Hình tượng người lính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 96 - 97)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

3.1.2. Tác động qua hình tƣợng nghệ thuật của bài thơ

3.1.2.2. Hình tượng người lính

Đi qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài và khốc liệt, các thế hệ ngƣời lính đã thực hiện vẻ vang sứ mệnh lịch sử của mình và ghi dấu bằng những vẻ đẹp vừa cao cả, vừa gần gũi, vừa bi hùng, vừa giản dị, ấm áp trong thơ ca kháng chiến.

Mƣợn hình tƣợng ngƣời lính, các nhà thơ đã tác động đến bạn đọc thông qua việc biểu đạt ―tinh thần nhận lĩnh trách nhiệm‖ cao cả của ngƣời lính trƣớc lịch sử, đất nƣớc và nhân dân. Thế hệ chống Pháp nói về ý chí, quyết tâm lên đƣờng, sẵn sàng bỏ lại cuộc sống bình yên bằng những hình ảnh cụ thể, đầy sức gợi, nhuốm khơng khí rất đặc trƣng của những ngày đầu cách mạng:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

(Nguyễn Đình Thi)

Thái độ dứt khoát khi lên đƣờng đi chiến đấu bảo vệ dân tộc của những ngƣời lính ra đi từ các miền quê cũng đƣợc các nhà thơ thể hiện bằng các ngôn từ chất phác, giản dị nhƣng không kém phần quyết liệt:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

(Chính Hữu)

Bằng những ngơn từ sinh động, các nhà thơ đã tạo ra đƣợc những nét vẽ ấn tƣợng, sâu sắc, đậm chất bi hùng, hào sảng về những anh lính cụ Hồ trong cuộc chiến chống giặc thù. Điều đó giúp xóa nhịa đi sự do dự, kích

thích tinh thần chiến đấu, sự quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến cùng trong tâm thức của mỗi quần chúng bạn đọc.

Việc xây dựng những hình ảnh ngƣời lính anh dũng, quật cƣờng, tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn trong khó khăn, gian khổ của cuộc chiến, các bài thơ thời kì này đã làm dấy lên trong lòng quần chúng bạn đọc sự yêu thƣơng, sự ngƣỡng mộ, tự hào đối với các chiến sĩ, đồng bào mình. Hơn nữa, khí phách anh hùng hiên ngang, không sợ hiểm nguy, quả cảm cũng dễ bùng cháy trong tâm can của quần chúng bạn đọc khi họ tham gia vào cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

Có thể nói, ngƣời lính, anh bộ đội cụ Hồ là một trong những hình tƣợng trung tâm, xuyên suốt, chiếm trọn rung cảm thẩm mĩ của các thế hệ nhà thơ thời kì này và có tính tác động mạnh mẽ đến ý thức cách mạng của quần chúng bạn đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)