Về chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 93 - 107)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Những kết quả thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

3.2.2. Về chất lượng

3.2.2.1. Đánh giá theo các tiêu chí tổng hợp

* Đánh giá theo chỉ số phát triển con người (HDI)

Tuy không phản ánh thật sát song chỉ số HDI cũng phần nào cho thấy sự phát triển về chất lượng của nguồn nhân lực nói chung trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.

Trong Báo cáo phát triển con người năm 2015 “Vì việc làm và phát triển” của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam liên tục tăng trong 24 năm qua (từ 1990-2014). Cụ thể, từ 0,476 điểm năm 1990 tăng lên 0.666 năm 2014, xếp thứ 116/188 nước, thuộc thứ hạng trên của nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình27. Cả ba chỉ tiêu thành phần của HDI cũng đều tăng đáng kể qua các năm: tuổi thọ tăng từ 0.75 điểm năm 2010 lên 0.757 năm 2013, tương ứng thu nhập tăng từ 0.367 lên 0.505, giáo dục từ 0.398 lên 0.421 (Xem Bảng 3.5)

26 http://dantri.com.vn/khoa-hoc/nam-hoc-2014-2015-chi-co-0-06-giao-su-tren-1-van-dan-20151112232140523.htm 27 http://ihs.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/ChiSoPhatTrienConNguoi/View_Detail.aspx? 12/01/2016

Bảng 3.5. Tốc độ tăng chỉ số phát triển con người

Chỉ tiêu 1990 2000 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng Trung bình HDI trưởng

từ 1980–2014 (%) HDI 0.467 0.563 0.629 0.632 0.635 0.638 0.666 1.07 Tuổi thọ ... ... 0.750 0.754 0.755 0.757 ... Thu nhập ... ... 0.367 0.423 0.444 0.502 ... Giáo dục ... ... 0.398 0.417 0.447 0.421 ...

Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người Toàn cầu năm 2016 của UNDP

Qua bảng số liệu, chúng ta thấy các chỉ số thành phần như tuổi thọ, thu nhập, và số năm đi học trung bình của người Việt đều tăng lên theo HDI. Chỉ số phát triển con người tăng lên kéo theo sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên, tiến bộ của Việt Nam là không đồng đều. Từ năm 1980-1990 chỉ số HDI tăng trung bình chỉ ở mức yếu là 0,26%/năm, sau đó tăng nhanh lên mức 1,92%/năm từ 1990 đến năm 2000, trước khi giảm xuống mức 1,33% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008 và thấp hơn nữa là 0,69%/năm từ năm 2008. Năm 1980 chỉ số HDI của Việt Nam vừa đủ cao hơn mức bình quân của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và nhóm nước phát triển con người trung bình. Đến năm 1990 HDI của Việt Nam rõ ràng đã tụt lại so với khu vực, thấp hơn đến 8,5%. Khoảng cách được thu hẹp xuống 4,7% vào năm 2008, nhưng đến năm 2014 thì cách biệt trong chỉ số HDI của Việt Nam với khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đã tăng trở lại đến 10,2%. Song, tốc độ tăng trưởng bình quân HDI từ 1980 đến 2014 của Việt Nam mới đạt 1,07%/năm, tức là thấp hơn bình quân 1,23% của các nước có mức phát triển con người trung bình và mức bình quân 1,29% của khu vực Đông Á-Thái Bình

Dương. Điều này cũng đồng nghĩa, tiến bộ chậm dần của Việt Nam trong thập kỷ qua đã kéo lùi sự tiến bộ phát triển con người khá nhanh28.

Xét thứ hạng thì thứ hạng của Việt Nam về chỉ số phát triển con người trong bảng thứ hạng của khu vực và thế giới cũng còn rất thấp, luôn nằm trong nhóm 30% các nước xếp cuối của bảng xếp hạng. So với một số nước Châu Á, Việt Nam chỉ hơn Camphuchia (xếp 143/188), Mianma (xếp 148/188) còn thấp hơn nhiều so với Malaysia 62/188), Thái Lan 93/188... (Xem Bảng 3.6)

Bảng 3.6. Thứ hạng HDI của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014

Chỉ tiêu 1990 2000 2010 2011 2012 2013 2014

HDI 0.467 0.563 0.629 0.632 0.635 0.638 0.666

Xếp hạng 74/130 108/174 113/169 128/187 127/186 121/187 116/188

Nguồn:http://ihs.vass.gov.vn/noidung/tintuc/ChiSoPhatTrienConNguoi

Như vậy, chỉ số phát triển con người qua các năm của Việt Nam có tăng nhưng tăng chậm và đang suy giảm (của năm gần đây só với trước đó). Đây là vấn đề mà Việt Nam cần đặc biệt quan tâm để cải thiện chỉ số phát triển con người trong sự phát triển chung trong những năm tới.

* Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực

Để đo chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực, người ta dựa vào bốn tiêu chí là kỹ năng chuyên môn..., nguồn nhân lực, giáo dục và ngôn ngữ, tỷ lệ tiêu hao nhân lực (đã trình bày chi tiết ở phần khung lý thuyết). Bốn tiêu chí này tuy không phản ánh trực tiếp nhưng rõ ràng nó cũng cho thấy chất lượng và sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Bốn tiêu chí này được đánh giá cụ thể như sau:

- Về kỹ năng chuyên môn và BPO (quy mô của thị trường gia công công nghệ thông tinvà gia công quá trình kinh doanh) - chất lượng đào tạo về công

nghệ thông tin và quản trị kinh doanh, Việt Nam đạt 0.04 điểm, xếp ở vị trí thấp nhất (Ấn Độ xếp hạng cao nhất với 1.03 điểm). Chỉ số kỹ năng chuyên môn càng cao thì tính cạnh tranh nguồn nhân lực càng lớn vì vậy số điểm 0.04 với vị trí thấp nhất là một thực trạng đáng buồn trong cạnh tranh nguồn nhân lực của Việt Nam.

- Về nguồn nhân lực (số lượng nhân lực nói chung và nhân lực có trình độ đại học), Việt Nam Nam đạt 0.04 điểm, xếp thứ 11/25 quốc gia được xem xét.

- Về giáo dục và ngôn ngữ (việc đào tạo, kiểm tra trình độ giáo dục và ngôn ngữ được chuẩn hóa), Việt Nam được 0.08 điểm, xếp thứ 23/25.

- Về tỷ lệ tiêu hao nhân lực (quan hệ giữa nhu cầu tăng trưởng việc làm liên quan đến BPO và chỉ số thất nghiệp), Việt Nam đạt 0.15 điểm, xếp thứ 17/25 [80, tr. 129-132].

Những tiêu chí trên cho thấy năng lực cạnh trang nguồn nhân lực của Việt Nam so với khu vực và thế giới còn thấp. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2007 – 2008 thì Việt Nam xếp thứ 93/131 nước tham gia xếp hạng. Trong đó, nguồn nhân lực Việt Nam chỉ ở mức trung bình của thế giới, đạt 3.39 điểm so với điểm tối đa là 6.01 điểm. (Xem Bảng 3.7)

Bảng 3.7. So sánh năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt nam và một số nước trên thế giới năm 2008

Tên nước Chỉ số về giáo dục đại học và đào tạo nghề Chỉ số về sức khỏe và giáo dục tiểu học Chỉ số về năng lực cạnh tranh kinh tế 1. Việt Nam - Xếp hạng - Điểm số 93 3.39 88 5.14 78 2. Trung Quốc - Xếp hạng - Điểm số 78 61 5.49 57 3. Thái Lan 44 37

- Xếp hạng - Điểm số 63 5.47 4. Hàn Quốc - Xếp hạng - Điểm số 6 5.65 27 6.08 18 5. CHLB Đức - Xếp hạng - Điểm số 20 5.33 40 5.88 2 Quốc gia xếp số 01 với số điểm cao nhất Phần Lan 6.01 Phần Lan 6.58 Hoa Kỳ

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2007 - 2008

Trong các năm tiếp theo, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam tiếp tục có những cải thiện. Ấn tượng nhất là năm 2015, Việt Nam có bước tiến vượt bậc khi xếp hạng thứ 56 trên tổng số 140 nền kinh tế, đạt 4,3/7 điểm. Trong đó, sự đóng góp của chỉ số giáo dục đại học và dạy nghề luôn tăng đều qua các năm kể từ 2006 đến nay (tuy không phải yếu tố đóng góp cao nhất). Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, chúng ta còn khoảng cách khá xa, kém Singapore 2.4 điểm, Malaysia 1.17 điểm...

Như vậy, chỉ số năng lực giáo dục đại học và dạy nghề của Việt Nam qua các năm có tăng nhưng tăng chậm, chưa tương xứng với yêu cầu của hội nhập và phát triển đất nước. Trong cái nhìn tương quan so sánh với khu vực và quốc tế, chỉ số năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực của nước ta còn rất thấp. Đây là một thực tế đáng lo ngại khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng vào cộng đồng quốc tế.

3.2.2.2. Đánh giá theo các tiêu chí các tiêu chí cụ thể

* Đánh giá theo tiêu chí thể lực (gắn với ba tiêu chí cốt lõi là chiều cao, cân nặng và tuổi thọ trung bình).

Trong những năm gần đây, cả ba tiêu chí này đang dần được cải thiện với các chỉ số: chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam hiện đạt 164,4cm, trung bình chiều cao nữ Việt Nam là 153,4cm; cân nặng tương ứng là 54kg

(nam), 46kg (nữ); tuổi thọ trung bình đạt 73,2 tuổi29. So với những năm trước, đây là những con số đáng mừng trong việc cải thiện thể lực người Việt (Xem Bảng 3.8)

Bảng 3.8. Thể lực người Việt qua các năm 1975-2015

1975 1985 2000 2015

Chiều cao (cm) Nam 1.60 1.60 1.62 1.64

Nữ 1.50 1.50 1.52 1.53

Cân nặng (kg) Nam 47 51 53 58

Nữ 45 45 ... 46

Tuổi thọ (tuổi) Nam/nữ ... ... 67.8 73.2

Nguồn: Tuổi trẻ online ngày 02/3/2016

Chỉ số HDI tăng đều qua các năm chứng tỏ những điều kiện về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, điều kiện kinh tế... ngày càng tốt hơn. Chỉ tiêu về tình trạng sức khỏe của con người, trạng thái thoái mái về thể chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, cải thiện. Các chỉ số chiều cao, cân nặng, tuổi thọ đều tăng. Đáng chú nhất là chỉ số tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay đạt 73.2 tuổi. Về cơ bản, nhiều nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành, nhiều nhà kinh doanh giỏi và lao động chất lượng cao có tình trạng sức khỏe tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc, đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Nhiều người đã 70, 80 tuổi vẫn còn cống hiến trí tuệ cho chuyên môn, cho khoa học và xã hội, tạo nên những tấm gương tốt không chỉ về sự cống hiến mà còn về rèn luyện sức khỏe, sống vui, sống khỏe, sống có ích.

Tuy nhiên, nếu so với khu vực và thế giới thì Việt Nam được xếp vào một trong những nước có thể lực thấp kém nhất, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của lao động sản xuất. Nếu so với thế giới, chiều cao của nam/nữ giới người Việt thấp hơn 13/10cm so với chuẩn. So với các nước trong khu vực như Nhật Bản,

29 http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20160302/thanh-nien-viet-nam-the-luc-kem-hut-thuoc-lam-bia-ruou- nhieu/1060606.html, 02/03/2016

Singapore, Thái Lan, tầm vóc thanh niên Việt Nam kém hơn, ví dụ so với Nhật Bản, Hàn Quốc, chiều cao trung bình của người Việt Nam kém 8cm. Người Việt Nam kém người Trung Quốc 7cm, kém Thái Lan và Singapore là 5 - 6cm. So với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 37/NQ-CP về định hướng chiến lược công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 1996 – 2000 và 2020 thì duy chỉ có tuổi thọ trung bình Việt Nam đạt chỉ tiêu đề ra (2010: 71 tuổi, 2020: 75 tuổi), còn chiều cao và cân nặng thực sự là vấn đề đáng lo ngại khi Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

* Đánh giá theo tiêu chí trí lực (gắn với các tiêu chí thành phần như trình độ học vấn, kỹ năng, chuyên môn kỹ thuật và năng lực sáng tạo).

Trải quan 10 năm từ 2006 đến nay, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực chất lượng cao đã có những tăng trưởng đáng kể (Số liệu đã thống kê ở phần 3.2.1. Sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao). Trong số nhân lực chất lượng cao đã thống kê, đại đa số được đánh giá hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, nhiều cáo cáo và nghiên cứu gần đây cho thấy công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều bất cập hiện hữu ở tất cả các tầng nấc, từ những người ra quyết định, đội ngũ những người làm tham mưu cho đến lực lượng thực thi quyết định. Thực tế hội nhập và phát triển trong thời gian qua cho thấy kỹ năng quản trị quốc gia của nhiều nhà lãnh đạo từ trung ương tới địa phương còn hạn chế. Tồn tại này xuất phát từ nguyên nhân họ chưa được đào tạo bài bản về quản trị, trình độ chuyên môn có thể cao nhưng thiếu những tri thức cần thiết thích ứng với thực tiễn theo yêu cầu của sự phát triển.

Chất lượng đội ngũ lãnh đạo, ra quyết định hạn chế có liên quan đến đội ngũ làm công tác tham mưu. Những cơ quan, tổ chức, và những người làm công tác tham mưu nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa kết hợp chặt chẽ với nhau dẫn đến những tham mưu cho lãnh đạo thiếu toàn diện và chưa lường hết

được những hậu quả có thể xảy ra. Nhiều báo cáo điều tra trong thời gian gần đây cho thấy, đội ngũ cán bộ công chức chưa được đào tạo bài bản và hệ thống, một phần không nhỏ chưa đạt chuẩn, nhiều cán bộ còn hạn chế trong khả năng tư duy, tư vấn, xây dựng, triển khai chương trình, quy hoạch, kế hoạch, thiếu những kỹ năng cần thiết như tin học, ngoại ngữ, sự phối hợp trong công việc. “Thực tế, bộ máy cán bộ công chức của chúng ta hiện còn lớn, khoảng 1,7 triệu người (chưa kể 300.000 cán bộ công chức cơ sở). Tuy nhiên, theo đánh giá chung, đội ngũ này còn không ít hạn chế so với đòi hỏi của thời kỳ mới: Chỉ khoảng 30% trong số họ đáp ứng được yêu cầu, khoảng 40% “tàm tạm”, và khoảng 30% còn lại là chưa đáp ứng được yêu cầu”30 - trả lời phỏng vấn Báo Tienphong.vn của Thứ trưởng Thang Văn Phúc, Bộ Nội vụ từ năm 2008 đến nay vẫn còn là một nhức nhối.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đội ngũ doanh nhân cũng chưa được chuẩn bị kỹ càng. Đại đa số họ là những người được tổ chức phong chức giám đốc hoặc những người có vốn đứng ra thành lập doanh nghiệp chứ chưa phải là người có đầy đủ tri thức về kinh doanh, quản lí và cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, khi gia nhập WTO, đối mặt với những khó khăn thách thức, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt thường đã bộc lộ nhiều yếu kém. Đây là lí do Việt Nam thiếu những doanh nghiệp mang tính quốc tế, tham gia mạnh vào các chuỗi giá trị toàn cầu cũng như hệ thống phân phối toàn cầu.

Bên cạnh trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật thì kỹ năng mềm càng trở lên quan trọng khi chúng ta phải hòa mình vào chuẩn chung của thế giới. Những kỹ năng đặc biệt quan trọng mà nguồn nhân lực cần phải chuẩn bị như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng ngoại ngữ, quản trị thời gian, kiểm soát và làm chủ bản thân, ứng phó trước sự thay đổi (thích

30http://www.tienphong.vn/tuong-tac-dien-dan/dat-nuoc-can-nguoi-tre-o-khu-vuc-cong-113763.tpo, 09:06 ngày 08 tháng 03 năm 2008

ứng)… thêm vào đó là những kỹ năng nghề nghiệp theo từng đặc thù cũng có những nâng lên đáng kể. Điều đó thể hiện ở những thay đổi trong kết cấu nội dung, chương trình giáo dục cũng như sự chú trọng của toàn xã hội đối với việc nâng cao kỹ năng cho người học cũng như người lao động thời gian gần đây. Kết quả của sự thay đổi đó đã mang lại cho đất nước một đội ngũ nhân lực không những có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao mà còn văn minh, lịch thiệp, chuyên nghiệp với những kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp. Tuy nhiên, dù đã được chú trọng song chất lượng và số lượng nhân lực có kỹ năng vẫn chưa cao. Hiện nay, có tới hơn 60% sinh viên ra trường thất nghiệp, khi được hỏi nguyên nhân thì đại đa số các nhà tuyển dụng đều đánh giá sinh viên thiếu trầm trọng những kỹ năng cơ bản để đáp ứng yêu cầu công việc. Nhiều chuyên gia nhận định: “90% sinh viên sau khi

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 93 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)