Bối cảnh ra đời của dòng thơ kháng chiến 1945-1975

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 59 - 60)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.4.1. Bối cảnh ra đời của dòng thơ kháng chiến 1945-1975

Từ năm 1945 – 1975, dân tộc Việt Nam ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vô cùng cam go, ác liệt. Để giành độc lập, tự do về cho dân tộc, không biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã quả cảm ngã xuống vì chân lí ―khơng có gì q hơn độc lập tự do‖, “quyết tử cho tổ quốc

quyết sinh”, ―tất cả cho tiền tuyến”, ―thà chết không chịu làm nô lệ‖, ―đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào‖, ―để cho dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ‖...gác

lại phía sau lƣng biết bao niềm hạnh phúc riêng tƣ, những ƣớc mơ, hoài bão đẹp đẽ của tuổi thanh xuân.

Để tập hợp đông đảo lực lƣợng quần chúng, để gìn giữ, hun đúc tinh thần yêu nƣớc, lối sống lành mạnh, góp thêm sức mạnh chiến đấu, khơi dậy khí thế hào hùng, quyết tâm diệt thù của quần chúng, công tác tuyên truyền hồi đó diễn ra rất sơi nổi, mạnh mẽ ở cả tiền tuyến và hậu phƣơng với hàng loạt loại sản phẩm TTXH đƣợc sáng tạo và phổ biến. Một trong số đó là sản phẩm của hoạt động văn nghệ yêu nƣớc. Các nhà văn, nhà thơ thời kì đó đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm hay để chia sớt nỗi đau của dân tộc, để cổ vũ ý chí kiên cƣờng, bất diệt của nhân dân ta, để kêu gọi sự trở về của những kẻ bán nƣớc và lên án, tố cáo bè lũ xâm lăng.

―Các nhà thơ với vị trí chiến đấu của người cơng dân giác ngộ lí tưởng

ln có dụng ý lấy thơ ca làm vũ khí tun truyền trực tiếp những tư tưởng chính trị nhằm động viên cổ vũ tinh thần đấu tranh của quần chúng" [38, tr.103].

"Chúng ta có tiếng nói trữ tình quen thuộc kết hợp một cách nhuần nhị,

tự nhiên với chất tự sự; khi cần thiết vận dụng châm biếm, đả kích để đánh kẻ thù có hiệu quả hơn. Đến kháng chiến chống Mĩ thơ có thêm tiếng nói chính luận đanh thép sắc sảo, có sức thuyết phục, lay động mạnh tạo nên âm hưởng hùng tráng và vẻ đẹp sử thi" [70, tr.103-104].

Môi trƣờng chính trị - xã hội của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã thôi thúc, tạo sắc màu ―tác động‖ rõ nét cho những sản phẩm ngôn ngữ ra đời trong thời gian này. Vì vậy, nói rằng thơ kháng chiến

có chức năng tác động là vấn đề không cần bàn cãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)