Sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 87 - 93)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Những kết quả thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

3.2.1. Sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong những năm qua, số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao đã không ngừng tăng lên với tốc độ ngày càng cao cả về lực lượng lao động và đào tạo nhân lực.

* Lực lượng lao động chất lượng cao:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến năm 2015 đạt 53.8 triệu người (2017 ước tính là 54,5 triệu người23) trong tổng 91.7 triệu người (2017 khoảng 95 triệu người). Trong giai đoạn từ 2006 đến nay, bình quân một năm lực lượng lao động tăng thêm 997 người, tương đương 2.11%, gấp khoảng hai lần tốc độ tăng dân số trung bình cả nước, cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi tức nhân khẩu từ mô hình “cơ cấu dân số vàng”.

Trong tổng số 53.8 triệu lao động, số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (tính cả số được đào tạo nghề nhưng không có bằng cấp, chứng chỉ) có khoảng 27.88 triệu người, chiếm 51.64%. Tuy nhiên, chỉ có 10.96 triệu người có bằng cấp/chứng chỉ gồm 4.65 triệu người có trình độ đại học trở lên (chiếm 42.48%), hơn 1.44 triệu người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp (chiếm 13.11%), 192 nghìn người có trình độ cao đẳng nghề (chiếm 1.75%), gần 2.14 triệu người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp (chiếm 19.54%), 771 nghìn người có trình độ trung cấp nghề (chiếm 7.3%) và 1.76 triệu người có trình độ sơ cấp nghề (chiếm 16.1%) [174, tr. 134-135]. So sánh các thời điểm, chúng ta thấy số lượng nhân lực qua đào tạo liên tục tăng lên cả về quy mô (từ 14.8% lên 19.9%) và tốc độ (tăng 5.1% tính từ 2009 đến 2015). Xét về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên - lao động chất lượng cao, tăng từ 7% lên 11% tính từ 2009 đến 2015, tương đương khoảng 6.28 triệu người. Bảng Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện rõ điều đó (Xem bảng 3.1)

Bảng 3.1. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong

23 Tổng cục thống kê (2017), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2017,

nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của Luận án

Như vậy, tốc độ gia tăng của lao động trình độ cao đẳng, đại học là khá cao; tuy nhiên, do có số lượng ít nên tỷ trọng còn ở mức thấp, chỉ khoảng 11% tổng lực lượng lao động đang làm việc.

Trong số 11% nhân lực chất lượng cao có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, tính đến 2015, có 93.507 giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng. Số lượng nguồn nhân lực này cũng tăng lên nhanh chóng theo các năm từ 2006 trở lại đây (Xem Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Số GV các trường ĐH&CĐ phân theo trình độ chuyên môn

2006 2009 2010 2011 2013 2014 2015

Tổng số 53.364 69.581 74.573 84.109 91.633 91.420 93.507 Trên đại học 24.325 33.901 38.298 45.512 54.886 59.979 67.497 Đại học, cao đẳng 28.460 34.795 34.776 36.998 35.742 29.810 25.711 Trình độ khác 579 885 1.499 1.599 1.005 1.631 299

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của Luận án

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình

11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm24. Riêng số lượng giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), tính từ năm 1980 đến năm 2015, sau 24 đợt xét, tổng số lượt GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.619, trong đó có 1.680 GS và 9.939 PGS, riêng năm 2016 có thêm 65 GS và 638 PGS được công nhận (tính cả những người đã về hưu, đã mất)25. Với số lượng trên, nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đầu tàu trong quá trình hội nhập quốc tế.

* Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Trải qua gần 10 năm, lĩnh vực đào tạo nhân lực chất lượng cao đã đạt được một số thành tựu khá quan trọng như số cơ sở đào tạo tăng từ 322 lên 445 trường, số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh, cụ thể là số sinh viên đại học và cao đẳng tuyển mới tăng từ 1.666 triệu lên khoảng 2.118 triệu người (Xem Bảng 3.3)

Bảng 3.3. Giáo dục đại học và cao đẳng qua các năm 2006 - 2015

2006 2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trường học 322,0 393,0 414,0 419,0 421,0 428,0 436,0 445,0 - Công lập 275,0 322,0 334,0 337,0 340,0 343,0 347,0 357,0 - Ngoài công lập 47,0 71,0 80,0 82,0 81,0 85,0 89,0 88,0 Sinh viên 1.666 1.719 2.162 2.208 2.178 2.061 2.363 2.118 - Công lập 1.456 1.501 1.828 1.873 1.855 1.792 2.050 1.847 - Ngoài công lập 209,5 218,2 333,9 335,0 323,4 269,6 313,6 271,4 SV tốt nghiệp 232,5 222,7 318,4 398,2 425,2 406,3 441,8 353,6 - Công lập 216,5 208,7 278,3 334,5 357,2 350,6 377,9 308,7 - Ngoài công lập 16,0 14,0 40,1 63,7 68,0 55,7 63,9 44,9

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của Luận án

Đáng chú ý, số lượng học viên sau đại học (cao học, nghiên cứu sinh) và đào tạo chuyên khoa tăng lên rất nhanh với quy mô lớn trong khoảng 10 năm

24 http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/24-000-tien-si-viet-nam-dang-lam-gi-164238.html, 06/03/2014 25 http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20161105/ca-nuoc-co-them-703-giao-su-pho-giao-su.html, 05/11/2016

gần đây. Số học viên được đào tạo sau đại học tăng từ 34.982 lên 110.304 người (tăng 75.322 học viên) (Xem Bảng 3.4)

Bảng 3.4. Số học viên được đào tạo sau đại học và chuyên khoa

2005 2010 2012 2014 2015

Số HV được đào tạo SĐH 34.982 67.388 72.731 102.701 110.304

-Số HV được đào tạo NCS 3.430 4.683 5.958 10.352 11.380

-Số HV được đào tạo Cao học 31.552 62.705 66.773 92.349 98.924

Số HV tốt nghiệp SĐH 5.780 15.630 17.295 32.496 26.533

-Số HV được đào tạo NCS 359 504 434 965 739

-Số HV được đào tạo Cao học 5.421 15.126 16.861 31.531 25.794

Số HV được đào tạo chuyên khoa Y 4.957 4.858 5.647 5.387 5.512

Chuyên khoa - Cấp 1 4.245 3.988 4.506 4.389 4.281

Chuyên khoa - Cấp 2 712 870 1.141 998 1.231

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của Luận án

Như vậy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tăng lên khá nhanh cả về quy mô và tốc độ. Lực lượng này đã, đang và tiếp tục bổ sung, gia nhập vào lực lượng nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới. Đây là một lực lượng tiêu biểu cho khát vọng của tuổi trẻ, được đào tạo bài bản với chương trình, nội dung cập nhật, phương pháp hiện đại... nên hứa hẹn sẽ là lực lượng nòng cốt kế thừa và phát huy vai trò “đầu tầu” dẫn dắt, định hướng sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

* Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng ở nước ta trong thời kỳ hội nhập cũng còn nhiều bất cập.

Tính từ 2006 đến nay, số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tuy có tăng nhưng tăng chậm, với số lượng rất khiêm tốn; hiện nay, số lượng nguồn nhân lực này chỉ chiếm khoảng trên 11% trong tổng số nguồn nhân lực. Đây là một tỷ lệ còn ở khoảng cách rất xa so yêu cầu về phát triển số lượng nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, đại học trở lên để hội nhập và phát triển nền kinh

tế tri thức. Tỷ lệ này ở Mỹ hiện nay là 40% và ở các nước trong khối OECD là 34%, ở Hàn Quốc, những năm đầu thập kỷ 90 (XX), tỷ lệ này là 19%.

Số lượng sinh viên/vạn dân của nước ta cũng rất thấp. Tính đến năm 2015, cả nước có khoảng 2.118 triệu sinh viên, đạt tỉ lệ khoảng 250 sinh viên/1vạn dân. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước đã thành công trong phát triển đột phá ở khu vực Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, thì phải đạt chỉ số sinh viên/vạn dân từ 300 đến 400 mới đủ nguồn nhân lực trình độ cao, tạo bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Vì vậy, chỉ số này của Việt Nam còn thấp so với nhu cầu phát triển đột phá để hình thành xây dựng nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Xét tiêu chí số giảng viên/sinh viên thì sự tăng cường giảng viên cho các trường cao đẳng, đại học năm qua còn quá chậm so với quy định đặt ra. Tính đến 2015, cả nước có khoảng 2.118 triệu sinh viên cao đẳng và đại học nhưng chỉ có 93.507 giảng viên. Tính bình quân thì tỉ lệ giảng viên/sinh viên là khoảng 23 sinh viên/giảng viên (quy định là 20 giảng viên/sinh viên). Số liệu này là tính bình quân cho cả hệ công lập và ngoài lập, nếu tính riêng hệ ngoài công lập thì tỉ lệ này sẽ cao hơn rất nhiều bởi ở những trường này, số giảng viên cơ hữu là rất thấp, chủ yếu là giảng viên thỉnh giảng.

Thêm vào đó, tỉ lệ GS.PGS/vạn dân ở nước ta cũng rất thấp so với khu vực và quốc tế. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2014-2015, trong đội ngũ giảng viên chỉ có 10.424 tiến sĩ, 37.100 thạc sĩ, 536 giáo sư và 3.290 phó giáo sư. Như vậy chỉ có xấp xỉ 0,06 GS và 0,36 PGS/vạn dân. Trong khi đó, Trung Quốc (theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc năm 2010 và 2013): Dân số 1,36 tỉ thì có 3,85 GS hoặc PGS trên/vạn dân; 0,22 GS hoặc PGS/100 SV; Cộng hòa Liên bang Đức (2014): Có 3 GS/vạn dân và 1,7 GS/100 SV; Cộng hòa Áo (2015): Có 0,62 GS/100 SV; Đại học Pittsburgh (Mỹ, năm 2014): Có 13,4 GS, PGS/100 SV… Như vậy, tỉ lệ

GS, PGS Việt Nam, đỉnh cao nhất của nhà giáo, còn rất “mỏng” so với dân số trên 90 triệu người và so với đội ngũ giảng viên đại học nước ta26.

Như vậy, qua khảo sát, chúng ta thấy quy mô và tốc độ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ 2006 đến nay tuy có tăng nhưng tăng chậm với con số quá nhỏ bé so với yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Thêm vào đó, những thống kê trên đây mới chỉ phán ánh số lượng nhân lực được đào tạo trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật được coi là cao so với hơn 80% lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn lại. Vì thế, để có cái nhìn toàn diện, chúng ta cần kết hợp với việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực này thông qua các tiêu chí ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)