Chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 70 - 75)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5. Kinh nghiệm quốc tế (Mỹ, Nhật Bản, Singapore) về phát triển nguồn

2.5.2. Chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài

Để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, Mỹ, Singapore,

16 Vũ Trường Giang (2011), Tài chính cho giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tri-thuc-viet-nam.

Nhật Bản đã thực hiện những chính sách rất hấp dẫn như:

Tạo môi trường làm việc và học tập thuận lợi nhất cùng với những ưu đãi về học bổng, tiền thưởng…, hệ thống chính sách đồng bộ về vấn đề người nhập cư, tạo điều kiện đặc biệt cho những người tài năng có thể dễ dàng nhập cư, định cư lâu dài và ổn định. Mỹ, Singapore là những quốc gia điển hình trong việc thực hiện chính sách này. Với chính sách trọng dụng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, trong các trường đại học Mỹ, các ngành khoa học – kỹ thuật, công nghệ cao và máy tính, tỉ lệ các giáo sư không phải người gốc Mỹ rất cao, chiếm khoảng 25%. Trong số người nhập cư vào đất Mỹ thì có tới 40% là có trình độ sau đại học [176, tr. 254]. Hiện nay toàn cầu có khoảng 1,5 triệu lưu học sinh và học giả đang học tập hoặc làm công tác nghiên cứu ở nước ngoài, trong đó có gần 900.000 người tập trung ở nước Mỹ17.

Xây dựng hệ thống chính sách thu hút nhân tài hướng tới những đối tượng rất rõ ràng như: “người tài toàn cầu”, “những người có năng lực đặc biệt như đoạt giải Nobel hoặc có danh tiếng toàn cầu”, các giáo sư nổi tiếng, những người có năng lực đặc biệt trong các lĩnh vực... [177, tr. 131].

Quan tâm tới phát triển tài năng trẻ, Singapore đã thực hiện việc cấp học bổng Tổng thống cho những cá nhân xuất sắc với quy chế ràng buộc trở về làm việc cho khu vực nhà nước 4-6 năm. Nhờ cách làm này, Chính phủ Singapore có thể thu hút được những người trẻ, tài năng nhất trên toàn quốc làm việc cho Chính phủ. Không chỉ quan tâm tới những ưu đãi trong việc đào tạo tài năng trẻ, Chính phủ Singapore còn dám trao trọng trách cho những người trẻ, dựa trên năng lực của họ. Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nổi tiếng với triết lí dùng người: Tôi ưa chuộng hiệu quả. Với một công chức trẻ ở vị trí cao, tôi không quan tâm anh ta đã làm việc bao nhiêu năm.

17 Viện giáo dục quốc tế Hoa Kỳ (IIE) (2013), Báo cáo Open Doors về trao đổi giáo dục quốc tế năm 2013,

Nếu anh ta là người tốt nhất cho vị trí đó, hãy xếp anh ta ở vị trí đó. Tại Singapore, vị trí số hai ở mỗi bộ thường được bổ nhiệm ở tuổi 30, trở thành đội B hỗ trợ chuyên môn cho các Bộ trưởng, là đội A, những người thường trong độ tuổi 40. Những cán bộ xuất sắc của Singapore sau khi học tập sẽ được bồi dưỡng để trở thành các cán bộ lãnh đạo của đất nước.

Thu hút, trọng dụng nhân tài làm việc trong khu vực công, đảm bảo những người tài giỏi nhất phải thực sự là hạt nhân trong bộ máy quản lý nhà nước bằng biện pháp trả lương cao, xứng đáng với giá trị chất xám của nhân tài. Ở Singapore, các Bộ trưởng có mức lương cao hơn tất cả các bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh. “Lương của tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm, lương của thủ tướng Anh là 368.655 USD/năm, lương của các bộ trưởng khoảng 196.000 - 286.000 USD/năm, trong khi đó, lương của Thủ tướng Lý Hiển Long là 2,05 triệu USD/năm và bộ trưởng khoảng 1,26 triệu USD/năm” [176, tr. 378]. Việc trả lương cao tạo ra sự yên tâm cho các nhà lãnh đạo, hạn chế tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ và tạo cơ hội cho các bộ trưởng dành hết tâm sức cho việc quản lý và hoạch định chính sách.

Từ những phân tích trên đây, chúng ta thấy Mỹ, Singapore, Nhật Bản là các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ việc tạo cơ chế, hành lang pháp lí và ưu tiên đầu tư lớn cho phát triển giáo dục đại học chất lượng cao với đội ngũ giảng viên giỏi đến những chính sách ưu đãi lớn về thu hút và trọng dụng nhân tài. Đây là những bài học quý báu và là những gợi mở quan trọng cho các quốc gia trong đó có Việt Nam cần học tập và vận dụng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao vị thế và sức mạnh của mình trong quá trình hội nhập.

Tiểu kết Chương 2

Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận chất lượng cao, đang tham gia và sẽ tham gia vào quá trình lao động sản xuất, thể hiện vai trò "đầu tàu" của

nguồn nhân lực, có thể lực tốt, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với biến đổi của quá trình hội nhập, có kỹ năng và những phẩm chất tâm lý xã hội chuẩn mực, đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao với những đóng góp tích cực cho quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế là tổng thể các hoạt động của Đảng, Nhà nước với những đường lối, cơ chế, chính sách, phương thức thích ứng, đặc biệt là giáo dục - đào tạo, nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng, chất lượng và cơ cấu phù hợp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong quá trình hội nhập.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan bởi vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn nhân lực này đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực lượng cao là phải làm cho lực lượng này thành đội tiên phong trong sáng tạo, tiếp nhận, chuyển giao khoa học công nghệ; tham vấn, phản biện nhằm nâng cao chất lượng các quyết sách chính trị; nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để làm được điều đó, xuất phát từ đặc điểm của một nước đang phát triển, việc phát huy vai trò của nhà nước trong việc định hướng, kiến tạo khung khổ pháp lý và môi trường phát triển hoặc trực tiếp can thiệp, điều tiết, kiểm tra, giám sát đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có tầm quan trọng đặc biệt. Trong quá trình hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bao hàm phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phù hợp và phát huy vai trò của nguồn lực này. Đây là những nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và tạo tạo tiền đề thúc đẩy

phát triển lẫn nhau nên cần phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Qua thực tiễn hội nhập và phát triển, chúng ta thấy Mỹ, Singapore, Nhật Bản là các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ việc tạo cơ chế, hành lang pháp lí và ưu tiên đầu tư lớn cho phát triển giáo dục đại học chất lượng cao với đội ngũ giảng viên giỏi đến những chính sách ưu đãi lớn về thu hút và trọng dụng nhân tài. Đây là những bài học quý báu và là những gợi mở quan trọng cho các quốc gia trong đó có Việt Nam cần học tập và vận dụng nhằm nâng cao vị thế và sức mạnh của mình trong quá trình hội nhập quốc tế

Kết quả nghiên cứu chương 2 là khung lý thuyết rất quan trọng để luận án có cơ sở phân tích thực trạng và đề xuất những phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ở những chương tiếp theo.

Chương 3

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THỰC TRẠNG

VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)