Vai trò của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 56 - 61)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Vai trò của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất

chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế

2.3.1. Vì sao Đảng, Nhà nước phải can thiệp đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao? nguồn nhân lực chất lượng cao?

Trong thực tế, vấn đề vai trò của nhà nước trong phát triển quốc gia nói chung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng luôn là vấn đề lớn trong các nghiên cứu chính trị học. Xem xét mức độ can thiệp của nhà nước, chúng ta thấy đã tồn tại một số mô hình như: mô hình MGU trước đây (nhà nước bao cấp toàn bộ), bao cấp từng phần như Oxford, để tư nhân đảm nhiệm như mô hình Harvard, Yale ở Mỹ. Tuy khác nhau song sự can thiệp của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đều có đặc điểm chung là thông

qua các công cụ quản lý vĩ mô nhằm tạo lập những điều kiện cần thiết (có tính hàng hóa công – Public goods và hiệu ứng ngoại biên – Externalities mà thị trường không có khả năng đáp ứng), định hướng, điều tiết các hoạt động của xã hội nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Xuất phát từ đặc điểm của đất nước đang phát triển, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, sự can thiệp của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một tất yếu vì những lí do sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò hết sức quan trọng của nhân lực chất

lượng cao đối với quá trình phát triển đất nước. Như Avill Toffer: “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh“...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết".

Thứ hai, điều này càng hoàn toàn đúng và trở thành quan trọng hơn trong

thời đại ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế trong phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia - dân tộc; khi lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã không còn dựa trên con số cộng của các yếu tố cấu thành đầu vào như: đất đai, khai thác tài nguyên, lao động rẻ, nhiều vốn tài chính, mà là dựa trên công nghệ, tri thức, tư duy đổi mới và năng lực sáng tạo của chính con người.

Thứ ba, với xuất phát thấp của một nước đang phát triển, nguồn lực hạn

hẹp, khoảng cách rất xa về quy mô, trình độ đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ so với các nước phát triển. Muốn hội nhập và cạnh tranh ngang bằng thì phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngang tầm khu vực và thế giới là vấn đề hết sức cấp thiết. Quá trình này phải có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước bởi nếu để tự

phát, quá trình đó sẽ diễn ra rất lâu dài và chưa chắc đã thành công.

Thứ tư, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sự can

thiệp của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trước hết nhằm phát huy những ưu việt và khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mang lại.

Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn với và phục vụ

mục tiêu phát triển quốc gia, chính vì thế, ưu tiên lĩnh vực nào, gửi đi đào tạo ở đâu, yêu cầu như thế nào… đòi hỏi phải có sự can thiệp, định hướng của Đảng và Nhà nước.

Sự can thiệp của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu sự can thiệp đúng đắn, khoa học, phù hợp nó sẽ tạo động lực to lớn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, song nếu cơ chế, chính sách mang tính chủ quan, duy ý chí; hiệu lực quản lý kém hiệu quả thì nó sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển của nguồn nhân lực này.

2.3.2. Vai trò của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chất lượng cao

* Vai trò định hướng phát triển nguồn nhân lực: thông qua việc ban hành các chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình về phát triển nguồn nhân lực.

Với kết cấu hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội trên tất cả mọi phương diện. Đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, sự lãnh đạo của Đảng thể hiện qua những chủ trương, đường lối, những định hướng chiến lược trong các kỳ đại hội, hội nghị Trung ương. Đây là hệ thống quan điểm chỉ đạo mang tính định hướng của Đảng về vị trí, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao; về những phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chiến lược của Đảng, Nhà nước sẽ hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm cụ thể hóa, triển khai thực hiện đường lối. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải xác định được mục tiêu và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời gian dài (thông thường khoảng từ 20 - 30 năm) phù hợp với thực tiễn đất nước; nó hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách xác định nhu cầu nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, huy động và phân bổ các nguồn lực; nó cung cấp một “tầm nhìn” của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán trong các biện pháp tiến hành. Căn cứ vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, các lĩnh vực, xác định mục tiêu theo từng giai đoạn với những bước đi, mục tiêu cụ thể, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

* Vai trò kiến tạo khuôn khổ pháp luật và môi trường cho việc phát triển nguồn nhân lực: bao gồm việc ban hành các luật lệ, chính sách đối với các ngành, lĩnh vực liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.

Môi trường phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không hình thành tự phát, mà phụ thuộc chủ yếu sự kiến tạo của Nhà nước. Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Nhà nước sẽ thể chế hóa thành các văn bản luật để điều chỉnh quá trình thực thi đường lối. Hệ thống pháp luật càng đồng bộ bao nhiêu thì việc quản lý của Nhà nước càng thuận lợi và hiệu quả bấy nhiêu. Bằng hệ thống văn bản này, Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi và tạo động lực cho đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cả về số lượng và chất lượng. Ngoài môi trường pháp lý, nhà nước còn tạo lập các môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hóa, giáo dục, kết cấu hạ tầng,

môi trường làm việc; hệ thống các cơ chế, chính sách đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như: chính sách đào tạo, chính sách sử dụng, chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần, chính sách thu hút và giữ chân, chính sách hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…

Thực tế đã chứng minh,nếu có môi trường thuận lợi, các chính sách hỗ trợ phù hợp sẽ tạo được động lực, động cơ học tập, làm việc và phát huy hết khả năng lao động sáng tạo đặc biệt của nguồn nhân lực chất lượng cao và ngược lại.

* Vai trò can thiệp trực tiếp, điều tiết phát triển nguồn nhân lực: thông qua tài trợ ngân sách, trực tiếp cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản, các công cụ khuyến khích phát triển ngồn nhân lực

Vai trò này thể hiện rõ qua việc Nhà nước cung cấp các hàng hóa công và các hiệu ứng ngoại biên để hỗ trợ, định hướng sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế. Các đề án, chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước, các quỹ học bổng, các quỹ nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ… sử dụng ngân sách nhà nước hoặc chủ yếu bằng ngân sách nhà nước là sự cụ thể hóa vai trò nêu trên.

* Vai trò kiểm tra, giám sát và thanh tra thực thi chính sách pháp luật về phát triển nguồn nhân lực.

Sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn thể hiện qua quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra thực thi chính sách pháp luật về phát triển nguồn nhân lực chất ượng cao. Đây là khâu rất quan trọng bởi chủ trương, đường lối đúng mà không được thực hiện, thực hiện không đến nơi thì cũng không mang lại hiệu quả trong thực tế. Vì vậy, nội dung công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước chủ yếu hướng vào việc thực hiện luật pháp, chiến lược, cơ chế chính sách của Nhà nước; mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là nhằm đảm bảo sự phát triển của nhân lực

chất lượng cao theo kế hoạch đã định đồng thời phát hiện những khiếm khuyết, bất cập của các chủ trương, chính sách đã ban hành để có những điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)