Giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 117 - 125)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Giải pháp về nhận thức

Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với hoạt động thực tiễn. V.I.Lênin đã khái quát: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan. Điều này khẳng định: nhận thức đúng chính là tiền đề cho hành động đúng, ngược lại, nếu nhận thức sai, chưa đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế sai lầm trong hành động. Chính vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhóm giải pháp về nhận thức phải được coi là nhóm giải pháp tiên phong. Trong đó, tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập

Cần nhận thức nguồn nhân lực chất lượng cao là tài nguyên quý giá nhất, lực lượng đầu tàu, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ (đặc biệt là cách mạng số hóa, tự động hóa; sự kết nối giữa thế giới ảo và thế giới thực - Cách mạng công nghiệp 3.0 và 4.0), sự vận hành của nền kinh tế tri thức đã và đang khẳng định giá trị của tri thức, chất xám, trí tuệ, nhân lực chất lượng cao. Xu thế phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ; những vấn đề toàn cầu; sự ảnh hưởng của các tập đoàn xuyên quốc gia; yêu cầu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu... đều đòi hỏi đội ngũ nhân lực chất lượng cao của mỗi quốc gia ngày càng đông đảo. Chính vì giá trị to lớn và tính khan hiếm mà cuộc cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao đang diễn ra gay gắt với những chính sách ngày càng tinh vi hơn như xây dựng các quốc gia giáo dục, chính sách học bổng cao, trả lương cao, những điều kiện về tự do, dân chủ... nhằm thu hút nguồn lực này. Thực tế đang đặt ra những thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nếu không nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám ngày càng nghiêm trọng. Hiện Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, cần thực sự tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó lợi thế cạnh tranh trên phương diện toàn cầu, là yếu tố đảm bảo đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Cần nhận thức sâu sắc quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá tiên phong trong các khâu đột phá, là một nhiệm vụ có tính cấp bách. Một đất nước dù giàu tài nguyên thiên nhiên, có ưu thế về vốn song nếu thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao thì đất nước đó khó lòng phát triển được. Ngược lại, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác tuy nghèo về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu khắc nghiệt... song họ đã đầu tư vào nguồn tài nguyên quý giá nhất, mang tính đột phá, quyết định đó là tài nguyên

con người. Nhìn lại Việt Nam, đất nước của “ràng vàng, biển bạc”, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều chủng loại; có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng; con người cần cù, thông minh, chịu khó, hiếu học... song đất nước vẫn nghèo và kém phát triển. Trong nhiều kỳ đại hội, Đảng ta luôn nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng và quyết định của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cao, nhân lực khoa học công nghệ. Đại hội XI, XII nhấn mạnh ba khâu đột phá chiến lược: “(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn”42. Trong ba khâu đột phá, phát triển nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao được xác định là khâu độ thứ hai bên cạnh đột phá về thể chế và cơ sở hạ tầng. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên, việc lặp đi lặp lại quan điểm phát triển nhân lực, nhân lực chất lượng cao phần nào cho thấy việc nhận thức về vấn đề này còn mơ hồ nên những chuyển biến trong thực tế còn rất chậm và không hiệu quả. Với vị thế của một đất nước đầy tiềm năng, đứng trước nhiều cơ hội mà hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đem lại, từ kinh nghiệm của các nước đi trước, chúng ta phải nhận thức sâu sắc rằng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải là khâu đột phá tiên phong của mọi khâu đột phá, là nhiệm vụ có tính cấp bách, cần làm ngay, trước tiên và hàng đầu.

Trong phát đột phá triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phải đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia

và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đây chính là những “đầu tàu” của lực lượng đầu tàu, đóng vai trò quyết định đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ nhận thức tới chủ trương, chính sách và hiệu quả trong triển khai thực tiễn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Washington (Hoa Kỳ), Nhật Hoàng Minh Trị (Nhật Bản), Đặng Tiểu Bình (Trung Quốc), và Lý Quang Diệu (Singapore), Pak Chung Hy (Hàn Quốc)... là những nhà lãnh đạo kiệt suất, những tấm gương điển hình về tầm quan trọng của người đứng đầu bộ máy Nhà nước đối với sự phát triển thịnh vượng, bí quyết hóa rồng của quốc gia. Bên cạnh những người lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước, vai trò của những nhà quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, tham mưu, tư vấn, phản biện, các nhà khoa học đầu đàn cũng vô cùng quan trọng. Những doanh nhân thế giới như Bill Gate, Henry Ford, Steve Jobs, Honda, Matshushita, Mitsubishi... là những con người đáng ngưỡng mộ. Lịch sử Việt Nam với những trang vàng ghi công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những anh hùng thời đại Hồ Chí Minh như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng..., những con người tiên phong, dũng cảm thời kỳ đổi mới như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Kim Ngọc... Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, yêu cầu thực tiễn đang chờ đợi sự xuất hiện của những con người ngang tầm thời đại để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Cần đổi mới tư duy trong tuyển dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực trên cơ sở năng lực, hiệu quả công việc. Đây chính là động lực để mỗi cá nhân không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và năng suất, hiệu quả lao động để khẳng định “chất lượng cao” của mình. Tránh tình trạng cứ gắn cái mác cử nhân, tiến sĩ... là đương nhiên được coi có chất lượng cao, được hưởng các chế độ dành cho nhân lực chất lượng cao trong khi chuyên môn yếu kém, năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc thấp. Hiện nay, Ban Tổ chức Trung ương đang triển khai Đề án xây dựng vị trí việc làm trong đó

xác định khung năng lực, mô tả vị trí việc làm, số lượng, sản phẩm cụ thể của mỗi vị trí... được đánh giá là những bước đi đúng đắn ban đầu trong thay đổi nhận thức về đánh giá cán bộ.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, với nhu cầu xã hội và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng được quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn từ 2011 - 2020 song tình trạng thất nghiệp vẫn rất phổ biến và ngày càng trầm trọng hơn. Thực tế này chứng tỏ, việc xây dựng quy hoạch vẫn chưa bám sát và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Vẫn còn tình trạng các bộ/ngành/địa phương tuy có quy hoạch song tính liên thông, kết nối, phối kết hợp chưa hiệu quả, chưa sát với thức tế, việc xây dựng quy hoạch còn mang tính hình thức nên công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn diễn ra tự phát. Do thiếu thông tin, thiếu liên thông kết nối nên nhà nhà cứ cho con đi học, ngành giáo dục thì cứ đào tạo, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì cứ sử dụng theo cách riêng của mình. Để khắc phục tình trạng này, mỗi bộ/ngành/địa phương, mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, nhu cầu xã hội và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đơn vị mình cũng như của đất nước.

Cần xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của hệ thống chính trị, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, quản lý, nhà trường, doanh nghiệp, gia đình cũng như mỗi cá nhân trong đó có nhân lực chất lượng cao. Do đó, quá trình thay đổi nhận thức phải bắt đầu từ trung ương tới cơ sở, từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đến mỗi người dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền và mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy tốt hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình trong xây dựng đường lối, chính sách, hiện thực hóa, kiểm tra, giám sát công tác phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao; phải thấy đây là cơ hội để Việt Nam có thể cất cánh. Đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, cần nhận thức đúng vị trí, vai trò, trọng trách của mình đối với sự phát triển của nước nhà trong thời kỳ mới. Phải coi đây là "vinh dự, bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc" để không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, cống hiến tốt nhất cho đất nước.

Trước mắt, để nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn xã hội, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền , góp phần giúp cho mọi người hiểu rõ về các chính sách phát triển nhân lực chất lượng cao: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhân lực chất lượng cao, việc làm, chế độ ưu đãi, giáo dục, đào tạo…; vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia đào tạo nhân lực chất lượng cao để sử dụng và phát huy vai trò của đội ngũ này.

Tập trung vào giáo dục cho thanh niên nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm và cơ hội để họ cống hiến cho đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cần nhận thức đúng rằng, khi nước ta đã gia nhập WTO và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ rất lớn, người lao động, dù ở bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào nếu có trình độ cao, có kỹ năng nghề nghiệp đều có cơ hội tìm việc làm và có thu nhập thỏa đáng. Vì vậy, bên canh việc nâng cao trình độ học vấn và năng lực chuyên môn, thanh niên cần phải rèn luyện đạo đức, lối sống và nhân cách, chú trọng rèn luyện sức khỏe, phải tự mình đổi mới, từ nhận thức đến hành động, trở thành người tiên phong trong đổi mới, cách tân, sáng tạo [16]. Chuẩn bị cho mình những điều kiện cần thiết chính là cách tốt nhất để thế hệ trẻ có thể hội nhập bền vững.

Thứ hai, cần đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân thấy rằng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải được tiến hành từng bước vững chắc, tránh tâm lý chủ quan, nóng vội để rơi vào sai lầm và thất bại.

Cần nhận thức rằng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao liên quan đến tất cả các ngành, các cấp, động chạm đến những vấn đề kinh tế, chính trị, đặc biệt là văn hóa, tư tưởng, giáo dục đào tạo...; nhân lực chất lượng cao lại là sản phẩm của một chu trình từ phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ, tôn vinh...; từ chủ trương, chính sách, cơ chế, thể chế, quá trình hiện thực hóa... nên không thể tiến hành một sớm một chiều. Thêm vào đó, thực trạng kém phát triển, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới khá xa nên giữa mong muốn và thực tế còn có độ chênh, cần thời gian để khắc phục. Vì vậy, chúng ta phải tiến hành từng bước nhưng đi bước nào phải chắc chắn bước đó, không nên nôn nóng chủ quan hoặc phát triển hình thức, theo phong trào, phát triển cho có; phát triển theo nhiệm kỳ... để mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác gây lãng phí thời gian, công sức, tiền của của nhân dân.

Hiện nay, với lợi thế của một nước đi sau bắt đầu xây dựng bài bản chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chúng ta hoàn toàn có thể kế thừa kinh nghiệm của các nước đi trước để có được những bước đi đúng đắn. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt đặt lên vai những nhà hoạch định chính sách. Họ cần suy xét kỹ lưỡng để xây dựng những chương trình, kế hoạch, kế hoạch phù hợp, hướng vào việc tạo ra hành lang pháp lý minh bạch, những điều kiện và môi trường thuận lợi để tạo ra hiệu quả tối đa cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay.

Thứ ba, cần quán triệt sâu sắc trong các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân sự nhất quán giữa “nói và làm”, giữa đường lối, chính sách với thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách, tránh tình trạng “đánh trống bỏ rùi”, “nói nhưng không làm” hoặc làm cho xong mà không mang lại chất lượng hiệu quả. Sự chuyển biến này phải bắt đầu từ những cán bộ lãnh đạo cao nhất trong bộ máy Đảng, chính quyền, trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trong các văn kiện Đại hội Đảng, đặc biệt từ Đại hội VIII đến nay, nhân tố con người luôn được coi là vốn quý nhất, quan trọng nhất và quyết định nhất trong phát triển. Coi đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực KH&CN nói riêng là đầu tư cho phát triển. Song sự chuyển biến trong thực tế còn quá chậm và vì quá chậm nên các kỳ đại hội mới phải nhắc đi nhắc lại điệp khúc này. Đây cũng là một minh chứng cho thấy giữa nhận thức và hành động còn một khoảng cách quá xa. Hành trình từ chủ trương, đường lối đến thực tiễn còn rất nhiều quanh co, khúc khuỷu và mất rất nhiều thời gian. Vẫn còn tình trạng nghĩ được, nhận thức được nhưng không làm, nói nhiều làm ít hoặc làm hình thức, kém hiệu quả.

Vì vậy, để tạo ra chuyển biến từ ý thức đến hành động, đòi hỏi sự chuyển động nêu gương từ cấp trung ương đến cơ sở, từ cá nhân những nhà lãnh đạo cao nhất đến mỗi người dân. Chừng nào các nhà lãnh đạo, quản lý chưa sẵn sàng hành động thì những mục tiêu, chương trình, kế hoạch vẫn mãi chỉ dừng lại ở “lý thuyết suông”, khó được triển khai hiệu quả trong thực tiễn. Vì thế, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế đòi hỏi quyết tâm chính trị, sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, từ chủ trương đến hành động của các nhà lãnh đạo, của các cấp ủy đảng và bộ máy chính quyền từ trung ương tới cơ sở trong đó vai trò của những người lãnh đạo đứng đầu Đảng, Nhà nước có tính chất quyết định.

Rõ ràng, sự thay đổi trong nhận thức đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhận thức đúng đắn về giá trị, vị

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 117 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)