Dạng thức kết cấu cú pháp của tiêu đề

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 70 - 72)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

2.1. Tác động qua tiêu đề bài thơ

2.1.1.2. Dạng thức kết cấu cú pháp của tiêu đề

Do tính mục đích, tiêu đề thơ giai đoạn này sử dụng phổ biến dạng ngữ đoạn ngắn để thơng báo. Bên cạnh đó cũng có dạng thức câu đơn và từ. Nhờ cấu tạo ngắn gọn về mặt hình thức và súc tích về nội dung thơng báo nên các tiêu đề thơ là một ngữ đoạn ngắn rất dễ tiếp cận quần chúng bạn đọc và khi tiếp cận thì quần chúng dễ nắm bắt ý và dễ nhớ. Dƣới đây là một vài mô tả sơ bộ:

a) Tiêu đề bài thơ là một câu

Qua khảo sát tƣ liệu chúng tơi thấy rằng, khơng có tiêu đề bài thơ nào đƣợc cấu tạo từ một câu phức bởi vì, liên mệnh đề thƣờng có độ dài khá lớn để biểu đạt nhiều sự tình, nó khơng thể hiện đƣợc đầy đủ bản chất cũng nhƣ chức năng hô gọi, gây khiến quần chúng bạn đọc giai đoạn này. Trong 133 bài thơ đƣợc tiến hành khảo cứu, kết quả cho thấy có 14/133 tiêu đề bài thơ là một câu đơn, cụ thể nhƣ: Mn vàn tình u thương trùm lên khắp quê hương;

Thầy giáo đi bộ đội, Trời mỗi ngày lại sáng;...chiếm 10,5%. Còn tất cả các

trƣờng hợp khác đều đƣợc cấu tạo từ một ngữ, hoặc một từ.

b) Tiêu đề bài thơ là một ngữ

Đây là dạng điển mẫu nhất của các tiêu đề thơ kháng chiến đƣợc khảo sát. Qua phân tích tƣ liệu chúng tơi thấy, có 106/133 tiêu đề bài thơ là một ngữ (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ hoặc trang ngữ), chiếm 79,7%. Hiện tƣợng này xuất phát từ bản chất của thơ kháng chiến. Thơ kháng chiến đƣợc coi là sản phẩm truyền thơng có tính đại chúng, chủ thể thơ khơng mang tính cá nhân. Cả cộng đồng cùng chia sẻ một giá trị, một ý chí trong nội dung của tiêu đề bài thơ, vì vậy dạng thức ―vơ nhân xƣng‖ (khơng có chủ ngữ) để biểu đạt là phù hợp nhất.

Bài ca vỡ đất; Bài thơ của một người yêu nước mình; Một cuộc hành quân; Bài thơ Việt Bắc; Cuộc chia li màu đỏ; Bài thơ về hạnh phúc; Đoàn thuyền đánh cá; Bài ca xuân 68; Người con gái Việt Nam; Những năm sáu mươi;...

+ Dạng thức động ngữ:

Lên Cấm Sơn; Phá đường; Giết giặc; Nhớ máu; Lên Tây Bắc; Nhớ con sông quê hương; Nhớ miền Đông; Gửi em, cô gái thanh niên xung phong; Đi thuyền trên sông Đáy; Thăm lúa; Gửi miền Bắc; Gửi nơng dân; Sống trong hầm bí mật;...

Đứng đầu các tiêu đề là các động từ, thƣờng thể hiện ý chí cao, sự quyết tâm mạnh chứa chất khí thế và tinh thần tiến cơng, tinh thần gia tăng sản xuất, tăng thêm ý thức cho chiến sĩ và nhân dân. Bởi vậy, dạng thức này chiếm ƣu thế nhất trong số các tiêu đề bài thơ đƣợc khảo sát.

+ Dạng thức tính ngữ, ví dụ nhƣ bài: Quang vinh Tổ quốc chúng ta của nhà thơ Tố Hữu.

+ Dạng thức giới ngữ, ví dụ nhƣ:

Giữa thành phố trụi (Tố Hữu); Bao giờ trở lại (Hồng Trung Thơng). c) Tiêu đề bài thơ là một từ:

Việt Bắc; Đồng chí; Lượm; Nhớ; Vàm Cỏ Đơng; Cá nước; Trường Sơn; Đất nước; Núi Đôi; Tây Tiến;...với 13/133 bài (chiếm 9,8%).

Tiêu đề bài thơ phân loại theo kết cấu cú pháp Số lƣợng bài/Tổng số bài (133 bài) Phần trăm (%) Câu đơn 14 10,5% Ngữ 106 79,7% Từ 13 9,8%

Qua những kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy rằng, tiêu đề bài thơ là

một ngữ chiếm số lƣợng lớn nhất, sau đó là từ và cuối cùng là câu đơn.

+ Tiêu đề là một ngữ chiếm số lƣợng lớn nhất bởi nó có độ dài ngắn vừa phải và quan trọng hơn là nó có khả năng bao qt đƣợc nội dung (thơng điệp) của cả bài thơ.

+ Tiêu đề bài thơ là một từ không phản ánh hết nội dung của bài thơ. + Còn tiêu đề bài thơ là một câu gần nhƣ ít tạo ra đƣợc điểm nhấn cho nội dung của thông điệp kiểu nhƣ các ngữ (danh ngữ và động ngữ nhƣ đã mô tả ở trên).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)