Phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 65 - 68)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình

2.4.4. Phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao

Như đã phân tích ở trên, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tham mưu, tư vấn, phản biện, hiện thực hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chính vì thế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về số lượng, chất lượng, cơ cấu phải đi kèm với tăng cường và phát huy hơn nữa vai trò của họ trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đây là một vấn đề mang tính tất yếu bởi nếu phát triển

về số lượng, chất lượng, cơ cấu mà không sử dụng, sử dụng không hiệu quả, không tạo điều kiện, không trao cơ hội cho họ cống hiến, tiếng nói của họ không được quan tâm… thì phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không mang lại nhiều ý nghĩa cho sự phát triển của đất nước.

Phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế đồng nghĩa phải tăng cường hơn nữa vai trò của họ trong công tác tham mưu, tư vấn, phản biện đường lối, chính sách và các quyết sách chính trị. Đây là công việc rất quan trọng bởi đặc thù của nguồn nhân lực chất lượng cao là “đầu tàu” của nguồn nhân lực, có trình độ học vấn, năng lực chuyên môn cao, lại tâm huyết với sự nghiệp hội nhập và phát triển đất nước. Tăng cường vai trò của họ trong công tác tham mưu, tư vấn, phản biện thể hiện qua việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của họ, tập hợp và trọng dụng họ, tạo cơ chế, chính sách để họ tham gia. Với các nước, mô hình điển hình nhất về tập hợp nhân lực chất lượng cao là các hội đồng tư vấn, các Think tank - những mô hình tổ chức hiện đại tạo cơ hội cho nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần hoạch định chính sách quốc gia. Thực tế đã chứng minh, khi các nhà lãnh đạo biết tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nguồn nhân lực chất lượng cao thì các quyết sách chính trị mà họ đưa ra đều có chất lượng tốt, mang lại hiệu quả cao, nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Việc trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cũng góp phần quan trọng phát huy vai trò của nguồn nhân lực này. Chính phủ Hồ Chí Minh là một mẫu mực trong việc sử dụng và trọng dụng người tài. Ngay từ khi mới giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra thông cáo “Tìm người tài đức”. Vì “ích quốc lợi dân” nên Hồ Chí Minh đã tập hợp được trong chính phủ mới những người tài giỏi nhất, những trí thức tinh hoa, những người con ưu tú của dân tộc. Đây chính là bí quyết giúp chính phủ mới tuy non trẻ nhưng mạnh mẽ và vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách khi đứng trước nguy cơ

“ngàn cân treo sợi tóc”. Trong thời đại mới, việc trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo cơ hội để họ được cống hiến sẽ giúp cho Đảng, Nhà nước nâng cao hơn nữa khả năng cầm quyền, xây dựng nhà nước kiến tạo, mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo đất nước phát triển nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế. Chúng ta càng thấm thía điều này hơn từ những hậu quả mà các nước đang phát triển và kém phát triển phải gánh chịu khi vấn đề phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức. Tại châu Phi, để đào tạo một nhân tài có trình độ khoa học kỹ thuật cao, trung bình các nước châu Phi sẽ phải bỏ ra khoảng 150.000 USD, và số tiền này có thể cung cấp cho 500 nông dân ở các nước nghèo của châu Phi sống đủ trong một năm. Nguồn chất xám bị chảy máu khiến kinh phí đào tạo của châu Phi không ngừng thất thoát. Đồng thời, do thiếu thốn nhân tài, hằng năm các nước châu Phi đã phải bỏ ra khoảng 4 tỉ USD - một nguồn kinh phí lớn để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài được mời sang nước mình làm việc, riêng con số này đã chiếm hết 1/3 nguồn viện trợ hằng năm châu Phi nhận được từ bên ngoài. Ngoài ra, do thiếu thốn nhân tài, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các nước châu Phi không được thực hiện, một số thành tựu khoa học kĩ thuật cũng không được phổ biến và ứng dụng vào thực tiễn. Nếu tình hình này không được cải thiện, rất nhiều quốc gia châu Phi không thể dựa vào khả năng của mình để thoát khỏi tình trạng đói nghèo hiện nay14…

Rõ ràng, phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài trở thành “kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước”, bí quyết cho sự giàu có và thịnh vượng của Mỹ, Singapore và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Như vậy, nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bao hàm

14 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2008/2908/Chay-mau-chat-xam-Van- nan-mang-tinh-toan-cau.aspx, 31/7/2008

phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phù hợp và tiến bộ và phát huy vai trò của nguồn nhân lực này. Bốn nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và tạo tạo tiền đề thúc đẩy lẫn nhau nên cần phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)