Những yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 52 - 56)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Hội nhập quốc tế và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong

2.2.2. Những yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải hướng tới hình thành và phát triển những “công dân toàn cầu”, có khả năng thích ứng sự thay đổi, có tư duy sáng tạo.

Đây là những con người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,…Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu. Là công dân toàn cầu rất cần những kiến thức về đất nước và thế giới; những kỹ năng toàn cầu như: kỹ năng Internet, kỹ năng giao tiếp toàn cầu, việc sử dụng ngôn ngữ toàn cầu, ý thức toàn cầu. Nền tảng của một công dân toàn cầu là ý thức về bản thân và dân tộc đất nước mình. Ý thức toàn cầu chính là hòa nhập nhưng không được hòa tan, tiếp thu cái mới hiện đại nhưng cũng phải có chọn lọc và vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc, đó là quá trình “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Nhiệm vụ này đặt lên vai các nhà thiết kế chính sách và đặc biệt là ngành giáo dục đào tạo.

Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao phải thực sự đóng vai trò “đầu tàu” trong sáng tạo, tiếp nhận, chuyển giao những thành tựu tiên tiến của khoa học và công nghệ, nắm bắt và định hướng quá trình phát triển đất nước theo các xu thế mới của thời đại.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra như vũ bão, những tri thức của nhân loại thay đổi cực kỳ nhanh chóng cả về quy mô và tốc độ. Đây là thời cơ song cũng là những nguy cơ không hề nhỏ đối với các nước đang phát triển và kém phát triển, nơi mà “cái khó bó cái khôn”, khả năng cập nhật, tiếp nhận và chuyển giao của đại đa số nhân lực còn rất hạn chế. Nếu nắm bắt được cơ hội, sáng tạo, tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ tạo sẽ ra động lực to lớn cho đất nước phát triển và ngược lại, nếu không nắm bắt được cơ hội thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các

nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng hiện hữu. Sứ mệnh nắm bắt cơ hội chỉ có thể là nguồn nhân lực chất lượng cao bởi họ được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng và khả năng thích ứng nhanh trước những thay đổi của thời đại. Đây là lực lượng “đầu tàu”, định hướng, tiếp nhận, chuyển giao và lôi kéo các lực lượng còn lại tham gia vào các dòng chính của thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế tri thức, đi từ tự động hóa sang số hóa...

Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng cao phải góp phần quan trọng trong

công tác tham vấn, phản biện, nâng cao chất lượng ra quyết định và thực hiện các quyết sách chính trị, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hoạch định, sửa đổi, bổ sung chủ trương, đường lối, chính sách, ra những quyết định chính trị là những công việc hệ trọng, có tầm ảnh hưởng đến vận mệnh của quốc gia. Vì vậy, khi hội nhập vào cộng đồng quốc tế với cả những cơ hội và nguy cơ, để có những quyết sách chính trị và đường lối, chính sách đúng đắn, Đảng, Nhà nước đều đặc biệt coi trọng việc phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao gồm những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi; các cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn... Với tư cách là những chuyên gia, không chỉ giỏi trong chuyên môn mà còn có khả năng xử lí hiệu quả những vấn đề mang tính đa ngành, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp những ý kiến tham mưu, tư vấn, phản biện vô cùng quan trọng cho Đảng, Nhà nước xây dựng hoặc điều chỉnh đường lối, chính sách sao cho tối ưu nhất. Trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách, nguồn nhân lực chất lượng cao thường là lực lượng đi đầu trong tuyên truyền, vận động, phổ biến, tổ chức, triển khai, hiện thực hóa, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng kết, điều chỉnh...Với trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật cao, những kỹ năng và phẩm chất tâm lý xã hội chuẩn mực, với khả năng thích ứng nhanh và tư duy sáng tạo, họ nhanh chóng nắm

bắt được bản chất của vấn đề để đề ra phương pháp, phương thức hành động khoa học nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao trong công việc.

Tuy nhiên, để phát huy được vai trò nêu trên, Đảng, Nhà nước phải thực sự cầu thị, cầu tài, dân chủ, biết lắng nghe ý kiến và tin dùng họ cũng như những ý kiến đúng đắn của họ. Chỉ khi Đảng, Nhà nước cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao nhìn chung một hướng và được dẫn dắt bởi đạo đức trong sáng và trách nhiệm xã hội cao cả với nhân dân thì khi đó mới tìm ra những phương thức ưu việt để giải quyết bài toán phát triển của dân tộc

Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, tránh rơi vào “Bẫy thu nhập trung bình”, đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa trên tất cả các lĩnh vực, chủ động phòng tránh được những nguy cơ phản phát triển, suy thoái và khủng hoảng. Phát triển bền vững đưa ra một thông điệp rất rõ ràng: sự phát triển của thế hệ ngày hôm nay không được để lại những gánh nặng, những hậu quả cho các thế hệ mai sau. Thông điệp từ Hội thảo "Châu Á có mức thu nhâ ̣p trung bình: Các thách thức chính sách" được tổ chức tại Hà Nô ̣i (tháng 5.2011) trong khuôn khổ Hô ̣i nghị thường niên ADB lần thứ 44 cảnh báo: ưu thế nhân công rẻ mất dần và chi phí sản xuất khác tăng lên đang là mối đe d ọa khả năng cạnh tranh của các quốc gia châu Á mới chuyển từ nước có thu nhâ ̣p thấp sang nước có thu nhập trung bình trong mô ̣t vài th ập kỷ gần đây. Vì vậy, để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thoát khỏi cạm bẫy nêu trên, nhất thiết chúng ta phải bước vào giai đoạn nội lực hóa kỹ năng và công nghệ, tức là phải chuẩn bị cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ trình độ để làm chủ công nghệ, điều hành và quản lý.

Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành cốt lõi của năng lực

cạnh tranh quốc gia, phải là tiền đề quan trọng đưa quốc gia hội nhập bình đẳng vào quá trình di chuyển và phân công lao động toàn cầu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức

toàn cầu hóa, trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Chuỗi giá trị toàn cầu chỉ là một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn về phân công lao động quốc tế, nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế phân công lao động toàn cầu cho thấy, những công việc mang lại thu nhập tốt, tránh được những hiểm họa thường tập trung ở những quốc gia có nhân lực chất lượng cao. Còn những công việc tốn nhiều nhân công, tốn nhiều diện tích, thu nhập thấp, gây ô nhiễm và để lại những hậu quả khôn lường thì được phân phối cho những nước có nguồn nhân lực trình độ thấp. Ngành công nghiệp đóng tàu là một điển hình. Trước đây, Nhật Bản là một nước nổi tiếng trong lĩnh vực này. Nhưng hiện nay, Nhật Bản chủ yếu sản xuất động cơ, các đồ nội thất (những công việc đòi hỏi trình độ tay nghề cao, mang lại thu nhập tốt), còn đóng vỏ tàu, những công việc gây ô nhiễm, tốn nhân công nhưng không đòi hỏi trình độ cao thì chuyển giao sản xuất ở những nước khác (ví dụ như Việt Nam). Hội nhập quốc tế làm cho tính chuyên môn hoá và tính hợp tác trong lao động không chỉ diễn ra trong phạm vi một ngành, một nước mà trên toàn cầu. Gắn liền với phân công lao động quốc tế, chuỗi giá trị toàn cầu là sự di chuyển lao động giữa các quốc gia với đòi hỏi những công dân toàn cầu tương ứng với chất lượng cao.

Vì vậy, Việt Nam muốn tham gia bình đẳng vào quá trình hội nhập quốc tế, muốn nắm bắt những cơ hội, thì nhất thiết phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt. Nếu nguồn nhân lực chỉ hàm chứa những lao động giản đơn thì sức ép đối với quá trình tăng trưởng và phát triển ở những nước đi sau về công nghiệp hóa và hiện đại hóa là vô cùng nặng nề.

Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng trong quá trình hội nhập quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi phải làm cho lực lượng này thực sự là đội tiên phong trong sáng tạo, tiếp nhận, chuyển giao khoa học công nghệ; tham vấn, phản biện nhằm nâng cao chất lượng các quyết sách chính trị; nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế trở thành một tất yếu khách quan.

Đối với Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) đánh dấu bước đột phá trong quá trình hội nhập khi trở thành thành viên chính thức của WTO, mở đường cho những bước hội nhập mạnh dạn hơn, toàn diện hơn, lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm đồng thời mở rộng hội nhập trên các lĩnh vực khác. Quá trình hội nhập đã thực sự đem lại nhiều cơ hội đồng thời đan xen những nguy cơ, thách thức, đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Với vai trò là chủ thể quyền lực chính trị, Đảng, Nhà nước phải có những định hướng kịp thời về chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)