Dung lượng (độ dài) của tiêu đề

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 66 - 70)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

2.1. Tác động qua tiêu đề bài thơ

2.1.1.1. Dung lượng (độ dài) của tiêu đề

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, tiêu đề các bài thơ thƣờng ngắn, thể hiện ở số lƣợng tiếng ít. Khi phân tích tƣ liệu, chúng tơi thấy, những tiêu đề chẵn, ngắn 2 tiếng và 4 tiếng chiếm số lƣợng nhiều nhất (đặc biệt là những tiêu đề 4 tiếng). Điều này cũng phù hợp bởi một số lí do:

+ Vừa đủ để ơm chứa, bao hàm nội dung biểu hiện trong văn bản thơ + Vừa tạo ra sự cân đối, sóng đơi giữa các vế trong tiêu đề, phù hợp với đặc trƣng tâm lí văn hóa của ngƣời Việt (trọng sự cân đối, hài hòa)

+ Tiêu đề bài thơ không quá dài giúp bạn đọc dễ ghi nhớ và dễ sử dụng hơn. Ví dụ nhƣ bài ―Nhớ Huế quê tôi” của Thanh Tịnh. Tiêu đề bài thơ không quá dài, giúp bạn đọc dễ nhớ, dễ thuộc và quan trọng hơn là tiêu đề bài thơ biểu đạt đƣợc rõ ý, ôm chứa đầy đủ nỗi niềm của tác giả: nhớ Huế nhƣng

mà Huế đó là q tơi (chứ khơng phải của bạn tơi hay một ai khác); nỗi nhớ

quê (Huế) đó là nỗi nhớ của tơi.

Cịn những tiêu đề bài thơ q ngắn (01 chữ) thì khó ơm chứa hết nội dung bên trong của thi phẩm; những bài thơ có tiêu đề quá dài (trên 05 chữ, đặc biệt là 10 chữ), ngƣời đọc lại khó nhớ, khó thuộc và nhà thơ cũng khơng tạo ra đƣợc ―điểm nhấn‖ cho thơng điệp mà mình muốn gửi gắm ở tiêu đề.

Dƣới đây là những kết quả cụ thể mà chúng tôi khảo cứu đƣợc:

+ Tiêu đề bài thơ 1 tiếng chiếm số lƣợng rất ít, chỉ có 03/133 bài, chiếm 2,2%. Cụ thể ở đây là bài Nhớ (1948) của Hồng Nguyên, bài Nhớ (1969) của Phạm Tiến Duật và bài Lượm (1949) của Tố Hữu.

+ Tiêu đề bài thơ 2 tiếng chiếm số lƣợng nhiều với 27/133 bài, tƣơng ứng với 20,3%. Ví dụ nhƣ:

Tây Tiến (Quang Dũng); Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi); Đất nước (Nguyễn

Khoa Điềm); Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Thăm lúa (Trần Hữu Thung);

Đèo Cả (Hữu Loan); Việt Bắc (Tố Hữu); Bếp lửa (Bằng Việt); Quê hương

(Giang Nam); Đồng chí (Chính Hữu); Núi Đơi (Vũ Cao); Nhớ máu (Trần Mai Ninh); Nhớ Bắc (Huỳnh Văn Nghệ); Cha tôi (Lê Đạt);…

+ Tiêu đề bài thơ 3 tiếng cũng chiếm số lƣợng khá nhiều với 19/133 bài, tƣơng ứng với 14,3%. Ví dụ nhƣ:

Tre Việt Nam (Nguyễn Duy); Nhớ miền Đông (Xuân Miễn); Lên Cấm

Sơn (Thôi Hữu); Lên Tây Bắc (Tố Hữu); Gửi miền Bắc (Tế Hanh);…

+ Tiêu đề bài thơ 4 tiếng chiếm số lƣợng nhiều nhất với 40/133 bài, tƣơng ứng với 30,1%. Ví dụ nhƣ:

Nhớ mưa quê hương (Lê Anh Xuân); Màu tím hoa sim (Hữu Loan);

Bên kia sơng Đuống (Hồng Cầm); Bóng cây kơ nia (Ngọc Anh); Đi dọc miền Trung (Phạm Đình Ân); Bài ca vỡ đất (Hồng Trung Thơng); Hạt gạo làng ta

Chấn); Bài thơ Việt Bắc (Trần Dần); Một cuộc hành quân (Khƣơng Hữu Dụng); Muối của cụ Hồ (Bàn Tài Đồn); Nhớ Huế q tơi (Thanh Tịnh); Sợi

nhớ sợi thương (Thúy Bắc);…

+ Tiêu đề bài thơ 5 tiếng chiếm số lƣợng 17/133 bài, tƣơng ứng với 12,8%. Ví dụ nhƣ:

Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh); Đi thuyền trên sơng Đáy (Hồ Chí

Minh); Cuộc chia li màu đỏ (Nguyễn Mĩ); Bài thơ về hạnh phúc (Bùi Minh Quốc); Bài ca lái xe đêm (Tố Hữu); Sống trong hầm bí mật (Hồng Trung Thơng);…

+ Tiêu đề bài thơ 6 tiếng và 7 tiếng đều chiếm số lƣợng ít, đều là 9/133

bài, tƣơng ứng là 6,8%. Ví dụ nhƣ: (6 tiếng):

Trường Sơn Đơng – Trường Sơn Tây (Phạm Tiến Duật); Núi Mường Hung dịng sơng Mã (Cầm Giang); Nữ anh hùng Nguyễn Thị Bươi (Hồ Chí Minh);...

(7 tiếng):

Thư gửi người bạn xa đất nước (Bằng Việt); Beethoven và âm vang hai thế kỉ (Bằng Việt); Các vị La Hán chùa Tây Phương (Huy Cận); Chiến trường

gần đến chiến trường xa (Huy Cận); Kết nạp Đảng trên quê mẹ (Chế Lan

Viên);…

+ Tiêu đề bài thơ 8 tiếng chiếm số lƣợng rất ít, chỉ với 5/133 bài, tƣơng

ứng với 3,7%. Ví dụ:

Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao); Tổ quốc bao

giờ đẹp thế này chăng? (Chế Lan Viên); Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ

(Hồ Chí Minh); Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính (Phạm Tiến Duật); Mặc dù

trong đêm, mặc dù trong tối (Chế Lan Viên).

+ Khơng có bài thơ nào có tiêu đề 9 tiếng trong số các bài thơ đƣợc khảo sát.

+ Tiêu đề bài thơ 10 tiếng chỉ có 03 bài, đó là bài Mn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương (1969) của Việt Phƣơng, bài Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi (Chế Lan Viên) và bài Thơ tặng ba cụ lão du kích ở Cao Bằng (Hồ Chí Minh), tƣơng ứng với 3/133 (2,2%).

+ Tiêu đề bài thơ 15 tiếng có duy nhất 01 bài, đó là bài Thơ khen ngợi hai nhi đồng liên lạc trong bộ đội chiến khu II (1947) của Hồ Chí Minh,

tƣơng ứng với 1/133 (0,8%).

+ Khơng có bài thơ nào có tiêu đề từ 11-14 tiếng và trên 15 tiếng trong

số các bài thơ đƣợc khảo sát.

Tiêu đề bài thơ đƣợc phân loại theo

số lƣợng tiếng

Số lƣợng bài/Tổng số

bài (133 bài) Phần trăm (%)

01 tiếng 3 2,2% 02 tiếng 27 20,3% 03 tiếng 19 14,3% 04 tiếng 40 30,1% 05 tiếng 17 12,8% 06 tiếng 9 6,8% 07 tiếng 9 6,8% 08 tiếng 5 3,7% 09 tiếng 0 0% 10 tiếng 3 2,2% Từ 11-14 tiếng 0 0% 15 tiếng 1 0,8% Trên 15 tiếng 0 0%

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)