Đóng góp của các công trình khoa học liên quan đến chủ đề luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 34 - 39)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Đóng góp của các công trình khoa học liên quan đến chủ đề luận án

án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

1.3.1. Đóng góp của các công trình khoa học liên quan đến chủ đề luận án luận án

Những công trình khoa học nêu trên đã có những đóng góp quan trọng về mặt lí luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước những tác động của nền kinh tế tri thức, toàn cầu

hóa và hội nhập quốc tế. Những đóng góp đó có thể khái quát ở một số nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, các công trình đã cung cấp cho tác giả luận án một cái nhìn nhiều chiều cạnh khi phân tích các khái niệm công cụ như: nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế… Đây là cơ sở quan trọng để tác giả tìm tòi, chắt lọc và đưa ra những quan niệm mới dưới góc nhìn riêng.

Thứ hai, trong những công trình này, vị trí, vai trò của nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao được nhìn nhận như “nguồn lực của mọi nguồn lực”, là khâu đột phá chiến lược, là yếu tố đóng vai trò quyết định sự thành công của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là một tất yếu và cấp thiết.

Thứ ba, nhiều công trình trong nước đã đi sâu phân tích thực trạng nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam đang rất khan hiếm, mất cân đối, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước. Thực trạng này dẫn tới những nguy cơ, thách thức lớn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng vào cộng đồng quốc tế như “Bẫy thu nhập trung bình”, “bẫy kỹ năng thấp”, thất nghiệp… Các công trình này cũng đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay.

Thứ tư, một số công trình lại cung cấp cho luận án những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… và rút ra những kinh nghiệm quý báu cho phát triển nguồn nhân lực này ở Việt Nam hiện nay. Coi trọng trí thức, coi trọng nhân tài, xây dựng chính sách đúng đắn để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng dụng và sử dụng đúng đắn, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là bí quyết thành

công của các quốc gia này. Đây thực sự là cơ sở quan trọng giúp tác giả luận án có nhìn so sánh để đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, hầu hết các công trình nghiên cứu trên đây, đặc biệt là những công trình của các nhà khoa học trong nước đều thể hiện sự trăn trở đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay. Dưới góc độ nghiên cứu chuyên ngành (triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế chính trị, kinh tế học…), các tác giả đã đề xuất những kiến nghị, phương hướng, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Thông qua những vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, những đóng góp của các công trình có liên quan đã thực sự gợi mở và định hướng cho tác giả luận án có những nghiên cứu mới về “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt nam hội nhập quốc tế” dưới góc nhìn chính trị học. Để hoàn thành nhiệm vụ này, luận án sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, đánh giá tổng quan các công trình khoa học liên quan đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao ở trong nước và quốc tế. Phân tích làm rõ những thành tựu mà các tác giả đã đạt được cũng như những khoảng trống cần được nghiên cứu;

Hai là, phân tích những vấn đề lí luận phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế. Trong phần này, tác giả tiếp tục đi sâu làm rõ một số vấn đề như: khái niệm, nội dung, tiêu chí nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với vấn đề phát huy quyền lực chính trị của Đảng, Nhà nước với tư cách là các

đại diện cho chủ thể chính trị. Đây được coi là nền tảng lí luận cho những bước nghiên cứu tiếp theo.

Ba là, phân tích quá trình Đảng, Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị (thông qua hệ thống đường lối, chính sách) để tác động, thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao. Ở phần này, luận án cũng xác định nhiệm vụ cần đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình triển lhai chủ trương, đường lối phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế.

Bốn là, kiến nghị đề xuất những phương hướng, giải pháp đối với Đảng, Nhà nước nhằm bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để Việt Nam hội nhập sâu, rộng và hiệu quả vào cộng đồng quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Xem xét tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế, chúng ta thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện dưới những giác độ khác nhaunhư: kinh tế học, kinh tế chính trị, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, nhân học, xã hội học… Thêm vào đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được bàn trong nhiều bối cảnh khác nhau như đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO… Chính vì thế, phân tích chủ đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế với cái nhìn hệ thống, dưới góc độ chính trị học là vấn đề còn rất mới mẻ, là một khoảng trống cần được nghiên cứu.

Với những thành tựu đã đạt được, các công trình liên quan đã thực sự cung cấp thêm cho tác giả luận án cái nhìn đầy đủ, rõ nét hơn về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Đây là những nền tảng lí luận quan trọng, những

gợi mở, định hướng rất quý báu cho phép tác giả luận án kế thừa, bổ sung và tiếp tục phát triển trong luận án của mình.

Để giải quyết những vấn đề tồn tại trong nghiên cứu mà các công trình nêu trên chưa giải quyết, luận án sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây: (1) Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; (2) Phân tích khung lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với vấn đề phát huy quyền lực chính trị của Đảng, Nhà nước; (3) Phân tích quá trình Đảng, Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị (thông qua hệ thống đường lối, chính sách) để tác động, thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình triển lhai chủ trương, đường lối phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế; (4) Kiến nghị đề xuất những phương hướng, giải pháp đối với Đảng, Nhà nước nhằm bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để Việt Nam hội nhập sâu, rộng và hiệu quả vào cộng đồng quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Với những vấn đề nêu trên, có thể khẳng định nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế dưới giác độ chính trị học là một vấn đề còn rất mới mẻ, mang tính cấp thiết bởi những giá trị lí luận và thực tiễn mà quá trình nghiên cứu mang lại.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM

HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)