Lí luận của Halliday về chức năng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 38 - 40)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.2.2. Lí luận của Halliday về chức năng xã hội

Halliday là nhà chức năng luận coi trọng chức năng xã hội, chức năng tƣ tƣởng của các hoạt động ngôn ngữ và của bản thân ngôn ngữ [117].

Halliday có lí khi gọi bình diện nghĩa học là bình diện biểu hiện, nghĩa là sự biểu hiện này nằm trong nội dung nghĩa nhằm biểu đạt sự tình trong thế giới đƣợc miêu tả. Nội dung biểu hiện đƣợc xét nhƣ một thông điệp, thông báo. Halliday đã chia khái niệm quá trình thành những nội dung nhƣ vật chất, tinh thần trong đó có ngƣời hành động là trung tâm, có ngƣời thể nghiệm là trung tâm, cịn quan hệ thì trong đó cũng có sự vật trả lời cho câu hỏi là cái gì,

ở chỗ nào, của ai? Quá trình biểu hiện bằng các ứng xử nhƣ cảm nghĩ, nói năng, trong đó có ngƣời nói, ngƣời nghe, đơi khi có cả ngƣời hƣởng lợi, ngƣời tác động. Gắn với q trình này có tham thoại khác nhau với những nét khu biệt về nghĩa.

Điều mới nhất của Halliday là nhìn chức năng giao tiếp của ngơn ngữ trong những khía cạnh xã hội nhƣ một hệ thống dƣới dạng kinh nghiệm. Nó gắn với chức năng tƣ tƣởng. Quan niệm này đã mở lối đƣa ra một loạt những khái niệm công cụ để tiếp cận câu và nghĩa của câu, văn bản.

Halliday cũng nhƣ Chomsky, từ ngôn ngữ trẻ em ông cho rằng phải nắm vững chức năng ngơn ngữ vì ngơn ngữ là công cụ vừa đa chức năng, vừa chuyên dụng. Bao trùm là chức năng biểu hiện của ngôn ngữ. Các tiểu chức năng chính là cách sử dụng khác nhau của ngôn ngữ.

Đối với ngơn ngữ ngƣời lớn thì các chức năng hàm nghĩa phong phú và trừu tƣợng hơn, bao gồm:

+ Chức năng tƣ tƣởng liên quan đến chủ đề

+ Chức năng văn bản liên quan đến cấu trúc của ngôn ngữ + Chức năng liên nhân

Ba chức năng này góp phần tạo ra tiềm năng ý nghĩa ngôn ngữ, cái sẽ đƣợc hiện thực hóa trong các cấu trúc.

Ngơn ngữ trong khi là hành động xã hội chịu sự chi phối rất lớn của ngữ cảnh, nghĩa của từ hay nghĩa của câu đều một phần do ngữ cảnh quyết định. Ngữ cảnh là cấu trúc biểu tƣợng với ba nội dung lớn:

+ Toàn cảnh + Phƣơng thức

+ Ngƣời nói (Các vai xã hội của chủ thể người nói trong hoạt động

Ngƣời nói có thể thay đổi vai theo các tình huống xã hội khác nhau với các HĐNT thích hợp. Ba nội dung trên tƣơng tác nhau, quyết định sự lựa chọn các biến thể của ngôn ngữ trong sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)