Tác động qua không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 106 - 109)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

3.1.3. Tác động qua cách tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật

3.1.3.2. Tác động qua không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là phẩm chất định tính quan trọng của hình tƣợng nghệ thuật. Và trong thơ kháng chiến, nó mang đậm sắc màu của văn hóa dân gian. Trong khối những bài thơ đƣợc khảo sát, các nhà thơ đã tạo cho tác phẩm của mình những khoảng khơng gian làng q đặc trƣng nhƣ: dịng

sơng, đồng ruộng, bến nước, đường làng,...nơi sinh hoạt lao động, nơi gặp gỡ

trò chuyện của những ngƣời dân đất Việt thân yêu. Chẳng hạn nhƣ:

Mặt trời càng lên tỏ Bơng lúa chín thêm vàng ...Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng ...Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng

(Thăm lúa – Trần Hữu Thung)

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác heo may

...Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Đó là những khung cảnh bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thƣờng của ngƣời dân đất Việt. Những khung cảnh này đƣợc các nhà thơ khắc họa bằng những câu thơ mang màu sắc trữ tình đậm nét. Dƣờng nhƣ nó đã thổi đƣợc

vào tâm hồn của quần chúng độc giả một sự gần gũi, tình cảm yêu thương tha

thiết, giản dị và chân thành nhƣ chính cuộc sống, tình cảm của những con

ngƣời nơi đây.

Các nhà thơ cũng đã vẽ ra những không gian trận địa: núi, đèo, rừng

sâu, đường mòn, hầm, hào, biển đảo,...nơi sinh hoạt lao khổ, nơi diễn ra

những trận đánh cam go giữa các chiến sĩ của ta với địch; hay ―gọi tên‖ những địa danh quen thuộc trong cuộc kháng chiến trƣờng kì: Mái đình Hồng

Thái/cây đa Tân Trào, sông Đuống, sông Kinh Thầy, sông Mã, núi Mường Hung, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây,...Chẳng hạn nhƣ:

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm

Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

(Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Đó là những khung cảnh hiểm trở, đèo nối đèo, đƣờng mịn khó đi, rừng thiêng nƣớc độc,...khó khăn gian khổ vơ chừng, đƣợc các nhà thơ khắc họa bằng những câu thơ mang đƣờng nét gai góc đậm nét. Qua đó, quần chúng bạn đọc dễ hình dung và cảm nhận đƣợc rõ ràng hơn cuộc sống, tinh

thần của những anh lính vệ quốc, biết vƣợt qua gian khổ, dám hi sinh thân mình để hƣớng tới cái lí tƣởng cao đẹp: mang hịa bình về cho q hương.

Từ sự hình dung, cảm nhận đó, quần chúng bạn đọc cũng sẽ thấy rằng, những gian khổ mà mình đang đối diện trƣớc mắt nó chƣa là gì, và tự mình có thể vực dậy, kéo tinh thần, trách nhiệm của mình (đối với sự nghiệp cao cả của Tổ quốc) lên.

Không gian trong thơ kháng chiến ln có sự kết hợp giữa hƣ và thực. Lấy cái thực của chiều kích khơng gian mênh mông để diễn đạt cái hƣ ảo, thảng thốt của lòng ngƣời. Đặc điểm nổi bật trong trong tƣ duy các các nhà thơ giai đoạn này khi kiến tạo không gian nghệ thuật vẫn là ―sợi dây liên tưởng‖ hồi ức, nối không gian làng quê hiện cùng với các không gian khác nhƣ núi rừng,

biển, đảo… Nó tạo ra ―sợi dây liên kết tình u‖ giữa hậu phƣơng và tiền tuyến,

tạo nên sức mạnh vơ hình cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Trong thơ kháng chiến, đôi khi không gian là chất liệu nghệ thuật để tạo nên cấu tứ của lời thơ, ví dụ nhƣ:

Anh là núi Mường Hung Em là dịng sơng Mã Sông nhiều rêu, nhiều cá Núi nhiều thú, nhiều măng ...Anh là rừng thẳm

Em là suối sâu

...Đời chúng ta rừng núi Suối em phá tan bóng tối Rừng anh chặn lại bão giơng

(Núi Mường Hung, dịng sơng Mã – Cầm Giang)

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

...Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Những hình ảnh so sánh núi sơng, rừng suối, trời nước,...đã tạo nguồn cảm hứng cho lời thơ bằng một không gian mênh mơng để rồi từ đó hịa với những tình cảm sâu lắng của lịng ngƣời, đằm thắm và quyến rũ nhƣ chính vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho sự sống con ngƣời.

Sự kết hợp giữa những không gian ấy khiến bạn đọc cảm nhận đƣợc sự yêu thƣơng, đoàn kết, gắn bó bên nhau, sự tự hào dân tộc, nhớ về nguồn cội của toàn dân tộc ta. Quần chúng nhân dân ta một lòng, sát cánh bên nhau nhƣ

đất với nước, nhƣ núi với sông, nhƣ rừng với suối, không bao giờ chia cắt.

Cách thiết kế không gian nghệ thuật nhƣ trên giúp cho việc xây dựng, tổ chức thông điệp thơ của tác giả đƣợc rõ nét và có sức chuyển tải cao hơn, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, một lịng vì Tổ quốc.

Thời gian và khơng gian nghệ thuật quả là yếu tố quan trọng cho quá trình gợi mạch cảm xúc của lời thơ. Đó là những ngơn ngữ của lối diễn tả hình ảnh, màu sắc sống động mang âm điệu của hình thức diễn xƣớng đậm chất dân gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)