Hình tượng mẹ và em

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 99 - 100)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

3.1.2. Tác động qua hình tƣợng nghệ thuật của bài thơ

3.1.2.4. Hình tượng mẹ và em

Trong văn học nói chung và thơ kháng chiến nói riêng - hình tƣợng mẹ và em (vợ/ngƣời yêu/em gái) là những hình ảnh đẹp và ấm áp nhất. Hai hình tƣợng này có sức khơi dậy tinh thần chiến đấu diệt thù mãnh liệt; sƣởi ấm, xoa dịu những khó khăn, nhọc nhằn, gian khổ của những ngƣời lính khơng tiếc thân mình ra đi chiến đấu diệt thù, bảo vệ Tổ quốc.

Mẹ - hình tƣợng có khả năng khái qt đƣợc tầm vóc, phẩm chất của Tổ quốc Việt Nam. Hình ảnh ấy, thầm lặng mà mãnh liệt, dịu dàng, thủy chung mà anh dũng, kiên trung, giản dị, đau thƣơng, hào hùng và tƣơi thắm vô ngần. Đấy là những con ngƣời: "Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa".

Hình tƣợng mẹ đã xuyên suốt trong dòng thơ kháng chiến và tỏa sáng nhất trong nhiều tập thơ của nhà thơ Tố Hữu nhƣ: Bà má Hậu Giang (Từ ấy – 1937 - 1946), Bà Bủ, Bà Bầm (Việt Bắc- 1946 - 1954), Mẹ Tơm (Gió lộng-

1954 - 1961), Mẹ Suốt (Ra trận - 1962- 1974)…

Những câu thơ miêu tả về hình ảnh của ngƣời mẹ bao giờ cũng chứa một sự tình mang chủ đích của ngƣời nói. Đây là điều quan trọng. Khi vẽ ra hình tƣợng ngƣời mẹ, các nhà thơ luôn xuất phát từ một mong muốn: khơi dậy trong tâm thức bạn đọc sự biết ơn đối với Mẹ - một thế hệ đồng bào yêu nƣớc, hi sinh mình vì Tổ quốc, nhƣ vì chính sinh mạng của những đứa con mình; khơi dậy trong bạn đọc sự nhận lĩnh trách nhiệm phải diệt thù báo quốc.

Ví dụ nhƣ bài Bầm ơi, Tố Hữu đã khắc họa một ngƣời mẹ lam lũ, vất vả, thầm lặng quên nỗi đau của mình để hƣớng về con ngƣời ngoài mặt trận, hƣớng về Tổ Quốc:

Con đi trăm núi ngàn khe/Chưa bằng muôn nỗi tái tê lịng Bầm/Con đi đánh giặc mười năm/Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sáu mươi.

Hay hình ảnh những ngƣời em, ngƣời yêu mãi mãi nằm xuống đi vào thơ ca nhƣ những hình ảnh xúc động nhất.

Đó là ngƣời vợ trẻ nơi hậu phƣơng ngã xuống:

Nhưng không chết người trai khói lửa/Mà chết người em nhỏ hậu phương.

(Màu tím hoa sim – Hữu Loan) Đó là cô em gái nhà bên chết anh dũng nơi quê nhà:

Mới đến đầu ao, tin sét đánh/Giặt giết em rồi, dưới gốc thông/Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa/Em sống trung thành, chết thủy chung.

(Núi đôi – Vũ Cao)

Những đau thƣơng mất mát của những con ngƣời đó sẽ thức dậy trong lịng bạn đọc sự hận thù đối với giặc ngoại xâm, nuôi dƣỡng thêm tình yêu Tổ quốc trong họ nhƣ trong hai câu thơ trong bài Quê hương của nhà thơ Giang

Nam: Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/Có một phần xương thịt của

em tơi.

Có thể nói, những hình ảnh ấy sẽ tiếp thêm sinh lực, sức mạnh cho những anh lính vệ quốc nơi chiến tuyến chống giặc ngoại xâm, cố gắng hết mình đem lại hịa bình về cho q hƣơng, đất nƣớc; khơi dậy trong lòng quần chúng độc giả nơi hậu phƣơng sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm trong lao động sản xuất, vun đắp, khích lệ tinh thần những ngƣời lính nơi tiền tuyến xa xơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)