Lí luận của Jakobson về chức năng của ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 34 - 38)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.2.1. Lí luận của Jakobson về chức năng của ngôn ngữ thơ

Trong giao tiếp nói chung, ngôn ngữ thực hiện những chức năng rất khác nhau, trong đó có chức năng tác động. Chức năng tác động của ngôn ngữ trong giao tiếp đƣợc biểu hiện bởi sự ảnh hƣởng của nó (ngơn ngữ) tới tƣ tƣởng, tình cảm, ý chí, niềm tin và cách ứng xử của đối tƣợng giao tiếp. Do đó, ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong giao tiếp không những chỉ nhằm mục đích truyền đạt thơng tin, gây ảnh hƣởng mà cịn là một hình thức động viên, khuyến khích thúc đẩy sự thay đổi suy nghĩ và hành động của đối tƣợng.

Bởi vậy mà, tính tác động của ngơn ngữ trong giao tiếp có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác giáo dục, tuyên truyền, chỉ huy, lãnh đạo. Điều đó đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ:

+ Thông qua ngôn ngữ để chủ thể vận động, tuyên truyền và thuyết phục đối tƣợng, trên cơ sở đó gây ảnh hƣởng và xây dựng niềm tin với họ.

+ Tính tác động của ngơn ngữ cịn do bởi tính đơn giản, rõ ràng, tính lơ gích và phẩm chất, năng lực, uy tín của chủ thể trong từng mối quan hệ.

Hiệu quả tác động của ngôn ngữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến nhƣ:

+ Tính chất của mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng; + Mục đích sử dụng ngơn ngữ của chủ thể;

+ Ngữ điệu của ngơn ngữ trong các tình huống của q trình giao tiếp.

Do đó, bằng ngơn ngữ con ngƣời có thể hướng dẫn (dạy bảo), khuyên

răn, ngăn ngừa những hành động sai trái của đối tượng hoặc có thể biểu lộ lời yêu cầu, ra lệnh hoặc thuyết phục giáo dục, tỏ thái độ,…Tất cả những điều

đó đƣợc thực hiện bằng các cách thức phát ngôn theo văn phạm hoặc các phong cách ngôn ngữ khác nhau.

Văn thơ là một loại hoạt động giao tiếp, trong đó có dịng thơ kháng chiến. Bản thân ngơn ngữ thơ, trong giao tiếp, nó cũng biểu hiện những chức năng nhất định của mình.

Bàn về chức năng của ngơn ngữ thơ nói riêng, giới nghiên cứu thƣờng nhắc đến Jakobson (một học giả nổi tiếng của thời kì hậu cấu trúc luận).

Với hai cơng trình “Luận về ngữ học đại cương” và ―Những vấn đề thi

pháp học‖, Jakobson đã cung cấp một kho tƣ liệu gốc về lí thuyết để phát

triển phƣơng pháp phê bình thi pháp học cấu trúc.

Ơng cho rằng, mỗi chức năng ngơn ngữ lại có mối liên hệ trực tiếp với một trong những bộ phận cấu thành của sơ đồ giao tiếp của ông mà chúng tôi đã dẫn ở mục trên. Theo Jakobson (1960), trong giao tiếp, ngơn ngữ có 6 chức năng theo thứ tự tƣơng ứng với các nhân tố giao tiếp trong sơ đồ của ông đƣa ra là:

Hình 1.5: Sơ đồ 6 chức năng theo thứ tự tương ứng với các nhân tố trong sơ đồ giao tiếp của Jakobson

(Nguồn: Bài ―Ngôn ngữ học và Thi học‖ Cao Xuân Hạo dịch đăng trong Tạp chí Ngơn ngữ số 14/2001)

+ Biểu cảm, yêu cầu (hướng tới người nhận)

+ Duy trì (giữ hoặc cho thơi giao tiếp)

+ Siêu ngữ (ngơn ngữ nói về ngơn ngữ)

+ Chức năng thơ (hướng về chính bản thân thơng điệp, chức năng này thống trị trong ngôn ngữ văn học).

Trong quá trình nghiên cứu, Jakobson đã phát hiện phong cách chức năng ngôn từ là tập hợp của một số các tiểu chức năng. Ông cho rằng, sự khác nhau giữa các thơng điệp chính là ở sự khác nhau giữa tơn ti và thứ bậc của các tiểu chức năng.

a) Tiểu chức năng “biểu hiện”

Theo Jakobson, chức năng đầu tiên gọi là chức năng ―biểu hiện‖ hay ―nhận thức‖. Đây là chức năng chủ yếu trong nhiệm vụ của rất nhiều loại thông điệp.

b) Tiểu chức năng “biểu cảm”

Tiểu chức năng này, trong ngôn ngữ tập trung vào ngƣời nói (thể hiện thái độ đối với nội dung mệnh đề) nhằm bày tỏ một cảm xúc nào đó, liên quan đến cái đang đƣợc nói đến. Vì vậy, chức năng này rất quan tâm đến tình thái của phát ngôn. Chức năng biểu cảm đƣợc thể hiện bằng cách thay đổi sắc thái biểu cảm trong những tình huống khác nhau.

c) Tiểu chức năng “kêu gọi”

Chức năng này hƣớng về ngƣời nhận, mà diễn đạt ngữ pháp tiêu biểu nhất là hô cách và mệnh lệnh thức. Những câu mệnh lệnh khác hẳn với câu khẳng định. Các câu khẳng định có thể kiểm điểm đƣợc tính chân ngụy, có thể đúng hay khơng đúng cịn với các câu mệnh lệnh ngƣời nghe có thể làm hoặc khơng làm.

Trên cơ sở ba chức năng: biểu hiện, biểu cảm và kêu gọi, Jakobson đề xuất thêm một vài chức năng phụ trợ khác và theo ơng thì những chức năng đó là: siêu ngữ, duy trì sự tiếp xúc và chất thơ.

d) Tiểu chức năng “siêu ngữ”

Về chức năng siêu ngữ, theo ơng, trong lơ gích ngƣời ta phân biệt hai cấp độ của ngôn ngữ là ―ngôn ngữ đối tƣợng‖ nói về những sự vật, và ―siêu ngữ‖ nói về bản thân ngơn ngữ. Bất kì ngơn ngữ nào cũng phải lấy nó để thơng báo, giải thích cho chính nó, hay, khi nào ngƣời ta dùng ngôn ngữ để giải thích, mơ tả chính ngơn ngữ thì lúc đó ngƣời ta đang sử dụng chức năng thứ ba – chức năng siêu ngữ.

Siêu ngôn ngữ là việc ngƣời gửi và ngƣời nhận cần phải cùng kiểm tra xem hai ngƣời có đang cũng ở trong một mã giao tiếp hay khơng, câu nói của họ có đƣợc hƣớng vào tín mã khơng.

Trong giao tiếp, nếu tỉ lệ của những biểu hiện siêu ngữ càng cao thì khoảng cách giữa hai ngƣời càng lớn, hoặc, đó là dấu hiệu của sự phá vỡ mối quan hệ.

e) Tiểu chức năng “duy trì sự tiếp xúc”

Tiểu chức năng đáng chú ý khác là tiểu chức năng duy trì sự tiếp xúc

hay nói cách khác là tiểu chức năng tác động. Chức năng này có tác dụng liên kết ngƣời nói với ngƣời nghe thành một khối nhằm đảm bảo cho sự giao tiếp luôn liên tục.

Tiểu chức năng này khá rộng thể hiện qua HĐNT với các hành động nhƣ: thỉnh cầu, van xin, sai khiến, động viên,...tùy cƣơng vị của ngƣời nói với ngƣời nghe. Nếu theo lí luận của ngữ nghĩa học cú pháp hiện đại thì tác động này có tính xun ngơn. Nó có thể gây ra hiệu ứng tâm lí ở ngƣời nghe khơng chỉ về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa mà cịn có nhiều liên hệ với cảm xúc và chất thơ. Ví dụ:

Khi nghe tiếng điện thoại chúng ta phải luôn "dạ, vâng" để thể hiện mình đang nghe ngƣời kia nói. Hoặc, trong các DN, những ngữ nhƣ: "tóm lại

f) Tiểu chức năng “tính thơ”

Tiểu chức năng cuối cùng là ―tính thơ‖. Đây là chức năng mà Jakobson đã nhấn mạnh và phân tích nhiều trong lí luận về ngơn ngữ thi ca của ơng. Theo ông, bản thân mỗi một ngôn ngữ, khi cấu tạo thông điệp, con ngƣời đều can thiệp, kiểm soát, tạo nên những hình thức đƣa nó vào hành lang của cái đẹp, của chuẩn mực xã hội. Bởi, một trong những tập tính tự nhiên trong giao tiếp giữa con ngƣời với con ngƣời là hƣớng về cái đẹp (bên cạnh việc hƣớng về cái thiện, cái chân). Chức năng ―tính thơ‖ làm cho các yếu tố ngôn ngữ đƣợc sắp xếp một cách tự nhiên, hài âm, hài nghĩa cho thuận tai ngƣời nghe. Theo quan niệm của trƣờng phái Praha thì chức năng ―tính thơ‖ xuất hiện khi ngơn ngữ trở về với chính nó.

Nói tóm lại, từ Jakobson, ngơn ngữ học chuyển sang một thời kì mới trong nghiên cứu về các chức năng ngôn ngữ. Việc đƣa ra 6 chức năng trong ngôn ngữ là kết quả của một tiến trình nhận thức của nhân loại về bản chất của ngơn ngữ. Chính vì vậy, trong lịch sử ngơn ngữ học, ngƣời ta thƣờng xếp lí thuyết 6 chức năng ngôn ngữ của Jakobson nhƣ là một bƣớc ngoặt từ cấu trúc luận cổ điển sang chức năng luận hiện đại và gọi đó là “lí thuyết chức năng của hậu cấu trúc luận”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)