đó cũng là một cách sắp xếp, tổ chức chung nhất của hầu hết các tác giả khi đi vào xây dựng văn bản thơ của mình.

Tuy nhiên, khi muốn đƣa ra một thơng điệp ―có ý đồ‖ nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành động của đối tƣợng tiếp nhận thông qua phƣơng tiện truyền tải là ngơn ngữ (ở đây là thơ kháng chiến nói riêng), các nhà thơ buộc phải xây dựng bài thơ theo một lơ gích ―có ý đồ‖ thì ngƣời tiếp nhận thơng điệp mới có thể hiểu và ―cảm‖ đƣợc.

Khi đi vào khảo sát các tƣ liệu, chúng tơi thấy có một đặc điểm nổi bật trong lơ gích bố cục của hầu hết các bài thơ giai đoạn này là: vận động theo

một hướng thống nhất (từ tối đến sáng; từ buồn đến vui; từ đau thương đến chiến thắng;...). Đây đƣợc coi là ―sự vận động tích cực‖ trong bố cục ba phần

của thơ kháng chiến. Sự vận động này đem đến cho quần chúng bạn đọc thêm tin tƣởng hơn vào vận mệnh tƣơi sáng trong tƣơng lai của Tổ quốc (chiến

tranh sẽ kết thúc, thương đau, biệt li sẽ qua đi, ngày đoàn tụ, ngày ấm no, hạnh phúc sẽ đến). Vì thế, mọi ngƣời sẽ đi theo cách mạng, cống hiến mình

cho cách mạng, dù có hi sinh thì sự hi sinh đó cũng có ý nghĩa (góp phần trong sự nghiệp kiến tạo một tƣơng lai thắng lợi, màu hồng cho dân tộc).

Bài thơ ―Bên kia sơng Đuống‖ của Hồng Cầm là một ví dụ điển hình. ―Bên kia sông Đuống‖ là bài thơ đƣợc ông sáng tác năm 1948 tại Việt Bắc. Bài thơ mang đƣợc tấm lịng của ơng đến với quê hƣơng. Âm hƣởng bài thơ xúc động, mang hơi thở một mạch, ào ạt, bộc lộ hết mình.

+ Mở đầu, với cách gọi tên quê hƣơng bằng tình cảm thân thƣơng, vừa ấn tƣợng vừa khái quát:

Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sơng Đuống trơi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngơ khoai biêng biếc

đƣợc coi là phần hấp dẫn nhất, bộc lộ cái đẹp của vùng quê, tạo cảm hứng tự hào dân tộc trong mỗi quần chúng bạn đọc.

+ Các khổ giữa rất thành công trong việc miêu tả tội ác của kẻ thù, miêu tả hình ảnh quê hƣơng bị xâm chiếm, con ngƣời rơi vào cảnh chia lìa. Những câu thơ với tiết tấu ngắn, ngắt ra nhƣ những tiếng uất nghẹn:

Ruộng ta khơ, nhà ta cháy Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

...

Rồi hình ảnh những em nhỏ, mẹ già cũng đƣợc tác giả viết với lịng trân trọng u thƣơng. Đó là đàn con thơ:

...Thon thót giật mình

Bóng giặc giày vị những nét môi xinh.

Và những ngƣời mẹ:

Mẹ già nua cịm cõi gánh hàng rong Dăm miếng cau khơ, mấy lọ phẩm hồng Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm ...

Mẹ ta lịng đói dạ sầu

Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ.

+ Và bài thơ của ơng kết thúc với những hình ảnh hội hè của một cuộc sống thanh bình và nụ cƣời cũng đặc sắc:

Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em

Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng

Em đi trẩy hội non sông

Cười mê ánh sáng mn lịng xn xanh

Bài thơ đã để lại những ấn tƣợng đẹp, bình dị mà nên thơ...

Hay bài thơ Tre Việt Nam (1970-1972) của Nguyễn Duy cũng vậy. Mở đầu là ―Ngày xƣa‖ (Tre xanh/Xanh tự bao giờ?/Chuyện ngày xưa...đã có bờ tre

xanh), kết lại là ―mai sau‖ (Năm qua đi, tháng qua đi/Tre già măng mọc, có gì lạ đâu/Mai sau/Mai sau/Mai sau.../Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh), mở

đầu là ―tre xanh‖, kết thúc vẫn là ―tre xanh‖; mở đầu là sự ngạc nhiên đến lạ lùng trƣớc màu xanh đơn sơ, kết thúc là sự khẳng định đơn sơ đến lạ lùng trƣớc màu xanh vĩnh viễn. Ba từ ―mai sau‖ vốn trải dài trong một dòng của câu lục đƣợc thi sĩ ngắt ra thành ba dòng khiến cho sắc thái khẳng định càng đinh ninh nhƣ một chân lí bất di bất dịch. Tre đã xanh và sẽ cứ xanh. Mn đời. Bất diệt. Bởi tre chính là sức sống Việt Nam, vẻ đẹp Việt Nam, cốt cách Việt Nam.

Nhiều bài thơ khác trong khối tƣ liệu đƣợc chọn cũng có lối bố cục kiểu này, vận động theo chiều hƣớng tích cực (tƣơi sáng). Ví dụ nhƣ bài: Việt

Bắc của Tố Hữu; Thăm lúa (1950) của Trần Hữu Thung; Cuộc chia li màu đỏ

(1946) của Nguyễn Mĩ; Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? (1965) của Chế Lan Viên;...

Cách xây dựng bố cục bài thơ theo lơ gích ―vận động tích cực‖ kiểu này đã có những tác động khơng nhỏ trong việc gây dựng niềm tin, tạo sự lạc quan vƣợt lên thƣơng đau của quần chúng nhân dân để hƣớng đến một tƣơng lai tƣơi đẹp không xa. Đây cũng là một dụng ý sâu sắc nhằm gây hiệu ứng tâm lí đối với quần chúng bạn đọc thời kì này.

Từ những kết quả khảo sát đƣợc, chúng tôi tạm đƣa ra mơ hình vận động khái qt cơ bản về lơ gích bố cục của hầu hết các bài thơ ra đời trong giai đoạn này nhƣ sau:

Hình 2.1: Mơ hình vận động cơ bản về lơ gích bố cục của hầu hết các bài thơ kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975

Tuy nhiên, trật tự thời gian tuyến tính giữa phần mở và phần giữa trong một số ít những bài đƣợc khảo sát, đơi khi cũng bị đảo ngƣợc. Có lúc đi từ quá khứ đến hiện tại, có lúc lại bắt đầu từ hiện tại, đến giữa là quá khứ và cuối cùng là hƣớng đến tƣơng lai. Sự đảo ngƣợc trật tự này cũng có những dụng ý riêng của tác giả mà chúng ta sẽ xem xét sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)