Giải pháp về hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 154 - 190)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế

Thứ nhất, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo

Muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế thì hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo, xây dựng một số trường đại học đạt chuẩn quốc tế; xúc tiến, thu hút các trường đại học có đẳng cấp quốc tế vào hoạt động tại Việt Nam là vấn đề cấp bách nhất. Có hội nhập về giáo dục đào tạo mới có sự hội nhập về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy... mới đào tạo ra những sản phẩm đạt chuẩn đầu ra để hội

nhập quốc tế. Để đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp như:

Tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo đội ngũ giảng viên giỏi (bao gồm

cả đào tạo mới và đào tạo bồi dưỡng, đào tạo ở trong nước và nước ngoài) ở các bậc học. Trong giai đoạn tới cần chú trọng ưu tiên đào tạo đội ngũ giảng viên đại học, trên đại học, trung cấp, cao đẳng nghề, nhất là những lĩnh vực, những ngành nghề mũi nhọn như công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cơ khí chế tạo... Đội ngũ này cần được chuẩn hóa cả về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng giảng dạy… để thực sự đóng vai trò động lực có tính quyết định đến việc hình thành và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao của cả nước trong thời gian tới. Hiện nay, một số trường đang triển khai khá hiệu quả chương trình hợp tác trong trao đổi giảng viên với các trường nước ngoài. Ví dụ Đại học quốc gia Hà Nội hàng năm được đón tiếp rất nhiều học giả, giáo sư nổi tiếng sang giảng dạy và công tác, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn, chuyển giao kinh nghiệm (Khoa Khoa học chính trị - có sự cộng tác với các giáo sư người Đức; Khoa Ngôn ngữ học, Việt Nam học… có sự tham dự của giáo viên người nước ngoài hoặc giáo viên tại các khoa này đi giảng dạy và học tập ở nước ngoài rất nhiều). Đây thực sự là những cơ hội lớn để cả thầy và trò các trường đại học tự nâng cao vốn hiểu biết, tầm nhìn và chuyên môn của mình.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo sinh viên, học viên đặc biệt là một số lĩnh vực mũi nhọn như dầu khí, công nghiệp điện tử kỹ thuật số, viễn thông, công nghệ vật liệu mới, năng lượng hạt nhân…. Cần mở rộng

hợp tác đào tạo với nước ngoài dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh việc lựa chọn những sinh viên, học viên ưu tú, xuất sắc gửi đi đào tạo ở các cơ sở có uy tín nước ngoài, chúng ta có thể mời, thu hút những giáo sư, chuyên gia giỏi tham gia giảng dạy cho các chương trình trong nước. Hiện nay, một hiện tượng đáng quan tâm mà

nhiều trường học đang thực hiện đó là tăng cường hợp tác với các tổ chức Quốc tế, tổ chức phi Chính phủ nhằm thu hút đội ngũ giáo viên/sinh viên tình nguyện quốc tế đến Việt Nam tham gia công tác giảng dạy ngoại ngữ; vận động Việt kiều có đủ điều kiện tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam. Năm 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai Chương trình học tập trao đổi tín chỉ

theo Dự án EU SHARE (The European Union Support to Higher Education in the ASEAN Region). Đây là một Dự án trao đổi sinh viên có học bổng với thời hạn 04 năm được thực hiện bởi Liên minh Châu Âu - EU. Quỹ học bổng của dự án có trị giá 10 triệu EUR cho sinh viên của các trường đại học trong khối ASEAN và ASEAN-EU. Đây là một Dự án có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy sự kết nối hợp tác về giáo dục giữa các vùng miền, khu vực trong ASEAN và ASEAN-EU nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và quốc tế hóa trong giáo dục đại học của ASEAN từ 2015 và tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm 01 kỳ học có sự tương tác mới ( mobility), môi trường học tập quốc tế đồng thời tích lũy tín chỉ đã học tại các trường thành viên tham gia dự án SHARE.

Đây thực sự là một hướng đi mới mà chính phủ cần quan tâm để tạo cơ chế, chính sách vừa đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực đồng thời giảm chi phí, mở rộng cơ hội cho sinh viên Việt Nam được tiếp cận, tiếp thu các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng một số trường đại học đạt chuẩn quốc tế; thu hút các trường đại học có đẳng cấp quốc tế vào hoạt động tại Việt Nam là một giải pháp hữu hiệu góp phần đắc lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Với vị thế nằm trong tốp 200 trường

đại học có những ngành, những lĩnh vực đạt chất lượng quốc tế, hiện nay nhiều trường đại học đã rất mạnh dạn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo

của mình, vươn lên tầm quốc tế. Nhiều trường như Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại giao, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngân hàng, Đại học Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kinh tế, Đại học Công nghệ, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Khoa học Tự nhiên…), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Xây dựng, Học viện nông nghiệp Việt Nam... đã và đang đào tạo nhiều ngành đạt trình độ quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay thì các chương trình đào tạo quốc tế thể hiện được rất nhiều ưu điểm vượt trội. Điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: Trong suốt quá trình học sinh viên phải học bằng ngoại ngữ; chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế và phương pháp giảng dạy hiện đại; đời sống sinh viên năng động, đượcchú trọng việc rèn luyện và đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng cộng đồng thông qua các hoạt động tham quan tìm hiểu thực tế, các toạ đàm, hội thảo, trao đổi du học sinh giữa các nước... theo yêu cầu của quốc tế trong thời kỳ hội nhập; cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống phòng học đa phương tiện, phòng Lab, phòng thư viện số với nguồn học liệu ngoại ngữ phong phú; được đánh giá bởi tổ chức kiểm định quốc tế...

Khi thứ hạng của chúng ta so với thế giới còn thấp thì việc xây dựng các trường đại học đạt trình độ quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết. Trong điều kiện nguồn lực về vật chất và con người còn có hạn, cần lựa chọn để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào một số trường đại học uy tín nhằm xây dựng chúng thành những trường đại học đẳng cấp quốc tế với khoảng thời gian và lộ trình thích hợp. Đây sẽ là những trường đại học hoa tiêu của quốc gia, vừa đảm nhiệm công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu phát triển đất nước, mở đường đưa giáo dục đào tạo Việt Nam hội nhập quốc tế.

Một số trường đại học đẳng cấp quốc tế đã và đang hoạt động tốt với chất lượng đào tạo được xã hội thừa nhận và đánh giá cao như Đại học RMIT, Đại học Việt Đức, Đại học Việt Pháp, Đại học Fullbright, Đại học Việt

Nhật… Đây thực sự là những trường đại học danh tiếng toàn cầu, có truyền thống và bề dày đào tạo chất lượng cao, đã và đang mang lại những đóng góp tích cực trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Thực tế đã và đang chứng minh, sản phẩm đầu ra của các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hội nhập. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp các chương trình này đều xin được việc làm tốt và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Điển hình như Chương trình Cử nhân quốc tế Sunderland của trường Đại học Ngân hàng, đến nay đang triển khai khóa thứ 11 với 6 khóa đã ra trường thì tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm trong vòng 6 tháng vào khoảng 85%. Đặc điểm của sinh viên chương trình quốc tế là nhiều em sau khi tốt nghiệp chưa đi làm ngay mà theo học tiếp 01 năm để lấy bằng thạc sỹ Anh quốc. Chương trình Cử nhân quốc tế thứ hai của Học viện Ngân hàng là kết quả hợp tác giữa Học viện Ngân hàng với Đại học City University of Seattle - Hoa Kỳ (gọi tắt là CityU) đến nay đã được 5 năm và mới có 1 khóa ra trường. Mặc dù trong bối cảnh cơ hội việc làm không mấy khả quan như hiện nay nhưng 100% sinh viên khoá 1 chương trình CityU đã có việc làm ở những tổ chức tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước47.

Sự phát triển của các cơ sở đào tạo này là minh chứng cho những thành công bước đầu trong việc thu hút các trường đại học đẳng cấp quốc tế vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho Việt Nam.

Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã mang lại những cơ hội lớn cho tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo, “du nhập” các nền giáo dục quốc tế, mang tính toàn cầu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Để nắm bắt cơ hội lớn, việc tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo thông qua những chủ trương, chính sách, cơ chế phù

47 http://dantri.com.vn/tin-tuyen-sinh/dao-tao-dai-hoc-dat-chuan-quoc-te-xu-huong-tat-yeu-cua-thoi-ky-hoi- nhap-20170418142441469.htm

hợp là vấn đề cần được các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm.

Thứ hai, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học và công nghê ̣ trên tất cả các lĩnh vực, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu

Quá trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam thời gian qua đã mang lại những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ song trên thực tế, nguồn nhân l ực khoa ho ̣c và công nghê ̣ ở nước ta hiê ̣n nay vẫn chưa đ ủ năng lực để tham gia hiệu quả vào các hoạt động khoa ho ̣c và công nghê ̣ quốc tế và khu vực; hàm lượng khoa học và công nghệ đóng góp cho các hoạt động khoa ho ̣c và công nghê ̣ quốc tế và khu vực còn thấp. Các cơ sở nghiên cứu và phát triển còn nghèo nàn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và nhân viên kỹ thuật có trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu; tỉ lệ đầu tư phát triển khoa học công nghệ theo quy định còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu 2% ngân sách hàng năm. Tiềm lực khoa học công nghệ yếu khoa học công nghệ chưa thực sự thành “quốc sách hàng đầu” như mong muốn. Các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ diễn ra thụ động, một chiều, trong đó Việt Nam thường là “bên nhận, bên được hỗ trợ”... thiếu hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ và đổi mới công nghệ. Sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với hoạt động đào tạo nhân lực khoa ho ̣c và công nghê ̣ cũng như nhu cầu hội nhập của Việt Nam còn hạn chế.

Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế về khoa ho ̣c và công nghê ̣ nh ằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao khả năng tiếp thu, làm chủ công nghệ tiên tiến, sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới, góp phần vào việc phát triển tiềm lực khoa ho ̣c và công nghê ̣, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ với giá trị gia tăng cao, Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Bộ Khoa học và Công nghệ cần sớm triển khai một số cơ chế, chính sách đủ mạnh nhằm:

Thu hút các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu, đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh ở Việt

Nam, trong đó chú trọng đến các nhóm nghiên cứu khoa học trẻ.

Xây dựng mạng lưới chuyên gia tìm kiếm công nghệ, xây dựng báo cáo về thông tin công nghệ quốc tế, hồ sơ công nghệ quốc tế và các báo cáo khác liên quan đến xu hướng phát triển công nghệ ở nước sở tại và thế giới. Tổ chức nhóm chuyên gia theo từng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên...

Tổ chức giao lưu giữa các nhóm chuyên gia tìm kiếm công nghệ, các nhóm nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ có uy tín với các doanh nghiệp, tổ chức cơ quan trong nước có nhu cầu tìm kiếm, ứng dụng khoa học công nghệ.

Tăng cường các hoạt động hợp tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, cá nhân trong nước với các đối tác nước ngoài; tiến hành thí điểm cử các nhà khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam vào làm việc trong các viện - trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp công nghệ của thế giới.

Thường xuyên tổ chức và chủ trì các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học ở nước ngoài; tổ chức triển lãm giới thiệu các thành tựu khoa học và công nghệ mới, tiên tiến của các nước và Việt Nam.

Đẩy mạnh hợp tác khoa học và công nghệ tầm quốc gia với các nước mạnh về khoa học và công nghệ và là đối tác chiến lược của Việt Nam. Kêu gọi các đối tác tham gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu khoa học xuất sắc, các viện khoa học và công nghệ tiên tiến tại Việt Nam...

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hợp tác về khoa học công nghệ thực sự là giải pháp hữu ích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển đất nước. Đây thực sự là cơ hội để các nhà khoa học trong nước tiếp thu những tri thức, những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất để tự nâng cao trình độ, năng lực của mình.

Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xuất khẩu lao động đặc biệt là lao động đã qua đào tạo.

Hội nhập quốc tế tạo ra tiềm năng lớn để các nước như Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu lao động, qua đó tận dụng cơ hội phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Với quy mô nguồn nhân lực dồi dào và cơ cấu dân số vàng, người lao động lại được đánh giá cần cù, chăm chỉ, thông minh... Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xuất khẩu lao động, đặc biệt là những lao động đã qua đào tạo.

Xuất khẩu lao động góp phần to lớn tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, nâng cao trình độ, thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Hiệu quả kinh tế - xã hội của công tác xuất khẩu lao động đã được minh chứng rất rõ ràng trong thời gian qua. Hoạt động xuất khẩu lao động đã và đang mở ra “cánh cửa” để công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến của rất nhiều ngành nghề như xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thủy sản, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt chế biến hải sản; chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học... được chuyển giao về, cũng như mở rộng thị trường cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Đặc biệt, xuất khẩu lao động còn là nơi đào tạo nghề, góp phần không nhỏ nâng cao trình độ, tác phong làm việc, kỹ năng và

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 154 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)