Một số đặc điểm cơ bản của dòng thơ kháng chiến 1945-1975

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 60 - 61)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.4.2. Một số đặc điểm cơ bản của dòng thơ kháng chiến 1945-1975

So với thơ ca giai đoạn trƣớc và sau đó, thơ ca kháng chiến giai đoạn 1945-1975 có diện mạo riêng, với những đặc điểm và quy luật vận động riêng.

- Giá trị nổi bật và bền vững của các bài thơ giai đoạn này là ở nội dung

tư tưởng - cảm xúc. Nó tập trung biểu hiện những tình cảm, tƣ tƣởng lớn của

thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tƣợng cao đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, về những thế hệ con ngƣời Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất đất nƣớc. Đó cũng chính là sự kế tục một truyền thống tốt đẹp của nền thơ Việt Nam qua nhiều thời đại: gắn bó mật thiết với

vận mệnh của đất nước, dân tộc và nhân dân.

- Lời thơ mang đậm tính sử thi, thể hiện giọng điệu ngợi ca, trang trọng và vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng. Chất sử thi giai đoạn này thể hiện chủ yếu trong những vần thơ viết về đề tài khẳng định và ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Thơ ca giai đoạn này ngồi mang đậm tính sử thi cịn tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Đó cũng là nét tâm lí chung của con ngƣời Việt Nam trong

những năm tháng chiến tranh, dù có chồng chất khó khăn và hi sinh nhƣng lòng vẫn tràn đầy mơ ƣớc, hƣớng tới tƣơng lai. Cảm hứng lãng mạn chủ yếu đƣợc thể hiện trong việc khẳng định phƣơng diện của lí tƣởng, của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con ngƣời mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tƣởng vào tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con ngƣời Việt Nam vƣợt lên mọi thử thách trong máu lửa chiến tranh để hƣớng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cùng cực để nghĩ tới những ngày ấm no, hạnh phúc.

- Nhằm đề cập và giải đáp những vấn đề mang ý nghĩa chính trị của cuộc sống, thơ tìm đến khuynh hƣớng trữ tình chính trị với sự tăng cƣờng yếu tố chính luận. Bám sát thời sự diễn biến của cuộc chiến đấu, kịp thời đề cập và giải đáp những vấn đề hệ trọng về tƣ tƣởng chính trị, khẳng định đƣờng lối và quyết tâm chiến đấu của dân tộc, lên án kẻ thù trong những âm mƣu thủ đoạn và tội ác của chúng..., đó là những cảm hứng và chủ đề thƣờng trực trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên và nhiều nhà thơ khác.

- Thơ cách mạng từ sau 1945, đứng trƣớc yêu cầu mở rộng khả năng phản ánh và phạm vi ôm chứa hiện thực rộng lớn, phong phú của đời sống cách mạng và kháng chiến đã thúc đẩy mạnh mẽ những tìm tịi theo hƣớng tự

do hóa hình thức thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)