Tác động qua chủ đề của bài thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 87)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

3.1.1. Tác động qua chủ đề của bài thơ

Chúng ta biết rằng, hầu hết các bài thơ kháng chiến ra đời giai đoạn này đều hƣớng tới đối tƣợng tiếp nhận chủ yếu là đại chúng công nông binh nhằm thực hiện sứ mệnh phục vụ chính trị, phục vụ chiến đấu trên cả hai phƣơng diện nghệ thuật và nội dung.

Về nghệ thuật, để tăng khả năng tác động, gây khiến đối với quần

chúng bạn đọc, các nhà thơ khi xây dựng thơng điệp của mình đã rất chú ý đến âm hƣởng hào sảng của giọng điệu thơ, sự trang trọng của ngôn ngữ thơ, và sự lựa chọn các nhân vật đại diện cho nhóm ngƣời (là lực lƣợng nịng cốt cách mạng) trong thơ.

Về nội dung, thơ kháng chiến thƣờng đề cập tới những vấn đề lớn lao,

cao cả, những vấn đề liên quan tới vận mệnh của đất nƣớc, dân tộc, vì thế dịng thơ giai đoạn này luôn bám sát các chặng đƣờng của cuộc kháng chiến, bám sát các nhiệm vụ cách mạng qua từng giai đoạn lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử, thơ kháng chiến đều có những chủ đề tƣơng ứng. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, các nhà thơ thƣờng đề cập tới ba chủ đề chính, đó là:

- Chủ đề về lịng u nước

- Chủ đề về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước

- Chủ đề về lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở miền Bắc.

Trong biểu đạt sự tình (liên quan đến những chủ đề trên), xét trên phƣơng diện nghĩa học, thông tin của các câu thơ kháng chiến ln có tiêu điểm thơng báo. Các tiểu điểm thông báo này đƣợc đánh dấu bằng những phƣơng tiện từ vựng, cú pháp và ngữ âm cụ thể. Đó là những thơng tin đƣợc nhấn mạnh hoặc thơng tin cốt lõi tập trung sự lƣu ý của ngƣời nghe, ngƣời đọc tới chủ đề mà nhà thơ muốn bày tỏ (Những thông tin này luôn bám sát

cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc trong mỗi giai đoạn cụ thể).

Mỗi câu thơ, tùy theo ý chí của chủ thể, trong những tình huống giao tiếp cụ thể mà có những thơng tin khác nhau. Các câu thơ này có tính cân đối về cấu trúc, tính tập trung về ngữ nghĩa bằng cách nêu lên tiêu điểm khiến ngƣời nghe suy ngẫm và thấu hiểu, chia sẻ quan điểm vì lợi ích chung của dân tộc.

3.1.1.1. Chủ đề về lòng yêu nước

Qua khảo sát các tƣ liệu đƣợc chọn, chúng tôi thấy rằng, để nhấn mạnh chủ đề về lịng u nước, các nhà thơ đã cụ thể hóa thành những tiêu điểm thông báo (biểu đạt một số nghĩa liên quan đến chủ đề) trong các câu thơ:

a) Kết tội kẻ thù

Kẻ thù tàn bạo gây chết chóc khắp nơi, Nguyễn Đình Thi trong bài Đất

nước đã viết những câu thơ với những tiêu điểm thông báo cụ thể để đúc kết

đau thƣơng, kết tội kẻ thù nhƣ sau:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều

Cùng bộ đội tiến lên Tây Bắc, Tố Hữu chứng kiến cảnh làng quê bị kẻ thù tàn phá với bao xót xa căm giận:

Tan hoang làng cháy khối căm thù

(Lên Tây Bắc)

Nông Quốc Chấn trong bài thơ Dọn về làng đã thét lên tiếng nói căm hờn của nhân dân trƣớc tội ác của kẻ thù:

Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn

Băm xương thịt mày tao mới hả.

Các tác giả đã thổi bùng ngọn lửa căm hận trong những bài thơ trên bằng những tiêu điểm thông báo xoay quanh những câu thơ biểu nghĩa ―kết tội kẻ thù‖ cũng là một trong những cách hiệu quả truyền cảm hứng thời cuộc đến quần chúng độc giả. Khơng ai có thể ngồi yên khi mà tội ác của giặc

đang chất đầy trời, khơng ai có thể đứng nhìn khi mà q hƣơng, làng xóm bị tàn phá, các gia đình bị li tán.

b) Tình cảm thiết tha, nỗi nhớ da diết đối với quê hương: - Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa nhƣ rụng bàn tay

(Bên kia sơng Đuống – Hoàng Cầm)

Đoạn thơ là một biểu hiện cụ thể, rõ nét về tình cảm và nỗi nhớ da diết của tác giả đối với quê hƣơng mình. Tình cảm ấy, thông qua những vần thơ – tiêu điểm thông báo cụ thể đã tạo thành những thông điệp giàu sức biểu cảm, đi vào lòng ngƣời (những bạn đọc công nông binh) và gợi lên trong họ thứ tình cảm thiêng liêng đối với quê hƣơng mình. Tình yêu đối với quê hƣơng càng dâng trào bao nhiêu thì nỗi căm hận giặc thù càng sâu sắc bấy nhiêu, những ngƣời con yêu nƣớc của quê hƣơng càng có quyết tâm diệt giặc bấy nhiêu.

Ngồi Bên kia sơng Đuống, cịn có rất nhiều bài thơ khác của nhiều tác giả trong giai đoạn này cũng biểu đạt nội dung này. Có thể kể đến nhƣ: Nhớ

con sông quê hương (1956) của Tế Hanh; Vàm Cỏ Đông (1964) của Hồi Vũ; Nhớ Huế q tơi (1956) của Thanh Tịnh; Nhớ mưa quê hương (1960) của Lê

Anh Xn; ...

c) Tình cảm gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương như cá với nước:

Tình cảm ấy trong Thăm lúa của Trần Hữu Thung (sáng tác năm 1950, đƣợc in vào tập thơ kháng chiến của Chi hội văn nghệ Liên khu IV) là một ví dụ điển hình (Thăm lúa nhớ chồng).

Cách tính thời gian xa chồng của cô vợ trong thăm lúa nhớ chồng có nét riêng, in rõ dấu ấn và tinh thần thời đại: cơ tính thời gian bằng mỗi giai đoạn của cuộc kháng chiến. Ngƣời chồng ra đi ―Từ ngày đầu phòng ngự - Bƣớc qua kì cầm cự‖ và bây giờ là ―Mùa phản công sắp tới‖. Bằng những tiêu điểm thông báo cụ thể trong những câu thơ trên, bài thơ là sự biểu đạt sâu sắc tình cảm giữa ngƣời hậu phƣơng dành cho ngƣời nơi tiền tuyến (ngƣời nơi hậu phƣơng luôn dõi theo ngƣời nơi tiền tuyến, hăng say lao động sản xuất và mong cho ngƣời nơi tiền tuyến đƣợc bình an, chiến thắng, sớm ngày trở về).

Hay một ví dụ khác trong bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa cũng là một biểu đạt cụ thể về sự gắn bó này: Hạt gạo làng ta/Gửi ra tiền tuyến/Gửi về phương xa.

Các câu thơ nhƣ là bức thơng điệp khơi gợi tình u thƣơng, gắn bó, đồn kết, chia sẻ giữa những ngƣời nơi hậu phƣơng và những ngƣời nơi tiền tuyến trong quần chúng bạn đọc với nhau.

d) Tình cảm gắn bó giữa những người đồng đội với nhau trong cuộc kháng chiến trường kì. Tình cảm ấy đƣợc biểu đạt rất cụ thể thông qua các

phƣơng tiện từ vựng, cú pháp và ngữ âm: Thƣơng nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Những câu thơ trên, bằng những tiêu điểm thông báo cụ thể đã biểu đạt rõ nét tình cảm giai cấp, tình đồng chí chiến đấu yêu thƣơng, đùm bọc lẫn nhau, một biểu hiện của chủ nghĩa yêu nƣớc trong cuộc chiến đấu gian khổ giải phóng đất nƣớc.

Bài thơ khơi dậy trong tâm thức những ngƣời đọc thơ tinh thần đồng đội khi tham gia chiến đấu, không sợ đơn lẻ, chúng ta khơng hề một mình trong trận chiến, chúng ta có đồng đội, có đồng bào cả nƣớc yêu thƣơng và hỗ trợ.

Hay một vài câu thơ khác trong bài Nhớ miền Đông của Xuân Miễn

cũng biểu đạt ý nghĩa này:

- Nửa đĩa cơm chia đỡ đói lịng

- Mẩu thuốc tàn chia bập mấy người e) Tinh thần tự hào dân tộc:

Trong khối những bài thơ đƣợc chọn để khảo sát thì cũng có khá nhiều bài viết về chủ đề này. Có thể kể đến nhƣ: Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng của Chế lan Viên; Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm; Bên kia sông Đuống

Đây là một biểu hiện không thể bỏ qua khi nhấn mạnh đến chủ đề về ―lịng u nƣớc‖. Trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi, tinh thần ấy ln rực cháy:

Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta

Sự khẳng định dõng dạc, niềm tự hào về chủ quyền dân tộc trong thơ tạo đƣợc sức lan tỏa về giá trị của sự tự do, độc lập trong tâm thức mỗi bạn đọc thơ.

Hay nhiều câu thơ khác của nhiều nhà thơ khác thời kì này cũng thể hiện rõ nét tinh thần tự hào dân tộc thông qua các tiêu điểm cụ thể của câu thơ:

- Khi ta lớn lên đất nƣớc đã có rồi

Đất nƣớc có trong những cái ―ngày xửa ngày xưa” mẹ thƣờng hay kể (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm) - Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

(Bên kia sơng Đuống – Hồng Cầm)

3.1.1.2. Chủ đề đấu tranh thống nhất đất nước

Từ chủ đề đấu tranh chống Pháp sang chủ đề kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nƣớc là một sự vận động liên tục tự nhiên của nền thơ giai đoạn này.

Trong mấy năm đầu của cuộc kháng chiến, thơ thƣờng viết về những cuộc lên đƣờng, ra đi nhƣ: Đường ra mặt trận của Chính Hữu; Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mĩ;…Bƣớc vào cuộc kháng chiến với ý thức công dân và

tinh thần của ngƣời chiến sĩ các nhà thơ đã đƣa thơ lên chiến hào, nơi mũi nhọn của cuộc chiến đấu nhƣ Những đêm hành quân của Xuân Diệu; Bài ca

xuân 68 của Tố Hữu;…

Thơ giai đoạn này vừa tập trung bám sát hiện thực chiến tranh ở những hình ảnh, chi tiết cụ thể vừa theo sát cuộc chiến đấu của dân tộc ta trên những sự kiện lớn, vấn đề hệ trọng trong đời sống chính trị tƣ tƣởng.

- Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

(Tây Tiến - Quang Dũng) - Biết bao ngƣời!

Sống lẩn lút nhƣng ngang tàng Bên lƣng giặc!

Vẫn tổ chức, vẫn tuyên truyền Hoặc giao thông hay liên lạc,

Rải giấy Treo cờ

Hay gồng mình tiếp tế

(Nhớ máu – Trần Mai Ninh)

Với mạch chủ đề này, các nhà thơ đã lựa chọn, sắp xếp các tiêu điểm thông báo liên quan cụ thể trong từng câu thơ để vẽ nên những bức tranh ―quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh‖ trong cuộc chiến đấu trƣờng kì của dân tộc, tạo đƣợc nguồn cảm hứng mãnh liệt, kêu gọi, khích lệ tinh thần chiến đấu trong mỗi bạn đọc thơ thời kì đó.

3.1.1.3. Chủ đề lao động, sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở miền Bắc ở miền Bắc

Trong những năm đầu hịa bình, thơ ca tập trung thể hiện niềm vui và niềm tự hào lớn lao về chiến thắng. Đó vừa là một cách để thể hiện niềm vui sƣớng sau bao nhiêu năm trải qua thƣơng đau, chịu cảnh chia xa, chờ đợi một ngày chiến thắng của chính tác giả và của toàn dân tộc, vừa là sự cổ động mạnh mẽ, khích lệ tinh thần toàn dân hăng say lao động sản xuất, xây dựng CNXH ở miền Bắc, góp thêm sức mạnh giúp đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mĩ, thống nhất nƣớc nhà.

Huy Cận có hàng loạt bài thơ hay: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất

nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Đoàn thuyền đánh cá, Anh thợ gốm,

Mưa xuân trên biển,...; Tố Hữu sau Ta đi tới và Việt Bắc viết năm 1954 lại

tiếp tục hƣớng ấy với Xưa…nay, Quang vinh Tổ quốc chúng ta (1955);

Nguyễn Đình Thi với bài Đất Nước (1948-1955); Văn Cao viết một trƣờng ca quy mô Những người trên cửa biển (1956) về Hải Phòng qua những biến

thiên của lịch sử và xã hội; Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967) của

Xuân Diệu đƣợc coi là những thi phẩm tiêu biểu khi ca ngợi về cuộc sống mới thời kì này.

Bằng những tiêu điểm thơng báo cụ thể, những câu thơ giai đoạn này đã thể hiện sâu sắc sự hồi sinh của đất nƣớc, khẳng định cuộc sống mới và lí tƣởng xã hội chủ nghĩa tác động sâu đến tình cảm và tƣ tƣởng của đơng đảo quần chúng bạn đọc thời kì đó.

- Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

(Đồn thuyền đánh cá – Huy Cận) - Anh chị em ơi, mùa thu lại tới

Mùa thu vui thắng lợi hồ bình Việt Nam anh dũng quang vinh

Năm châu bè bạn quanh mình hát ca…

(Quang vinh Tổ quốc chúng ta – Tố Hữu)

3.1.2. Tác động qua hình tượng nghệ thuật của bài thơ

Để tăng cƣờng khả năng tác động, gây khiến đối với quần chúng bạn đọc, ngoài việc nhấn mạnh các chủ đề thơ (mỗi chủ đề thơ khác nhau tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử khác nhau của cuộc chiến) thông qua các tiêu điểm thông báo trong câu thơ thì sự lựa chọn các hình tƣợng nghệ thuật cũng là một thủ pháp nghệ thuật hiệu quả mà các nhà thơ đã vận dụng trong quá

Khảo sát các bài thơ đƣợc lựa chọn, chúng tơi thấy có sự xuất hiện của rất nhiều hình tƣợng khác nhau, trong đó, hình tƣợng: cụ Hồ, người lính vệ quốc qn, em và mẹ, làng quê, biển đảo là những hình tƣợng đƣợc các nhà

thơ vận dụng nhiều nhất, bởi lẽ những hình tƣợng nghệ thuật ấy có tầm khái quát cao, có sức biểu cảm sâu sắc, tác động mạnh mẽ đến tinh thần yêu nƣớc, chiến đấu của tồn qn và dân ta thời ấy.

3.1.2.1. Hình tượng bác Hồ

Một trong những hình ảnh nổi bật và cũng là biểu tƣợng vĩ đại cho dân tộc ta trong thơ kháng chiến là hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ là một hình tƣợng tuyệt vời để các nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình một cách nghệ thuật nhất, và qua đó nhằm kêu gọi, động viên, khích lệ, trấn an tinh

thần của quần chúng nhân dân ta thời kì đó.

Tưởng rồi chết tất/Biết đâu có ngày/Trời cịn có mắt/Cụ Hồ về ngay.../Cụ Hồ mở nước/Chia thóc cho dân/Tôi cũng lĩnh được.

(Bà mẹ Việt Bắc – Tố Hữu) Lời thơ là sự biết ơn sâu sắc của đồng bào Việt Bắc đối với cụ Hồ, nhờ thế nó có chức năng tác động rất lớn đến quần chúng bạn đọc về tinh thần yêu nƣớc, sự tin tƣởng, biết ơn, dám xả thân vì độc lập tự do của dân tộc.

Hình ảnh cụ Hồ ln đƣợc ví nhƣ cây hải đăng mặt biển soi đƣờng chỉ lối cho con thuyền cách mạng Việt Nam vƣợt qua bão tố để cập bến vinh quang.

Hoan hơ Hồ Chí Minh/Cây hải đăng mặt biển/Bão táp chẳng rung rinh/Lửa trường kì kháng chiến.

(Bài ca tháng Mười - Tố Hữu) Ẩn dụ này giúp cho bạn đọc thêm tin u, khơng cịn lo sợ khi đứng dƣới lá cờ, đi theo sự lãnh đạo, định hƣớng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc chiến trƣờng kì của dân tộc.

Hình tƣợng bác Hồ đƣợc các nhà thơ xây dựng bằng những ngôn từ ngợi ca, biết ơn nhƣ trên đã tạo ra sức ảnh hƣởng không nhỏ tới tinh thần chiến đấu, xây dựng Tổ quốc của tồn qn và dân ta thời ấy. Có bác Hồ, mọi ngƣời đều vững tin, yên tâm mà đánh giặc, hăng say trong lao động sản xuất, không sợ sai đƣờng. Chỉ cần đồn kết, một lịng, dƣới sự chỉ đạo của Bác, chiến thắng sẽ khơng xa.

3.1.2.2. Hình tượng người lính

Đi qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài và khốc liệt, các thế hệ ngƣời lính đã thực hiện vẻ vang sứ mệnh lịch sử của mình và ghi dấu bằng những vẻ đẹp vừa cao cả, vừa gần gũi, vừa bi hùng, vừa giản dị, ấm áp trong thơ ca kháng chiến.

Mƣợn hình tƣợng ngƣời lính, các nhà thơ đã tác động đến bạn đọc thông qua việc biểu đạt ―tinh thần nhận lĩnh trách nhiệm‖ cao cả của ngƣời lính trƣớc lịch sử, đất nƣớc và nhân dân. Thế hệ chống Pháp nói về ý chí, quyết tâm lên đƣờng, sẵn sàng bỏ lại cuộc sống bình yên bằng những hình ảnh cụ thể, đầy sức gợi, nhuốm khơng khí rất đặc trƣng của những ngày đầu cách mạng:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

(Nguyễn Đình Thi)

Thái độ dứt khốt khi lên đƣờng đi chiến đấu bảo vệ dân tộc của những ngƣời lính ra đi từ các miền quê cũng đƣợc các nhà thơ thể hiện bằng các ngôn từ chất phác, giản dị nhƣng không kém phần quyết liệt:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay

(Chính Hữu)

Bằng những ngơn từ sinh động, các nhà thơ đã tạo ra đƣợc những nét vẽ ấn tƣợng, sâu sắc, đậm chất bi hùng, hào sảng về những anh lính cụ Hồ trong cuộc chiến chống giặc thù. Điều đó giúp xóa nhịa đi sự do dự, kích

thích tinh thần chiến đấu, sự quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến cùng trong tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)