Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 63 - 64)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình

2.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thể lực là yếu tố rất quan trọng tạo nên chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, cần chăm sóc thể lực tốt để tạo nền tảng cho nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia và phát huy vai trò của mình trong các hoạt động kinh tế chính trị, văn hóa xã hội. Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, trong đó quan trọng nhất là chiều cao, cân nặng và tuổi thọ trung bình… Tuy không phải là tiêu chuẩn quyết định song thể lực tốt là nền tảng để duy trì, phát triển trí tuệ, sức sáng tạo, là cầu nối chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo nên ý chí, nghị lực, niềm tin giúp nhân lực chất lượng cao vượt qua những khắc nghiệt, khó khăn, thử thách để không ngừng vươn lên lao động, sáng tạo, cống hiến.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với việc nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng, chuyên môn kỹ thuật, khả năng thích ứng và tư duy sáng tạo của nguồn nhân lực. Để đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực trên phương diện này, người ta thường sử dụng các tiêu chí như: số năm đi học, trình độ đào tạo và bằng cấp, chứng chỉ; kinh nghiệm, vốn hiểu biết sâu rộng với những kỹ năng, năng lực (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ứng xử, năng lực sử dụng ngoại ngữ…); chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực, chỉ số cạnh tranh toàn cầu, mức độ tín nhiệm trong quản lý chuyên nghiệp, mức độ sẵn có của các nhà khoa học và kỹ sư, tỷ lệ người lao động qua đào tạo có bằng cấp, số sinh viên/vạn dân, số sinh viên/giảng viên, số GS.PGS/sinh viên; số lượng phát minh, sáng chế…

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm đến phát triển những phẩm chất tâm lý xã hội ở lực lượng này.

Nhân lực chất lượng cao phải là đội ngũ có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, bao dung, nhân hậu, coi trọng chữ tín, tôn trọng nhân nghĩa đạo lý, có tính liêm sỉ để vượt qua mọi cám dỗ, không sa vào tham ô, tham nhũng, lãng phí có, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động; có đạo đức nghề nghiệp được thể hiện như: yêu nghề, say mê với công việc, có tính kỷ luật và có trách nhiệm với công việc mà mình đảm nhiệm, sẵn sàng vượt qua khó khăn để khẳng định bản thân, hoàn thành nhiệm vụ. Phẩm chất tâm lý xã hội còn thể hiện ở mong muốn đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức của mình vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước; hăng say học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ hiểu biết; có khả năng độc lập ứng xử trong lao động, sản xuất kinh doanh cũng như trong mọi hoạt động nghề nghiệp sao cho phù hợp với những chuẩn mực, đạo đức, không làm trái Hiến pháp và Pháp luật... Phẩm chất tâm lý xã hội chính là nền tảng, là chữ “tâm” trong quan hệ với chữ “tài” song “tâm” luôn là gốc để “tài” tỏa sáng.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng nhất trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tiễn đã chứng minh, càng đầu tư cho chất lượng nguồn nhân lực hiệu quả bao nhiêu thì chất lượng và hiệu quả quá trình phát triển của quốc gia đó tăng lên theo tỉ lệ thuận. Trong một nghiên cứu xuất sắc về nước Mỹ, Edward Denison (1985) đã chứng minh sự tăng lên về học vấn của người lao động chính là nguồn gốc thu nhập cao của người dân, sự giàu có của đất nước (Mỹ, Nhật, Singapore là những minh chứng hùng hồn cho điều đó). Đúng như Gary S.Becker, người từng đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1992 đã khẳng định: Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn lực con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)