Luận thuyết về hành động ngôn từ của các nhà ngữ học chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 40 - 45)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.2.3. Luận thuyết về hành động ngôn từ của các nhà ngữ học chức năng

Ngôn ngữ học tiền dụng học có hạn chế rất lớn là chƣa phát hiện ra đƣợc bản chất hành động của sự giao tiếp. Cho đến năm 1962, khi nhà triết

học ngƣời Anh là Austin đƣa ra luận thuyết ―hành động ngôn từ” với luận điểm nổi tiếng ―Nói tức là làm‖ (khi ta nói cũng tức là ta đang hành động) thì ngơn ngữ học mới đi sâu vào bản chất hành động của ngơn ngữ. Lí thuyết này về sau đƣợc Searle, Dik, Van Valin và các tác giả khác kế thừa phát triển, trở thành một lí thuyết nổi tiếng trong ngôn ngữ học Chức năng luận. Theo Austin, có 3 loại hành động hiện hữu cùng lúc trong các phát ngôn:

- Hành động tạo lời (locutionary acts) - Hành động tại lời (illocutionary acts) - Hành động mượn lời (perlocutionary acts)

Trong Ngữ dụng học, ngƣời ta chỉ nghiên cứu loại hành động thứ hai, tức là hành động tại lời, do vậy, khi nói HĐNT là ngƣời ta nói đến hành động tại lời. Trong hầu hết các trƣờng hợp, khi ta nói ra một phát ngơn là ta đã thực hiện một hành động tại lời bằng chính phƣơng tiện ngơn ngữ nhƣ: kể, trình

bày, hỏi, cầu khiến, mời, khuyên, hứa, cam đoan, thề, xin lỗi, cảm ơn, biểu

cảm, tuyên bố,... Một HĐNT được tạo ra khi người nói (SP1) trao một phát

ngơn (U) cho người nghe (SP2) ở trong một ngữ cảnh (C) nhất định. Mỗi

HĐNT đều chuyển tải ít nhất một và thƣờng là hơn một lực tại lời (F – cịn

gọi là lực ngơn trung) – là lực do SP1 tạo ra và tác động tới SP2. [58, tr.59-60] Trên bình diện dụng học, có hai hƣớng chính để phân loại HĐNT. Hƣớng thứ nhất, theo Austin (1962), là hƣớng phân loại từ vựng hay phân loại theo động từ ngữ vi. Theo đó, các HĐNT đƣợc chia thành 5 nhóm là:

1/ Phán định (verdictives) 2/ Hành xử (exercitives) 3/ Ước kết (commisives) 4/ Ứng xử (bihabitives) 5/Trình bày (expositives)

Và hƣớng thứ hai, theo Searle, HĐNT đƣợc phân loại theo 4 tiêu chí cơ bản: đích tại lời (illocutionary point), hướng khớp lời – hiện thực (direction of fit), trạng thái tâm lí của ngƣời nói (S’psychological state) khi thực hiện hành động và nội dung mệnh đề (propositional content). Theo đó, các HĐNT đƣợc Searle chia ra thành 5 nhóm nhƣ sau:

1/ Tái hiện (Representatives) nhƣ các hành động ngơn ngữ: trình bày, kể, miêu tả, trần thuật, nhận định,...

2/ Điều khiển (Directive) nhƣ: ra lệnh, thỉnh cầu, yêu cầu, đề nghị, hỏi,

cho phép, mời, rủ,...

3/ Cam kết (Commissive) nhƣ: cam kết, cam đoan, hứa, hẹn, thề,… 4/ Biểu cảm (Expressive): than, khen, ca ngợi, cảm ơn, xin lỗi, trách,… 5/ Tuyên bố (Declaratives) nhƣ: tuyên bố, tuyên phạt, tuyên ngôn, cáo buộc, buộc tội,…

Cho đến nay, hƣớng thứ hai vẫn đƣợc chấp nhận rộng rãi hơn cả.

Các lí thuyết trên đã khẳng định giao tiếp cơ bản của ngôn từ là một phát ngôn thực hiện hành động.

Ngôn từ của các diễn giả, các khẩu hiệu hành động,... đều có tiền đề cơ bản từ lí thuyết HĐNT khi vận dụng nó vào NNTTXH, trƣớc hết là trong việc nghiên cứu các hành động có liên quan đến nội dung cầu/khiến trong chức năng tác động: kêu gọi, khuyên bảo,...

Tuy nhiên, ở thời của Austin và Searle, các HĐNT mới chỉ đƣợc nghiên cứu trong các phát ngôn đơn lẻ, chứ không đƣợc nghiên cứu trong cơ

chế của một cuộc hội thoại. Gần đây, Ngữ dụng học hội thoại đã nghiên cứu ngơn ngữ trong những chuỗi ngƣời nói và ngƣời nghe. Trong hội thoại, chẳng những những lời nói của cùng một ngƣời có tác động lẫn nhau mà cả ngƣời nói – ngƣời nghe cùng tƣơng tác lẫn nhau liên tục trong quá trình hội thoại. Theo các nhà nghiên cứu, hoạt động giao tiếp trong hội thoại là hoạt động giao tiếp cơ bản của ngôn ngữ.

Theo lí thuyết hội thoại, đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại là

HĐNT [57, tr.61]. Các ứng xử bằng lời (và bằng các yếu tố kèm ngôn ngữ)

đều căn cứ vào các HĐNT ở lƣợt lời đi trƣớc giữa các nhân vật hội thoại chứ không căn cứ vào các đơn vị ngữ pháp thông thƣờng nhƣ từ và câu. Hơn nữa, vai trò và chức năng của các HĐNT là nằm trong mạng lƣới hội thoại, không chỉ nằm trong quan hệ một lần giữa ngƣời nói và ngƣời nghe mà quan trọng hơn nhiều là nằm trong quan hệ giữa các lời thoại tổ chức nên tham thoại, cặp

thoại, v.v. và tác động liên tục lên các nhân vật hội thoại trong từng thời điểm

tạo nên cuộc hội thoại.

Những phát ngơn có thể thực hiện đƣợc một HĐNT gọi là những phát

ngơn ngữ vi. Chúng có hình thức và cấu trúc đặc trƣng: một kiểu cấu trúc ứng

với một phát ngôn ngữ vi nhất định gọi là biểu thức ngữ vi [16]. Vậy cái gì

làm cho một phát ngôn trở thành một phát ngôn ngữ vi, hay nói cách khác, nó có thể thực thi đƣợc một HĐNT? Theo Goddard (1998) thì:

―Về căn bản, lực ngôn trung, hay lực tại lời (illocutionary force) là cái

làm cho một phát ngôn nhất định trở thành một hành động tại lời nhƣ nó có thể (…). Lực ngơn trung là thuộc tính của các phát ngơn – các HĐNT thực sự, trong các ngữ cảnh cụ thể - hơn là các câu‖ [125, tr.139].

Yule (1997) cũng đồng nhất lực ngôn trung với HĐNT:

―Hành động tại lời đƣợc thực thi thông qua lực giao tiếp

coffee (= Tơi vừa pha một ít cà phê) để thực hiện một lời tuyên bố, một lời đề

nghị, một lời giải thích, hoặc là vì một vài mục đích giao tiếp khác nữa. Lực này cũng thƣờng đƣợc coi là lực ngôn trung của phát ngôn‖ [131, tr.48].

Nhƣ vậy, lực ngôn trung hay lực giao tiếp của phát ngôn là cái quyết

định cho một phát ngơn có thể trở thành một HĐNT hay khơng. Nói cách khác, một phát ngơn khi mất đi lực ngôn trung sẽ trở thành một lời vô hiệu.

Một hành động phát ngôn, chẳng hạn: Lát nữa tơi sẽ gặp anh, có thể đƣợc xem nhƣ một lời báo trước, một lời hứa, hoặc một lời đe dọa. Sở dĩ nhƣ vậy là vì một câu nói, tùy theo tình huống phát ngơn, có thể mang những lực

ngôn trung khác nhau. Vậy làm sao ngƣời nghe có thể nhận ra mỗi lực ngơn

trung hay các hành động tại lời khác nhau đó từ phía phát ngơn của ngƣời nói?

Tất cả là nhờ hai phƣơng tiện: Các phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung hay

các dấu hiệu ngữ vi và các điều kiện may mắn. Các dấu hiệu ngữ vi bao gồm

động từ ngữ vi, trật tự từ, trọng âm, và ngữ điệu trong đó, động từ ngữ vi

dấu hiệu ngữ vi rõ ràng nhất. Động từ ngữ vi là động từ làm cho lực ngôn trung đƣợc biểu hiện tƣờng minh và có đặc điểm là nó phải đƣợc dùng ở ngơi thứ nhất, số ít, thời hiện tại và bổ ngữ gián tiếp của nó phải ở ngơi thứ hai số ít [130, tr.51]. Chẳng hạn, hứa trong Tơi hứa với anh là tôi sẽ đến là một động

từ ngữ vi. Mỗi HĐNT chỉ có thể thực hiện đƣợc trong những điều kiện nhất

định và chính các điều kiện này giúp cho ngƣời nghe nhận ra lực ngôn trung hay HĐNT khác nhau. Các điều kiện này đƣợc Austin (1962) gọi là những

điều kiện may mắn, còn Searle (1965) gọi là những điều kiện thỏa mãn. Theo

Searle, có 4 điều kiện cho một HĐNT: điều kiện nội dung mệnh đề; điều kiện

chuẩn bị; điều kiện chân thành và điều kiện căn bản. a) Điều kiện nội dung mệnh đề

Điều kiện này chỉ ra bản chất nội dung của HĐNT. Nội dung này có thể là về một sự kiện nào đó đƣợc tạo ra bởi hành động của ngƣời nói (nhƣ hứa)

hoặc hành động của ngƣời nghe (nhƣ đề nghị, yêu cầu), hoặc một sự kiện có liên quan đến một hoặc cả hai nhân vật giao tiếp mà vì nó ngƣời nói thực hiện HĐNT đó (nhƣ khen ngợi, giao ước, quảng cáo,...).

b) Điều kiện chuẩn bị

Bao gồm những hiểu biết của người nói về năng lực, lợi ích, ý định của ngƣời nghe và về các quan hệ giữa ngƣời nói, ngƣời nghe.

c) Điều kiện chân thành

Điều kiện này địi hỏi các trạng thái tâm lí tương ứng của ngƣời phát ngôn đối với HĐNT mà anh ta thực hiện. Đó là niềm tin, lịng mong muốn, sự thành thật,...của ngƣời nói.

d) Điều kiện căn bản

Điều kiện này chỉ ra kiểu trách nhiệm mà ngƣời nói hoặc ngƣời nghe bị ràng buộc khi hành động tại lời đƣợc thực hiện.

Qua những nội dung vừa trình bày trên ta thấy rằng: các dấu hiệu ngữ

vi, biểu thức ngữ vi, và xét cho cùng cả các phát ngôn ngữ vi cũng chỉ là các

phƣơng tiện hình thức để thể hiện lực ngơn trung hay HĐNT. Bởi vì, ―thực

chất thuật ngữ HĐNT (Speech Act) nói chung, thường được hiểu theo nghĩa

khá hẹp là lực ngôn trung của phát ngôn [131]. Mà lực ngôn trung của một

phát ngơn chính là lực giao tiếp của nó. Lực này quyết định và hình thành bởi

các mục đích giao tiếp hay đích ngơn trung của phát ngơn. Do đó, chúng tơi

cho rằng, để nhận diện các HĐNT nói chung, cần phải nhận ra đƣợc đích giao

tiếp hay đích ngơn trung của lời nói. Nói cách khác, chính đích ngơn trung

hay đích giao tiếp của lời nói khi phát ra có giá trị xác định đặc điểm và bản chất của một HĐNT.

Đây chính là cơ sở lí luận quan trọng để chúng tơi nhận diện và miêu tả chức năng tác động của các HĐNT trong DN thơ kháng chiến ở chƣơng 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)