Gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 61 - 63)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình

2.4.1. Gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

Hiện nay, kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế luôn gắn chặt với nhau nên quá trình hình thành nền kinh tế tri thức cũng là quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, bởi vì bản chất của kinh tế thông tin, kinh tế số, kinh tế mạng, sự liên kết lao động các nước để tạo ra sản phẩm… là đã có tính quốc tế, có tính toàn cầu. Cả hai thúc đẩy lẫn nhau, gắn quyện lẫn nhau với tất cả những ưu điểm hạn chế, thách thức của mình. Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi, thách thức cho sự phát triển kinh tế tri thức và ngược lại.

nền kinh tế tri thức đều đòi hỏi sự đổi mới tư duy của con người để theo kịp thời đại mới. Trong khi công nghệ thông tin thẩm thấu vào các ngành kinh tế tạo ra công nghệ cao cho các ngành kinh tế sẽ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đổi mới tư duy, tạo ra cả quá trình cách mạng trong các quan niệm và các cách tiếp cận. Nó đòi hỏi con người phải đổi mới cách nghĩ, cách làm thích nghi và làm chủ sự phát triển của chính mình lẫn của xã hội.

Xuất phát từ kinh nghiệm và thực tiễn của các quốc gia phát triển, các nhà nghiên cứu cho rằng để xây dựng nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế thì cần có 70% lao động là công nhân tri thức, những người được đào tạo, có trình độ, tay nghề và chuyên môn cao, có kỹ năng và tư duy sáng tạo trong công việc. Một số nhà khoa học còn thống nhất với nhau về: “Những tiêu chí của nền kinh tế tri thức” có thể gói gọn trong 04 con số 70%: Trên 70% GDP là do các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao mang lại; trong cơ cấu giá trị gia tăng, trên 70% là kết quả của lao động trí óc; trên 70% lực lượng lao động là lao động trí óc hoặc có thể gọi là công nhân tri thức; trên 70% vốn là vốn về con người13. Trên thực tế, ở các quốc gia đã hình thành nền kinh tế tri thức thì lực lượng lao động tham gia vào nền sản xuất đa số là công nhân tri thức, họ là những người vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Điển hình như nền kinh tế Mỹ, có tới 93 triệu người lao động (tức 80% lực lượng lao động) không phải dành ra thời gian để làm ra vật phẩm mà họ chuyển sang làm các công việc như di chuyển vật phẩm, xử lý thông tin, cung cấp dịch vụ. Tại các nước thuộc OECD hiện nay công nhân tri thức chiếm tới 60-70% lực lượng lao động.

Như vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam phải đặc biệt chú trọng đến gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này càng trở nên một nhiệm vụ quan trọng

13 Văn Tạo (2008), Liên minh công nhân, nông dân, trí thức trong hội nhập quốc tế hiện nay,

http://www.tuyengiao.vn/Home/giaoduc/53/Lien-minh-cong-nhan-nong-dan-tri-thuc-trong-hoi-nhap-quoc-te- hien-nay, Thứ Tư, 9/7/2008 14:57'(GMT+7)

trong tình trạng Việt Nam đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)