Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 44 - 46)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực

2.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát triển nguồn nhân lực là một khái niệm được nhiều nhà khoa học bàn đến. Việc phân tích những khái niệm này sẽ cho phép luận án có quan niệm đúng đăn hơn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo quan niệm của Tổ chức Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nguồn nhân lực. Nadler & Nadler cũng thống nhất quan niệm: phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo là những thuật ngữ có cùng nội hàm, đó là quá trình làm tăng kinh nghiệm học được trong một khoảng thời gian xác định để tăng cơ hội nâng cao năng lực thực hiện công việc. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là sự chiếm lĩnh lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”. UNESCO quan niệm: phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp yêu cầu phát triển của đất nước [179, tr. 5].

Một số quan điểm khác cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Một số tác giả khác lại quan niệm: “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả cao nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế- xã hội [142].

Trong Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế” do Tạp chí Cộng sản tổ chức năm 2012, PGS.TS. Vũ Văn Phúc cũng khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người, vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội” [131, tr. 11-12].

Trên cơ sở khái niệm phát triển nguồn nhân lực, luận án quan niệm: Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)