Diễn ngơn (DN) và phân tích diễn ngơn (PTDN)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 45 - 53)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.2.4. Diễn ngơn (DN) và phân tích diễn ngơn (PTDN)

Bởi lẽ các bài thơ đƣợc lựa chọn khảo cứu trong luận án này đều tồn tại dƣới dạng các DN (đơn và phức), cho nên, trên phƣơng diện lí luận, đề tài cần thiết phải dựa vào lí luận về PTDN. Dƣới đây là những trình bày sơ bộ về DN và phƣơng pháp PTDN.

a) Diễn ngôn (ngôn bản) và văn bản

Trong các tài liệu ngôn ngữ học tiếng Việt, thuật ngữ DN (ngôn bản)

đƣợc dịch từ chữ discourse và thuật ngữ văn bản đƣợc dịch từ chữ text của tiếng Anh. Thực tế, các thuật ngữ trên có khi đƣợc dùng ở các trƣờng hợp đối lập tuyệt đối: DN chỉ sản phẩm hồn chỉnh của ngơn ngữ nói, cịn văn bản chỉ sản phẩm hồn chỉnh của ngơn ngữ viết; ngƣợc lại, có khi, chúng đƣợc dùng để thay thế cho nhau: ngƣời ta nói đến DN (ngơn bản) nói và DN (ngơn bản)

viết hoặc văn bản nói và văn bản viết (xem: Diệp Quang Ban, 1995; Đỗ Hữu

Châu, 1995b; Nunan, 1997; Trần Ngọc Thêm, 1989; v.v.). Điều này đã gây khơng ít khó khăn, nhầm lẫn cho ngƣời nghe, ngƣời đọc các tài liệu về ngôn ngữ học.

Từ trƣớc đến nay, có nhiều định nghĩa về DN (discourse). Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:

- ―Một chuỗi ngơn ngữ được nhận biết là có ý nghĩa, thống nhất và có

mục đích‖ [121, tr.156]

- “DN chỉ một sản phẩm giao tiếp trong ngữ cảnh” [86, tr.37]

- “DN là một chuỗi ngôn từ liên tục lớn hơn một câu, thường tạo nên

một đơn vị có tính mạch lạc (coherence). Sự nghiên cứu các đơn vị này thường được gọi là PTDN, cịn gọi là ngơn ngữ học DN (discourse linguistics). Theo nghĩa rộng, hiểu biết về DN bao gồm một tổng thể, những chuẩn mực, sự ưa chuộng (preference) và sự chờ đợi (expectations) liên kết ngôn từ với ngữ cảnh. Nhờ chúng, những người sử dụng ngôn ngữ tạo nên và

thuyết giải các cấu trúc DN của ngơn từ của mình (như tự sự, hội thoại, thỉnh cầu, lập luận v.v.)” [123].

Các định nghĩa trên tuy khơng hồn tồn giống nhau nhƣng có điểm chung là đều nhấn mạnh tới tính liên tục của chuỗi ngơn ngữ lớn hơn phát ngơn, tính mạch lạc và tính đồng quy về một HĐNT chủ đạo nào đó (nhƣ tự

sự, thỉnh cầu, lập luận, v.v.) hoặc liên kết với nhau tạo thành một đơn vị hội

thoại theo một kiểu loại hội thoại nào đó (Nhƣ phỏng vấn, hành lễ trong nhà

thờ, v.v.).

Cách hiểu trên đây về DN hồn tồn có thể áp dụng cho những DN chỉ

do một người thực hiện (nói hoặc viết), dù cho ngƣời nghe có mặt hoặc vắng

mặt. Tuy nhiên, nó sẽ gặp khó khăn khi đƣợc nhận diện các DN trong giao tiếp

mặt đối mặt, trong đó, các nhân vật giao tiếp đều chủ động nói. Trong trƣờng hợp

này ta nên giải quyết ra sao? Chúng tôi cho rằng:

- DN là lời của từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp. Cũng có thể có những DN do hai hay hơn hai nhân vật giao tiếp tạo nên (nhƣ trong các

cuộc hội thoại tay ba, tay tƣ, hoặc quảng cáo, v.v. chẳng hạn).

- Tổng những lời nói của một người trong một cuộc hội thoại có thể là

một DN liên tục hay ngắt quãng (do nhân vật kia), mà cũng có thể là một số

DN, mặc dù, xét cho cùng, tất cả các DN bộ phận đều đồng quy vào một đích giao tiếp mà ngƣời nói đó đặt ra từ đầu. Lúc này, tiêu chí để phân định DN sẽ là hành động giao tiếp chủ đạo. Đích của DN sẽ đƣợc thực hiện bởi hành động giao tiếp chủ đạo này.

Luận án rất chia sẻ với định nghĩa về DN của Đỗ Hữu Châu trong giáo trình ―Đại cương ngôn ngữ học‖ (tập 2, 2001): DN là thuật ngữ chung để chỉ

tất cả các đơn vị lời nói phù hợp với những tiêu chuẩn nêu trên. Tùy theo đường kênh hay dạng ngơn ngữ được sử dụng mà ta có DN nói hay DN viết. DN có thể là một phát ngơn mà cũng có thể là một chuỗi gồm nhiều phát

ngơn. DN có cả mặt động và mặt tĩnh: DN là một quá trình sản sinh ra và liên kết các phát ngơn thành một chỉnh thể, đồng thời, đó cũng là tên gọi của sản phẩm ngơn từ do chính q trình đó tạo nên. [16, tr.35]

b) Phân tích diễn ngơn

b1) Các yếu tố ngôn ngữ trong phạm trù diễn ngơn:

Nhƣ trình bày ở trên ―diễn ngôn‖ là khái niệm cịn ―phân tích diễn

ngơn‖ là phương pháp và các kĩ năng. Nội dung tổng thể của ―phân tích diễn ngơn‖ là phân tích các yếu tố ngôn ngữ trong phạm trù DN. Các yếu tố đó chính là: ngữ cảnh, liên kết, mạch lạc và lập luận.

i) Ngữ cảnh

Chúng ta thấy, DN là ngôn ngữ trong sử dụng chứ không phải trong hệ thống nên PTDN phải quan tâm đến ngữ cảnh, thậm chí phải coi ngữ cảnh là yếu tố quan trọng. Nhờ ngữ cảnh ngƣời ta thấy đƣợc sự quy chiếu nó với các tình huống mà ngƣời nói tạo ra DN và tình huống mà trong đó DN hoạt động. Theo các nhà ngữ học, có hai loại ngữ cảnh: ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh phi ngôn ngữ. Ngữ cảnh ngôn ngữ đƣợc bao hàm hoặc đi kèm với sản phẩm DN đƣợc phân tích. Ngữ cảnh phi ngơn ngữ thì thuộc về kinh nghiệm trong đó DN diễn ra. Ngữ cảnh phi ngơn ngữ bao gồm những sự kiện giao tiếp, ví dụ nhƣ câu chuyện, bài thuyết trình, lời chào, lời hội thoại, đề tài, mục đích, sự kiện,...

Bên cạnh ngữ cảnh cũng cần nói đến tình huống giao tiếp. Tình huống giao tiếp liên quan đến cả ngƣời nghe và ngƣời nói. Đối với ngƣời nói, các tham thoại đối mặt với nhau, cịn trong ngơn ngữ viết thì tình huống đƣợc suy ra từ văn bản. Do vậy ta thấy ngôn ngữ viết bao giờ cũng cơ đọng vì nó ―đóng gói thơng tin‖ nhiều hơn so với nói. Khi nói, thơng tin bị tản, không tập trung nhƣ văn bản viết.

DN dựa trên chức năng giao dịch, đó là sự truyền đạt thông tin và chức năng liên nhân tức là quan hệ giữ ngƣời nói và ngƣời nghe trên bình diện

quan hệ xã hội. Nói tóm lại, đã là DN thì phải là một sản phẩm giao tiếp trong ngữ cảnh nhất định; đã là một DN, dù là ngơn bản hay văn bản thì chúng đều phải có phƣơng thức tổ chức, trong đó, các câu nối với nhau có hệ thống, có tính lí do và theo một quy trình, loại trừ các yếu tố có tính ngẫu nhiên.

ii) Liên kết

Liên kết là một trong những phƣơng thức để tạo lập DN. Bản chất của DN là một tổng thể có nghĩa hồn chỉnh. Nghĩa hồn chỉnh đó lại đƣợc biểu đạt thành nghĩa bộ phận là những thành phần hay những thành tố. Ở đây có hai yếu tố quan trọng đó là những thành tố (các mệnh đề/cú) và sự liên kết chúng theo cấu trúc. Mệnh đề là phƣơng tiện biểu đạt phán đoán, các nhận định và quan trọng nhất nó là hạt nhân của câu, sự tình. DN là một chuỗi các sự tình nối với nhau bằng những liên kết hình thức mà chúng ta có thể nhận dạng qua các phƣơng tiện nhất định.

Ở đây lơ gích là nền tảng rất quan trọng. DN không phải là tập hợp đơn giản các câu ngẫu nhiên mà là sự sắp xếp có chủ ý. Ở chiều sâu, đó là liên kết

lơ gích. Đối với một DN, trên phƣơng diện lơ gích cịn phải có một tƣơng

quan đáng kể với khả năng nhận dạng về nghĩa vì DN biểu đạt nghĩa chứ khơng biểu đạt trực tiếp lơ gích. Liên kết lơ gích có cƣơng vị quan trọng trong việc định hình, điều tiết và phát triển nội dung DN. Phải hiểu đƣợc liên kết lơ gích vì nó giúp ta nhận diện cấu trúc nghĩa của DN. Trơng bề ngồi thì đơn giản nhƣng quan hệ lơ gích đƣợc đánh dấu bằng những phƣơng tiện khá phức tạp. Nhƣ vậy lơ gích là sợi chỉ ngầm xuyên qua các câu (các phát ngơn) định hình nghĩa trong khn khổ các DN.

Hai nhà ngôn ngữ học chức năng là Halliday và Hasan, năm 1976 đã nêu ra cách thức thƣờng gặp trong DN, đó là liên kết quy chiếu, liên kết bằng phép thế, liên kết bằng phép tỉnh lƣợc, liên kết nối và liên kết từ vựng.

Brown và Yule là hai tác giả cũng có những ý kiến rất hay về phép liên kết trong cuốn sách ―phân tích diễn ngơn‖. Brown coi DN là ngôn từ của hành động giao tiếp và quan tâm đến những ngun lí kết nối mà trong đó nó đã ràng buộc DN với nhau. Khái niệm về liên kết với những khái niệm tiếp theo nhƣ phép nối, tỉnh lƣợc, phép thế cũng đƣợc ông chia sẻ nhiều với Halliday.

Trong tiếng Việt có một phép liên kết đƣợc sử dụng rất nhiều đó là

phép đối. Phép đối dựa trên ngun lí là các phát ngơn bao giờ cũng có tính

cân đối. Khi xuất hiện nửa này thì bao giờ nó cũng tính đến sự xuất hiện của nửa kia. Do vậy phép này trở thành một trong những phép liên kết quan trọng (Tổ quốc trên hết. Tiền tuyến trước hết.)

iii) Mạch lạc

Mạch lạc đƣợc coi là một phƣơng thức liên kết trong tổ chức DN. Mạch lạc là đặc trƣng đồng thời của cấu trúc nghĩa DN (trên phƣơng diện chức năng, ngữ nghĩa, ngữ dụng). Cũng nhƣ thế mạch lạc đƣợc đặt trong mối quan hệ tƣơng liên với việc phân tích liên kết hình thức DN. Đó là sự liên thơng thơng suốt nhằm đảm bảo cho một DN có đƣợc một nội dung bao quát, một chức năng thống nhất. Mạch lạc làm mất đi tính ngẫu nhiên giữa các phát ngơn cụ thể, những câu cụ thể mà mới nhìn dƣờng nhƣ chúng khơng có liên quan gì đến nhau.

Mạch lạc đóng vai trò tổ chức ngầm trong sự liên kết tạo lập DN. Một chuỗi sự kiện đặt trong ngữ cảnh, nhờ mạch lạc mà trở thành có nghĩa DN. Cũng nhƣ liên kết hình thức, mạch lạc có các quy tắc trong liên hội các thành phần của DN. Cái đó khác với quy tắc ngữ pháp nhƣ chúng ta quan niệm ở bậc câu. Các quy tắc này phải phân tích với ngữ cảnh thì mới xác lập đƣợc những mối quan hệ có nghĩa trong DN. Khi sử dụng khái niệm mạch lạc thì phải đặt nó trong ngữ cảnh mở và chỉ nhờ ngữ cảnh thì mạch lạc mới hiện ra.

Nhờ liên kết hình thức và mạch lạc thì DN, tự thân nó sẽ thiết lập đƣợc các thơng điệp có tính minh bạch. TTXH dựa vào cơ sở này. Chức năng DN đƣợc phân bổ cho từng phát ngôn, từng câu. Việc tạo ngữ cảnh phải sao cho đủ để tạo ra các phát ngơn thành phần thì mạch lạc mới đƣợc chấp nhận. Đây là điều cực kì quan trọng đối với mạch lạc.

iiii) Lập luận

Lập luận là một phƣơng thức hoạt động ngôn ngữ thiên ngữ dụng (trong các DN TTXH lập luận với mục đích thuyết phục, tác động). Thực ra, lập luận vốn là một vấn đề khơng mới, liên quan đến lơ gích thuyết trình của các diễn giả. Gần đây, khi nhà ngôn ngữ học Ducrot gợi ý là nên nghiên cứu nó trong địa hạt ngơn ngữ học thì ngƣời ta đã tìm cách bổ sung nó nhƣ một nội dung ngữ dụng học.

Trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy thì diễn giả bao giờ cũng sắp đặt các lập luận. Họ chuẩn bị những lí lẽ và luận chứng để dẫn ngƣời ta đến kết luận. Với kết luận đó ngƣời nghe có thể tiếp nhận hay bác bỏ. Ngƣời nói ln muốn ngƣời nghe tiếp nhận (chứ khơng muốn bác bỏ) hay ít nhất thì cũng phải có sự chia sẻ, tuy nhiên đây lại là ngun tắc lƣỡng phân lơ gích. Trên phƣơng diện DN, lí thuyết lập luận đã chỉ ra rằng khi ngôn ngữ trong tƣ thế lập luận thì DN phải là một chuỗi ngơn từ biểu nghĩa sự tình, nhận xét, bình luận,...Điều quan trọng là chuỗi ngơn từ đó phải diễn giải đƣợc những lí lẽ xác đáng của lơ gích, biện minh cho những kết luận.

Lập luận có hai phƣơng diện: những lí lẽ/luận chứng và kết luận. Lí lẽ đó có đƣợc nhờ ngƣời ta có căn cứ. Trên bình diện lơ gích thì quan hệ giữa luận cứ và kết luận là có tính tất yếu. Tuy nhiên, lập luận bằng ngơn ngữ thì khơng hẳn nhƣ thế, có cái tất yếu và cũng có cái khơng tất yếu, nó có tính tùy nghi hơn.

Các luận cứ ngơn từ có rất nhiều loại, có thể là một thông tin tƣờng thuật nhƣng cũng có thể là một quy tắc ứng xử nào đó.

Về mặt ngơn từ, có thể nhận ra phƣơng diện khác nhau trong hoạt động lập luận, đó là dùng lí và dùng lẽ. Lí đƣợc hiểu nhƣ điều đƣợc coi là đúng (theo chủ quan) đƣa ra trong tranh luận, biện minh. Lẽ đƣợc hiểu là điều đƣợc coi là đúng, là phải, là hợp đạo lí một cách tự nhiên với cộng đồng (thƣờng đƣợc dùng để khuyên nhủ, khuyên bảo).

Mục tiêu cuối cùng của lập luận là kết luận. Kết luận nhằm thuyết phục ngƣời nghe, tạo ra hiệu ứng tâm lí nên nó là một bộ phận của hành vi xuyên ngơn. Kết luận có thể đƣợc nói ra thành ngơn từ nhƣng cũng có thể hàm ẩn, ngƣời nghe tự rút ra đƣợc nhận xét, kết luận đó. Vấn đề là ngƣời nghe phải lĩnh hội hết thông tin và trên cơ sở của những thông tin đa chiều thì lí lẽ của những luận cứ mới dẫn đến kết luận đƣợc.

Trên bình diện ngữ học, các phƣơng tiện ngôn ngữ biểu đạt lập luận là

trật tự, liên kết hình thức và mạch lạc. Lập luận gồm một chuỗi các liên kết

có định hƣớng, các liên kết này sẽ dùng trong khn khổ của DN. Phân tích hình thức sự liên kết các phát ngơn nhằm biểu đạt lập luận chính là một nội dung PTDN.

b2) Phƣơng pháp PTDN:

Tuy về mặt lí thuyết, PTDN cịn những vấn đề chƣa có đƣợc tiếng nói chung, nhƣng về mặt thực hành thì PTDN đƣợc ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội, kể cả trong lĩnh vực ngôn ngữ văn chƣơng và ngơn ngữ mang tính nghệ thuật.

Để phân tích đƣợc một DN, nhất thiết chúng ta phải nắm đƣợc ―phương

pháp phân tích cấu trúc/tổ chức DN‖ đó.

Trƣớc hết, PTDN khơng phải là phân tích bất kì DN nào, ngƣời ta chỉ phân tích những DN có những hiện tƣợng cần xem xét, với những mục đích nhất định. Để phân tích một văn bản (viết) thơng thƣờng ngƣời ta đọc toàn văn bản để nắm ý tổng thể của nó. Tiếp theo là cơng đoạn đọc từ câu này đến

câu khác, rồi đọc từ từ này đến từ khác. Chính cơng đoạn này giúp nhận ra những điều cần quan tâm. Việc đọc từ câu này đến câu khác giúp nhận biết những khối ý lớn nhỏ và cách sắp xếp chúng trong văn bản. Việc đọc từ từ này sang từ khác giúp nhận ra kiểu nghĩa đƣợc dùng của chúng và vị trí của chúng trong từng ngữ cảnh cụ thể (trong quan hệ với các từ khác trong văn bản). Cần chú ý rằng việc ngƣời tạo văn bản chọn từ này, tổ hợp từ này, tổ hợp câu này v.v…mà không chọn cái khác tƣơng ứng với chúng, cũng nhƣ dùng cách sắp xếp này mà không dùng cách khác tƣơng ứng, đối với PTDN là điều có ý nghĩa (khơng phải tùy tiện).

Việc phân tích tác phẩm nghệ thuật bằng ngơn ngữ có thể dừng lại ở những vấn đề chung như tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, ý tưởng của tác giả thể hiện qua tác phẩm, cụ thể là qua việc chọn chủ đề, đề tài, triển khai đề tài nhằm phục vụ cho việc thể hiện chủ đề theo ý thức hệ thích hợp với một giai đoạn lịch sử, v.v… [4].

Một tác phẩm nghệ thuật bằng ngơn ngữ cịn quan trọng ở tính nghệ thuật của việc sử dụng ngơn ngữ, khơng có yếu tố này thì tác phẩm nghệ thuật khơng cịn là nó nữa. Ngƣời viết giàu kinh nghiệm thƣờng vận dụng tất cả các phƣơng tiện ngôn ngữ bằng âm thanh và chữ viết (nếu là bài viết) cho mục đích diễn đạt ý định nghệ thuật của mình. Cho nên việc nhận biết các phƣơng tiện nghệ thuật của một bài viết đòi hỏi phải phân tích tỉ mỉ để tìm gặp ý tƣởng của tác giả (hiện tƣợng tác giả sáng tạo một cách trực giác khơng phải là phổ biến, nó chỉ có thể là những phút giây ―thăng hoa‖, là cái ―vô thức‖ trên cái nền của một bề dày kinh nghiệm, một vốn hữu thức đáng kính nể).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 1975 từ phương diện truyền thông xã hội (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)