Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 113 - 117)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nhìn một cách tổng quát, những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao song nhận thức, thái độ của các cấp ủy đảng, nhiều tổ chức, cá nhân và xã hội đối với nguồn nhân lực này còn bất cập. Nhiều cấp ủy đảng, cá nhân, tổ chức còn tình trạng “nhận thức chỉ để nhận thức” về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với quá trình hội nhập và phát triển; chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình dẫn đến tình trạng đơn giản, thờ ơ, buông lỏng, hình thức, thiếu chủ động trong công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, thu hút, sử dụng và trọng đãi đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiều nơi có làm nhưng làm theo phong trào dẫn đến thu hút nhưng không sử dụng hoặc không phát huy được dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực hoặc thu hút về rồi họ lại ra đi...

Thứ hai, quản lý nhà nước về phát triển nhân lực còn những bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Chủ trương, đường lối phát triển nguồn nhân lực chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật; cơ chế, chính sách và các kế hoạch phát triển chưa cách kịp thời và đồng bộ; việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách thiếu nghiêm túc. Nhiều thể chế, cơ chế, chính sách chưa phù hợp, chưa sát với thực tế kinh tế thị trường như chế độ lương,

thưởng, điều kiện làm việc, trọng dụng, bổ nhiệm, tôn vinh... vì thế hiện tượng “chảy máu chất xám”, “lãng phí chất xám” là hiện tượng phổ biến. Nhiều mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chưa tính toán đầy đủ các điều kiện thực hiện. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ. Công tác quy hoạch, dự báo phát triển nguồn nhân lực chưa bám sát thực tiễn nên số lượng, chất lượng, cơ cấu phát triển nhân lực chưa sát với nhu cầu nhân lực ở từng lĩnh vực, ngành, các khu vực kinh tế, các địa phương và xu hướng hội nhập quốc tế dẫn; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực thiếu tính phối hợp, thiếu tính khoa học.

Thứ ba, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý Nhà nước về giáo dục còn bất cập, chưa thực hiện tốt việc phân luồng giáo dục; thiếu chính sách tạo động lực để các doanh nghiệp đào tạo tại chỗ; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội;

Thứ tư, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính song thời gian qua vấn đề này còn nhiều bất cập. Ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển còn thiếu hiệu quả; công tác xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn vốn từ người dân, các tổ chức doanh

nghiệp trong và ngoài nước còn nhiều điểm chứa sát với thực tế nên hiệu quả chưa cao.

Thứ năm, thực tiễn đã cho thấy, để nâng cao chất lượng, để nâng tầm quốc tế của nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này chưa được quan tâm, chú trọng. Các Đề án 322, 911, 165 tuy đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, giảng viên song hiệu quả chưa cao. Số học viên tham gia các Đề án này hoặc là không về nước, hoặc về nước nhưng không phục vụ cho cơ quan cũ… đã làm những mục tiêu của Đề án không thực hiện được.

Tóm lại, qua phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta thấy quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng còn nhiều bất cập, hạn chế cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và phát huy vai trò của đội ngũ này. Những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan song những nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế, việc tìm ra những phương hướng, giải pháp đúng đắn và kịp thời là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách.

Tiểu kết Chương 3

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiến lược phát triển con người được Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển KT-XH. Trải qua các kỳ đại hội, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, nhận thức của Đảng về chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam để xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc ngày càng đúng đắn, đầy đủ hơn. Kể từ Đại hội X đến nay, khi Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu bước hội nhập sâu và rộng vào cộng đồng quốc tế thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là một trong những khâu đột phá, yếu tố đảm bảo cho đất nước phát triên rnhanh và bền vững. Những chủ trương này được Nhà nước ta thể chế hóa trong hệ thống hiến pháp, pháp luật, các quyết định của mình và nhanh chóng được triển khai trong thực tế.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta thấy quá trình thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước mang lại những thành tựu quan trọng bước đầu; tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế. Những hạn chế này bắt nguồn từ cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu đòi hỏi phải nhanh chóng tìm ra những phương hướng, giải pháp đúng đắn để tháo gỡ, mở đường cho nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đang là nhu cầu hết sức cấp bách, vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính lâu dài với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên đấu trường khu vực và quốc tế. Để nắm bắt những thời cơ, vượt qua những khó khăn thách thức, tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có những giải pháp cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để thực hiện bước đột phá về phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ hội nhập và phát triển, Việt Nam sẽ cần thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện song từ những phân tích ở khung lý thuyết, đặc biệt là ở phần thực trạng, thời gia tới, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)