Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng phát huy vai trò của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn
3.1.2. Những chính sách chủ yếu của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Theo chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa những chủ trương đó trong Hiến pháp, Pháp luật, đồng thời xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, ban hành các chính sách, ra các quyết định, hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể chia hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành 02 mảng lớn: (1) Những chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, (2) Những chính sách về thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
3.1.2.1. Những chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao
Bước sang thời kỳ xây dựng nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế, vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được Đảng ta đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ mu ̣c tiêu quan tro ̣ng của công tác đào ta ̣o, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước , hội nhâ ̣p quốc tế, ngày 27-6-2008, Bộ Chính tri ̣ đã có Thông báo số 165-TB/TW về phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (gọi tắt là “Đề án 165”) do Ban tổ chức Trung ương Đảng trực tiếp quản lý điều hành. Việc thực hiện Đề án có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó góp phần đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ đương
chức cũng như trong quy hoạch, cán bộ trẻ tài năng, bảo đảm cho nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tương lai là những chuyên gia có kinh nghiệm, có tầm nhìn rộng, có khả năng làm việc độc lập trong quan hệ giao tiếp quốc tế.
Trong các lĩnh vực cụ thể, vấn đề thể chế hóa phát triển nguồn nhân lực cũng được Chính phủ rất quan tâm. Để tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngày 01 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 698/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Ngày 29 tháng 01 năm 2010, Chính phủ ra Quyết định số 176/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” trong đó đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp là một giải pháp rất quan trọng. Đối với các trường cao đẳng, đại học, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 phê duyệt “Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” (gọi tắt là Đề án 911) với tổng kinh phí dự kiến 14.000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, ngày 18 tháng 8 năm 2010, Chính phủ ra Quyết định số 1558/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử"...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân chất lượng ngày càng trở lên bức thiết, ngày 19 tháng 4 năm 2011, Chính phủ ra Quyết định số 579/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020” với mục tiêu đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới. Để thực hiện Chiến lược có hiệu quả, ngày 22 tháng 07 năm 2011,
Chính phủ tiếp tục phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”, ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Dựa trên Quy hoạch tổng thể của Chính phủ, đến nay, các Bộ, ngành và địa phương đều xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lược phát triển chung của mình, nhằm đảm bảo lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Hiện tại tất cả các Bộ, ngành Trung ương đã phê duyệt và ban hành quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ ngành mình; 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phê duyệt quy hoạch của địa phương mình như: Đề án đào tạo Công nghệ sinh học nông nghiệp (Đề án 11) và thuỷ sản (Đề án 97) của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Đề án Hóa Dược của Bộ Công Thương (Đề án 61); Đề án Chuyên gia Pháp luật của Bộ Tư Pháp; các Đề án của các địa phương như Mêkông 1000, thành phố Hồ Chí Minh 300, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải phòng vv...
Thực hiện chủ trương chỉ đạo của Đảng về nâng cao trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ cho người Việt, tạo nền tảng cho Việt Nam hội nhập quốc tế, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 2008 về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020". Mục tiêu mà Đề án hướng tới là “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa
ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”20.
3.1.2.2. Những chính sách về thu hút, trọng dụng nhân lực chất lượng cao
Trong những năm qua, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 28/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cơ bản về tuyển dụng, quản lý và sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trong khu vực công, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức khẳng định: “Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng; Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với người có tài năng”21; “Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân”22. Để triển khai thực hiện Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức, đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định, Bộ Nội vụ cũng đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thi hành về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm công chức nói chung và thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.
Nhằm khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao về các địa phương thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngày 26 tháng 01 năm 2011, Thủ tưởng Chính phủ đã kí Quyết định số 170/QĐ-TTg phê duyệt “Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại
20 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-1400-QD-TTg-phe-duyet-de-an-day-va-hoc- ngoai-ngu-trong-he-thong-giao-duc-quoc-dan-giai-doan-2008-2020-71152.aspx
21 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-can-bo-cong-chuc-2008-22-2008-QH12 22 https://thukyluat.vn/vb/luat-vien-chuc-2010-1c247.html
học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo” (các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Ngãi và Kon Tum...) (Gọi tắt là Dự án 600). Tiếp đó, ngày 30 tháng 09 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1758/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 – 2020” (Gọi tắt là Đề án 500). Nếu như đội viên dự án 600 Phó Chủ tịch xã về để chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực được phân công giúp địa phương phát triển kinh tế, thì dự án 500 trí thức trẻ sẽ tuyển các cán bộ làm trực tiếp công tác chuyên môn.
Đối với những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, những cán bộ khoa học trẻ, một bộ phận rất quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 86-KL/TW ngày 24 tháng 01 năm 2014 về “Chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ” (Gọi tắt là Đề án 1000). Mục tiêu của Đề án là phấn đấu đến năm 2020, thu hút ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ vào khu vực công làm việc. Để thu hút được những đối tượng nêu trên, Kết luận số 86-KL/TW đã đưa ra nhiều chính sách được đánh giá là đột phá, đầy sức hấp dẫn như lương, thưởng, chế độ nhà ở, tuyển dụng, đãi ngộ, tôn vinh...
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm khuyến khích, phát huy, sử dụng, trọng dụng đối với những cá nhân và tập thể có đóng góp trong lĩnh vực này. Điển hình là Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, của Chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 2014 về “Quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ”; Nghị định số 87/2014/NĐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2014 về “Quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam” và nhiều văn bản khác... Theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các tỉnh/thành, địa phương trong cả nước cũng ban hành nhiều chính sách để đào
tạo, thu hút, phát huy và trọng dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể nói, những chính sách về đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao đã thể chế hóa, từng bước đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, còn có những khoảng cách giữa lí luận và thực tiễn; tồn tại những hạn chế về cả số lượng, chất lượng, cơ cấu và phát huy vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là những vấn đề sẽ được Luận án làm sáng tỏ ở phần tiếp theo “Những kết quả thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế”.