Chƣơng 1 TỔNG QUAN
2.1. Tác động qua tiêu đề bài thơ
2.1.2. Tiêu đề bài thơ nhìn từ bình diện nội dung
Trong quá trình sáng tác thơ, với mục đích mƣợn thơ để chuyển tải thông điệp truyền thông tới quần chúng bạn đọc (kêu gọi quần chúng bạn đọc
tham gia cách mạng, một lịng vì cách mạng), các nhà thơ ngồi việc chú ý
đến hình thức ngữ pháp của tiêu đề cịn rất chú ý đến bình diện nội dung của tiêu đề.
Khi đi vào khảo cứu các tiêu đề bài thơ (trong tƣ liệu lựa chọn khảo sát) chúng tôi thấy rằng, 100% tiêu đề bài thơ đều đƣợc đặt tên một cách trực diện
(nội dung tiêu đề ơm chứa (hoặc có liên quan trực tiếp tới) nội dung của bài thơ). Điều đó có nghĩa là, khơng có tiêu đề bài thơ nào có nội dung khơng liên
quan đến nội dung của thi phẩm.
Sau khi khảo cứu, chúng tôi thấy tiêu đề bài thơ thƣờng phản ánh một số nội dung sau:
a) Tình cảm, sự đánh giá của nhân vật đối với con ngƣời/hiện tƣợng/sự vật/sự việc trong thơ: Nhớ; Nhớ Huế quê tôi; Nhớ mưa quê hương; Nhớ máu;
Nhớ Bắc; Nhớ miền Đơng; Sợi nhớ sợi thương; Tình sơng núi; Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên; Quang vinh Tổ quốc chúng ta; Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?;…với 31/133 bài, chiếm 23,3%.
b) Địa danh cách mạng: Đèo Cả; Việt Bắc; Vàm Cỏ Đông; Trường Sơn
Đông – Trường Sơn Tây; Bên kia sơng Đuống; Núi Mường Hung dịng sơng Mã;… với 11/133 bài, chiếm 8,3%.
c) Hành động cách mạng: Lên Cấm Sơn; Phá đường; Giết giặc; Qua
Trường Sa; Đưa con ra trận; Khuyên thanh niên; Đi tìm cách mạng; Một cuộc hành quân;… với 38/133 bài, chiếm 28,6%.
d) Gọi tên (người; sự vật; sự việc)/Lối xƣng hô: Bầm ơi; Lượm; Bà Bủ;
Bà mẹ Việt Bắc; Đồng chí; Tiếng chổi tre; Đội vũ trang tuyên truyên Lâm Đồng; Người con gái Việt Nam; Nữ anh hùng Nguyễn Thị Bươi;…với 53/133
bài, chiếm 39,8%.
Dƣới đây là bảng phân chia tỉ lệ theo nội dung của tiêu đề bài thơ:
Tiêu đề bài thơ phân loại theo nội dung
Số lƣợng bài/Tổng số bài (133 bài)
Phần trăm (%)
Tình cảm, sự đánh giá của nhân vật (đối với con ngƣời/hiện tƣợng/sự vật/sự việc trong thơ)
31 23,3%
Địa danh cách mạng 11 8,3%
Hành động cách mạng 38 28,6%
Gọi tên (người, sự vật, sự việc)/lối xƣng hô
53 39,8%
Bảng 2.3: Tỉ lệ tiêu đề bài thơ phân loại theo nội dung
Qua những số liệu khảo sát đƣợc, chúng tơi thấy rằng:
- Tiêu đề bài thơ có nội dung gọi tên một nhân vật, phản ánh lối xưng
hô chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 53/133 trƣờng hợp, chiếm 39,8%.
- Tiêu đề bài thơ phản ánh hành động cách mạng cũng có tỉ lệ khá lớn với 38/133 trƣờng hợp, chiếm 28,6%.
- Đứng thứ 3 là các bài thơ có tiêu đề phản ánh tình cảm, sự đánh giá
của nhân vật trong thơ đối với con ngƣời, sự việc, sự vật trong thơ (với
31/133 trƣờng hợp, chiếm 23,3%). Sau cùng là những tiêu đề bài thơ gọi tên
địa danh cách mạng (chỉ với 11/133 trƣờng hợp, chiếm 8,3%).
Sở dĩ các tiêu đề bài thơ phản ánh nội dung: hành động cách mạng và
gọi tên nhân vật hay tình cảm, sự đánh giá của nhân vật đối với quê hương,
đất nước chiếm tỉ lệ cao hơn, theo tơi, bởi một số lí do sau:
+ Để kêu gọi quần chúng đồng lòng đứng lên: “quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh”, “thà chết không chịu làm nơ lệ”, các bài thơ cần nói nhiều đến
những hành động trong cách mạng. Tiêu đề bài thơ phải đƣợc đặt một cách
thật ngắn gọn, sử dụng những động ngữ súc tích trong đó có những động từ mang tính xơng pha, tiến lên (khơng lùi bƣớc), ví dụ nhƣ: phá đường, giết giặc, qua Trường Sa, lên Cấm Sơn,…Tiêu đề bài thơ bởi thế giống nhƣ/(đƣợc
coi nhƣ) những khẩu hiệu ngắn gọn, mang đậm tính kêu gọi toàn quân và dân ta đứng lên chiến đấu diệt thù.
+ Hơn nữa, những tiêu đề bài thơ có nội dung gọi tên nhân vật, phản ánh cách xưng hô cũng là ý đồ của nhà thơ khi mƣợn thơ để xây dựng thông
điệp truyền thơng của mình. Đằng sau những tiêu đề đó là nội dung ca ngợi về những tấm gƣơng không nề gian khổ, không quản nắng mƣa, bom đạn, quả cảm kiên trung tham gia cách mạng, chiến đấu diệt thù. Tiêu đề bài thơ giống nhƣ những bức chân dung đẹp để mọi ngƣời (quần chúng bạn đọc) nhìn vào đó noi gƣơng, học tập, xốc lại tinh thần tham gia cách mạng của mình. Ví dụ nhƣ: Lượm, bầm ơi, bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc, đồng chí,…
+ Hay những tiêu đề bài thơ phản ánh tình cảm, sự đánh giá của nhân
vật đối với quê hương, đất nước, con người cũng chiếm số lƣợng khá lớn.
Điều đó thể hiện sự keo sơn, gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phƣơng, một lịng hƣớng về Tổ quốc, quê hƣơng, vì sự an nguy của quê hƣơng, đất nƣớc mà
tham gia chiến đấu, tham gia lao động sản xuất không ngại gian khổ, hi sinh. Ví dụ nhƣ: nhớ mưa quê hương, nhớ Bắc, nhớ Huế quê tôi, nhớ miền Đông,… Nhƣ vậy, khi nhà thơ coi cả bài thơ là một thơng điệp truyền thơng thì tiêu đề bài thơ đƣợc coi là tít của thơng điệp đó. Tít ngắn gọn nhƣng phải có khả năng ơm chứa, phản ánh đƣợc nội dung thơng điệp muốn truyền tải trong đó. Do vậy trong quá trình sáng tác thơ, các nhà thơ rất chú ý đến việc đặt tên tiêu đề sao cho có thể khiến quần chúng bạn đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt và nhớ đƣợc nội dung thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
Tựu trung lại, qua phân tích số liệu khảo sát, chúng tơi thấy có hai cách
cơ bản khi các nhà thơ đặt tên cho tít của một bản thơng điệp truyền thơng bằng thơ, đó là:
+ Tiêu đề bài thơ phải thật ngắn gọn và ít tiếng (hầu hết là một ngữ
hoặc một từ. Nếu là ngữ thì số lƣợng tiếng cũng vừa phải, khơng quá ngắn cũng không quá dài).
+ Tiêu đề bài thơ phải phản ánh và ôm chứa đƣợc nội dung biểu hiện
trong thi phẩm.
Kết hợp hai cách này khi đặt tiêu đề đã giúp các nhà thơ tạo ra đƣợc sự ngắn gọn về mặt hình thức và súc tích về mặt nội dung của tiêu đề, do đó giúp quần chúng bạn đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và dễ nhớ tiêu đề cũng nhƣ nội dung thông điệp cần truyền tải của cả bài thơ.
Có thể nói, khi đặt tên cho những bài thơ của mình – một loại ―vũ khí tinh thần‖ (bản thơng điệp truyền thơng có tính tác động mạnh đến tâm lí bạn đọc), các nhà thơ đã ý thức đƣợc phần trách nhiệm mà tiêu đề bài thơ phải gánh vác trong hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng đi theo và làm theo cách mạng.