Tình thái trong ngơn ngữ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 53 - 57)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.2.5. Tình thái trong ngơn ngữ thơ

Trong ngơn ngữ hiện nay, khái niệm tình thái đƣợc các nhà ngơn ngữ học định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Điểm chung lớn nhất giữa các quan niệm này là đều chỉ một phạm trù ngữ nghĩa rộng lớn, xoay quanh mối quan hệ tay ba giữa ngƣời nói, nội dung miêu tả trong phát ngơn và thực tế, trong đó, các nhà ngơn ngữ học đề cao vai trị ngƣời nói, thể hiện vai trị của

người nói đối với điều được nói ra trong câu.

Theo Bally (nhà ngơn ngữ Pháp nổi tiếng), trong một phát ngơn có hai thành phần: ngơn liệu (dictum) biểu hiện sự tình ở dạng tiềm năng và tình thái (modus), phần này gắn với bình diện chủ quan, thể hiện những nhân tố nhƣ ý chí, thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói đối với điều đƣợc đề cập đến. Trong ngôn ngữ học hiện nay, hai thành phần này đƣợc gọi là nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. Cá biệt, có thể có phát ngơn không chứa nghĩa miêu tả, nhƣng khơng một phát ngơn nào mà khơng có nghĩa tình thái. Điều đó có nghĩa là, khi tạo phát ngơn, nhất thiết phải diễn ra q trình tình thái hóa.

Nghĩa tình thái là một khía cạnh phức tạp, bao gồm nhiều phƣơng diện khác nhau. Có thể phân biệt nghĩa tình thái theo một số cặp quan hệ đối lập: tình thái của hành động phát ngơn/tình thái của lời phát ngơn; tình thái nhận thức/tình thái đạo nghĩa; tình thái chủ quan/tình thái khách quan; tình thái hƣớng tác thể/tình thái hƣớng ngƣời nói...Trong số đó, tình thái chủ quan liên quan đến điểm nhìn của chủ thể phát ngơn có tần số xuất hiện cao và đóng một vai trị quan trọng đối với q trình tạo lập phát ngơn. Chúng tơi chia sẻ với ý kiến của tác giả Hoàng Tuệ khi quan niệm rằng: ―Tình thái là một khái

niệm trong sự phân tích ngữ nghĩa của câu, sự phân tích theo cách nhìn tìm đến thái độ của người nói trong hoạt động phát ngơn, tức là cũng tìm đến tác động ngữ dụng, tác động mà người nói muốn tạo ra ở người nghe trong thực tiễn hoạt động ngơn ngữ.‖ [116, tr.742].

Phạm trù tình thái của phát ngơn đã đƣợc nhiều cơng trình ngơn ngữ học đề cập đến, nhƣng đối với luận án này, chúng tôi chỉ xem xét tình thái chủ quan trong phát ngơn xuất phát từ điểm nhìn của chủ thể phát ngơn.

Điểm nhìn là một thuật ngữ dùng phổ biến trong nhiều ngành khoa học,

trong đó có Ngơn ngữ học, Văn học hay trong Nghệ thuật học nói chung... Ngồi nghĩa gốc (điểm nhìn mang tính chất vật lí, quang học), thuật

ngữ điểm nhìn đã đƣợc sử dụng với nghĩa rộng hơn, khái quát hơn. Nó bao

quát cả những cách nhìn nhận, đánh giá theo những góc độ tâm lí, tình cảm, những quan điểm văn hóa, tƣ tƣởng, những nhân sinh quan, thế giới quan nhất định.

Trong giao tiếp ngôn ngữ, ở một phát ngôn cụ thể, khi đề cập đến một sự tình nào đó, các chủ thể phát ngôn đều phải xuất phát từ điểm nhìn của

mình và từ đó mà tình thái hóa phát ngơn theo điểm nhìn đó. Do đó, nói đến sự tình thái hóa phát ngơn trong mối quan hệ với điểm nhìn của chủ thể phát ngơn có thể phân xuất một số phƣơng diện thƣờng gặp nhƣ sau:

+ Tình thái hóa theo sự tin cậy đối với sự tình

Độ tin cậy có nhiều thang mức khác nhau: cao hoặc thấp, lớn hoặc nhỏ, rõ rệt hay còn mơ hồ, chắc chắn hay cịn có thể thay đổi...Tùy theo mức độ khác nhau mà chủ thể phát ngôn sử dụng những biểu thức tình thái hóa khác nhau: chắc

chắn, hình như, có lẽ, quả thật, quả nhiên, có vẻ, lẽ nào, sự thật là,...

―Ngoài này nắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa‖

(Tố Hữu) ―Có lẽ nào anh lại mê em,

Một cơ gái khơng nhìn rõ mặt Đại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất”

+ Tình thái hóa theo sự đánh giá về chất đối với sự tình

Chủ thể phát ngơn khơng chỉ đề cập đến sự việc mà cịn ln luôn thể hiện sự đánh giá sự việc theo các chuẩn nào đó về phẩm chất: tính tích cực hay tiêu cực, âm tính hay dƣơng tính, tốt hay xấu, đáng khen hay đáng chê, thích hợp hay khơng với chuẩn mực đạo đức, thẩm mĩ,...

Lúc đó, phát ngơn đƣợc tình thái hóa nhờ các biểu thức thơng dụng nhƣ:

may mà, đáng tiếc là, nhỡ mà, may mắn quá, thật tiếc, lẽ ra,... + Tình thái hóa theo sự đánh giá về lượng đối với sự tình

Sự tình hay các tham thể trong sự tình có những đặc tính về lƣợng (hiểu theo nghĩa rộng: số lượng, mức độ, khoảng cách, kích thước, thời lượng,...). Chủ thể phát ngơn thể hiện sự đánh giá về lƣợng qua các trợ từ hay phụ từ nhƣ: mỗi, những, chỉ, có, độc, cả, mới, đã, đến, có là bao, là mấy,...

“Mẹ vui, con có quản gì,

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì hát ca Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con đóng cả ba vai chèo”

(Mẹ ốm - Trần Đăng Khoa)

+ Tình thái hóa theo xúc cảm của chủ thể phát ngơn đối với sự tình

Những trạng thái cảm xúc của chủ thể phát ngơn đối với sự tình đều có liên quan mật thiết đến những sự nhìn nhận, đánh giá về độ tin cậy, những đặc tính về chất hoặc về lƣợng. Nhƣng trong nhiều trƣờng hợp, những cảm xúc của chủ thể có sự biểu hiện riêng nhờ các thán từ hay tổ hợp thán từ (té ra, hóa ra, chao ơi, ái chà, than ơi, biết bao,...). Những cảm xúc đó cũng rất đa

dạng với nhiều cung bậc khác nhau: vui mừng, buồn bực, ngạc nhiên, thán phục, lo âu, sợ sệt, sửng sốt, giận dữ,...

+ Tình thái hóa theo quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp

Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp nằm trong những quan hệ nhất định. Quan hệ đó đƣợc xác định bởi hai trục: trục vị thế xã hội và trục thân sơ.

Trục vị thế xã hội phân biệt các vị thế bằng vai, trên vai hay dƣới vai. Vị thế đƣợc phân biệt theo tuổi tác, cƣơng vị trong gia đình, trong tập thể, trong tổ chức xã hội, hoặc đƣợc phân biệt theo quan niệm xã hội về nghề nghiệp, về giới tính, về nguồn gốc,...Quan hệ thân sơ xác định những quan hệ gần gũi hay xa lạ, thân mật hay cách biệt giữa các nhân vật giao tiếp,...Những phƣơng diện đó đƣợc các nhân vật giao tiếp ý thức và thể hiện trong các phát ngôn thông qua các phƣơng tiện ngơn ngữ nhƣ: từ xưng

hơ, tiểu từ tình thái, từ hô gọi, các kiểu dạng kết cấu ngữ pháp của phát ngôn...Các phƣơng tiện này đƣợc sử dụng phối hợp với nhau và phối hợp

với các phƣơng tiện biểu hiện nghĩa miêu tả để tình thái hóa phát ngơn, tạo cho phát ngơn nội dung liên nhân.

+ Tình thái hóa với sự phối hợp giữa điểm nhìn của chủ thể phát ngơn và điểm nhìn của chủ thể sự tình (tác thể)

Thƣờng trong lời kể chuyện miệng hay trong các văn bản tự sự có thể có hai điểm nhìn: điểm nhìn của ngƣời kể chuyện (chủ thể phát ngơn) và điểm nhìn của nhân vật. Nhân vật là một tham thể tham gia và tạo nên sự tình. Cịn ngƣời kể chuyện là tác giả, là chủ thể của phát ngơn. Khi thuật về một sự tình có sự tham gia của nhân vật trong vai tác thể hay chủ thể (hiểu theo nghĩa rộng: thực thể có vai trị gây ra hành động, hoặc ở trong tƣ thế, trạng thái nào đó hay có đặc điểm nào đó...) mà phát ngơn đề cập đến, hai điểm nhìn này có thể khác nhau, thuộc về hai phƣơng diện khác nhau của tình thái.

Trên đây là một số biểu hiện của tình thái chủ quan trong phát ngơn xét từ góc độ điểm nhìn của chủ thể phát ngơn. Có thể nhận ra rằng giữa sự tình đƣợc đề cập đến trong phát ngơn (tạo nên thành phần nghĩa miêu tả của phát ngôn) và sự nhìn nhận, đánh giá (điểm nhìn) của chủ thể phát ngơn đối với sự tình đó (tạo nên phần nghĩa tình thái) ln ln có một mối quan hệ gắn bó và chế định lẫn nhau trong quá trình tạo lập phát ngơn.

Trong ngơn ngữ nói chung, trong văn học, thơ kháng chiến nói riêng, tình thái đƣợc biểu hiện rất rõ nét khi phản ánh mối quan hệ, thái độ, ý định, tình cảm của của nhà thơ đối với nội dung phát ngơn, đối với đối tƣợng đích (cơng chúng). Yếu tố tình thái có vai trị khơng nhỏ trong q trình biểu đạt, thực hiện ―chức năng tác động‖, giúp ngơn ngữ nói chung và ngơn ngữ thơ kháng chiến nói riêng đạt đƣợc hiệu quả nói năng có chủ đích: u thương,

cảm thông, chia sẻ, kêu gọi, hiệu triệu, lên án, tố cáo... Phần này sẽ đƣợc tác

giả phân tích cụ thể ở các chƣơng sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)