Tác động qua thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 102 - 106)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

3.1.3. Tác động qua cách tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật

3.1.3.1. Tác động qua thời gian nghệ thuật

Mỗi thể loại văn học đều mang nét đặc thù riêng về thời gian nghệ thuật. Nếu nhƣ trong sử thi là thời gian ―khuyết sử‖ (thời gian của lịch sử đƣợc thêu dệt mang tính khái qt hàng nghìn năm, đậm chất thần thoại); thời gian trong cổ tích là thời gian của q khứ khơng xác định mang tính hoang đƣờng gắn với một chuỗi liên tục của các sự kiện từ ―ngày xửa ngày xƣa‖, thì

thời gian nghệ thuật trong thơ giai đoạn 1945 - 1975 là thời gian hiện tại có nghĩa là thời gian của tác giả hòa lẫn với thời gian của ngƣời đọc.

Đọc những bài thơ giai đoạn này, nhất là những bài trƣờng ca, chúng tơi thấy ln ln có thời gian đồng hiện: quá khứ - hiện tại – tương lai (trật tự thời gian có thể thay đổi trong bài thơ tùy theo dụng ý của nhà thơ). Sự

đồng hiện trong thơ cách mạng luôn tạo sự đan kết gắn bó giữa hiện tại, quá

khứ và tƣơng lai. Hiện tại là ―đời sống kháng chiến‖, quá khứ là ―sự thanh

bình‖, và tƣơng lai là ―một chiến thắng hào hùng của dân tộc‖.

Trong sự kết hợp ấy, qua tƣ liệu đƣợc khảo sát, chúng tôi thấy rõ một điều: thời gian tƣơng lai ln đƣợc tơ đậm. Nếu nói về thời gian hiện tại thì đó cũng khơng phải là một ―hiện tại đứng yên‖ mà nó là hiện tại ―kết tinh của quá khứ‖, nhập vào những giá trị của quá khứ để ―vận động‖ hƣớng về tƣơng lai, ánh sáng, một hiện tại cần đƣợc ―giải cứu‖ từ những ―ngƣời con yêu nƣớc‖ của dân tộc.

(Quá khứ)

Bảy năm về trước em mười bảy/Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng/...Bỗng cuối mùa chiêm quần giặc tới/Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau.

(Hiện tại)

...Náo nức bao nhiêu ngày trở lại/...Anh ghé thăm nhà, thăm núi Đôi/...Ai viết tên em thành liệt sĩ/Bên những hàng bia trắng giữa đồng.

(Tƣơng lai)

...Anh đi bộ đội sao trên mũ/Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/Em sẽ là hoa trên đỉnh núi/Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

(Núi Đôi – Vũ Cao)

Lối vận động lơ gích: quá khứ - hiện tại – tương lai là một lối vận động thông thƣờng, dễ hiểu. Nó biểu thị tiến trình vận động của những sự kiện trong giai đoạn đó. Trong ví dụ trên, Vũ Cao đã mở ra cho chúng ta xem một

thƣớc phim thật sống động về cuộc sống của em/anh, của những ngƣời làng Xuân Dục từ lúc giặc chƣa tới cho tới khi giặc tới phá xóm làng – anh đi bộ đội – em làm du kích – anh về nghe tin em hi sinh – anh hứa, anh cam kết sẽ là tấm gƣơng sáng về tinh thần chiến đấu vì sự nghiệp độc lập tự do của nƣớc nhà.

Những cụm từ chỉ thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai) trong thơ kháng chiến nhƣ: ngày xưa, thuở nhỏ, bảy năm về trước, lên bốn tuổi, đêm qua, hôm nay, nay, giờ, ngày mai, mai sau,... ở góc độ tìm về thời điểm diễn

ra sự kiện đƣợc nói đến trong bài thơ thì mang giá trị cụ thể; ở một góc độ khác nó lại mang tính chất ƣớc lệ, bởi lẽ ngƣời ta có thể vận dụng nó linh hoạt tùy vào từng hồn cảnh. Ngƣời đọc có thể vận dụng hoặc thậm chí thay đổi lời thơ tùy theo cảm hứng và ngữ cảnh, ví dụ nhƣ:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sơng Đuống trơi đi

Một dịng lấp lánh

(Bên kia sơng Đuống – Hồng Cầm)

Người Mèo ngày xưa bao đời lại Ở đất Đồng Văn đói khổ nghèo

(Muối của cụ Hồ - Bàn Tài Đồn)

“Ngày xưa” là ngày nào? Khơng ai có thể xác định rõ đó là ngày nào,

chỉ có thể biết rằng đó là cái ngày của q khứ, khơng phải của hiện tại. Do vậy có thể nói, những từ chỉ thời quá khứ kiểu này mang tính ƣớc lệ, có thể đƣợc ngƣời đọc vận dụng trong nhiều hồn cảnh khác nhau.

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Cầm tay nhau hát vui chung

Hơm nay mình nhé, hát cùng Thủ đơ

(Việt Bắc – Tố Hữu)

“Giờ, hơm nay” chính xác là ngày nào, trong bài thơ khơng hề nói đến.

Tuy nhiên, cái giá trị cụ thể của của từ chỉ thời gian ―giờ, hơm nay‖ ở một mức độ nhất định nào đó, có thể đƣợc hiểu là ta đang nói đến thời điểm mà: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cả nƣớc hân hoan đón mừng ngày hội lớn. Các cán bộ của cơ quan của Trung ƣơng Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc (nơi đã che chở, nuôi dƣỡng cho cách mạng trong suốt những năm trƣờng kì chống thực dân Pháp) trở về Hà Nội.

Tính ƣớc lệ của những từ chỉ thời gian này nằm ở chỗ, trong những hồn cảnh khác (có chút tƣơng tự), ngƣời đọc hoàn tồn có thể vận dụng nguyên gốc hoặc cải biến lời thơ để biểu đạt một sự hân hoan, đồn kết trong một ngày hội nào đó, ví dụ nhƣ một thời điểm khác, Hà Nội đang hân hoan đón mừng một sự kiện gì đó thì ngƣời đọc hồn tồn có thể vận dụng hai câu thơ này (không cần thay đổi lời). Hoặc, nếu một tỉnh, thành, vùng miền khác cũng hân hoan đón chào một sự kiện nào đó, chúng ta hồn tồn có thể mƣợn hai câu nay và thay đổi một chút về tên địa danh (thay cho tên Hà Nội),...v.v.

Mai sau Mai sau Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Và từ chỉ thời gian tƣơng lai cũng vậy, cũng mang tính ƣớc lệ, chung chung. Ở một mức độ nhất định, cái cụ thể của thời gian tƣơng lai chỉ đƣợc xác định khi ta đem so sánh nó với thời điểm mà tác giả phát ngơn ra câu thơ đó.

Cách thức tổ chức thời gian theo lối vận động lơ gích từ quá khứ sang

hiện tại rồi đến tương lai hoặc ngƣợc lại, từ hiện tại quay ngƣợc về quá khứ

rồi hƣớng đến tương lai; hay việc sử dụng những từ chỉ thời gian (quá khứ,

hiện tại, tương lai) có tính chất ƣớc lệ trong các bài thơ kháng chiến đƣợc coi

là những yếu tố quan trọng trong việc ―đƣa đẩy‖, ―dội về‖, tác động đến ý thức hệ của quần chúng nhân dân thời đó: thương nhớ, trân trọng quá khứ

―bình yên‖, phẫn nộ trƣớc sự ―đau thƣơng, mất mát‖ do giặc thù đem lại trong hiện tại và hi vọng, tin tưởng vào ―chiến thắng‖ của tƣơng lai. Ngồi ra, nó

cịn giúp cho bạn đọc có thể mƣợn thơ để vận dụng vào những hoàn cảnh khác nhau để biểu đạt ―chủ đích‖ của mình trong truyền tải và tác động đến ngƣời tiếp nhận một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)