Giai đoạn từ 1945 đến 1975

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 27 - 29)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình nghiên cứu nhân vật ngƣời trí thức trong văn học Việt

1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975

Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc thành lập, văn học chính thức trở thành “một mặt trận”, phát triển dƣới sự lãnh đạo của Đảng, bám sát các nhiệm vụ cách mạng, phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc. Lí luận phê bình theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc xác lập giữ vai trò định hƣớng cho công tác phát triển nền văn nghệ mới. Trong các bức thƣ của Ban Chấp hảnh Trung ƣơng Đảng gửi các đại hội văn nghệ toàn quốc, Đảng đã chỉ rõ những ngƣời làm công tác văn nghệ có nhiệm vụ thể hiện “những ngƣời lao động trí óc đang hăng hái góp phần cống hiến cho công cuộc kiến thiết kinh tế và văn hóa nƣớc nhà” [205, tr. 8], “những ngƣời lao động trí óc nêu cao tấm gƣơng chói loijcuar chủ nghĩa anh hùng mới” [205, tr. 16], “những ngƣời trí thức Việt Nam nồng nàn yêu nƣớc đang ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ, cứu nƣớc, góp phần phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân trên lĩnh vực văn hóa, khoa học, kỹ thuật” [205, tr. 24]. Định hƣớng của Đảng là kim chỉ nam cho các nhà lí luận, việc nghiên cứu nhân vật trí thức tiếp tục đƣợc bổ sung bằng những công trình mới.

Nhà văn Nguyên Hồng trong bài Đọc truyện ngắn Nam Cao (viết 1960, in trong Sức sống của những ngòi bút, Nxb Văn học, 1963) đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc khi tìm thấy trong nhân vật của Nam Cao những ƣớc vọng, say mê, tình cảnh của chính mình và những ngƣời trong giới của mình: “Đọc xong Trăng sáng, Đời thừa, Nước mắt, Mua nhà... ta cũng bị ngạc nhiên. Đó là những cảnh đời ở ngay bên cạnh ta, những cảnh đời của chính chúng ta mà đến nay nhờ đọc Nam Cao chúng ta mới thấy thật hơn, sâu sắc hơn. Chúng ta bàng hoàng đau xót vì thấy bao nhiêu ƣớc vọng, mê say, thƣơng yêu, tha thiết nhất... của chính chúng ta đã bị trĩu cánh xuống,

Trong cuốn sách Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc (xuất bản năm 1961), khi nghiên cứu về nhân vật trí thức tiểu tƣ sản trong sáng tác của Nam Cao trƣớc cách mạng, tác giả Hà Minh Đức đi vào lí giải nguyên nhân sự xuất hiện đề tài ngƣời trí thức: “không phải ngẫu nhiên Nam Cao đi vào tìm hiểu và thể hiện ngƣời trí thức nghèo. Trƣớc hết vì con ngƣời trong tác phẩm chính là bóng dáng và hiện hình của con ngƣời Nam Cao trong đời sống” [48, tr. 80 – 81]. Ông phát hiện đặc điểm tâm hồn và tình cảnh éo le của ngƣời trí thức “giàu thiện chí nhƣng cũng có lúc có những suy nghĩ và việc làm tiêu cực, họ biết trọng nhân cách nhƣng luôn bị đe dọa, chà đạp; họ giàu hoài bão ƣớc mơ nhƣng không thực hiện đƣợc hoài bão ƣớc mơ” [48, tr. 90], “họ vật vã ngao ngán tuyệt vọng trên mảnh đất tƣ tƣởng chật hẹp của mình. Họ muốn thay đổi cuộc sống, muốn tìm ra một lối thoát. Họ đi ngƣợc hẳn lại đặc tính cố hữu của giai cấp mình là yên phận thủ thƣờng, ngại thay đổi” [48, tr. 96], bi kịch của họ “không những chỉ có ý nghĩa tiêu biểu cho tầng lớp tiểu tƣ sản trí thức nghèo mà còn nói lên cả hoàn cảnh bế tắc chung của giai cấp tiểu tƣ sản cũng nhƣ phản ánh đƣợc một phần vận mệnh tăm tối của cả dân tộc [48, tr. 82]. Ông so sánh nhân vật trí thức tiểu tƣ sản trong sáng tác của Nam Cao với nhân vật trong sáng tác của M. Gorki để làm rõ sự giống nhau và khác biệt: giống nhau ở chỗ cùng có cái tốt và cái xấu, khác nhau ở chỗ nhân vật của Gorki cái xấu lấn át cái tốt còn nhân vật của Nam Cao cái tốt lấn át cái xấu để đi đến khẳng định: “Đó là sự khác nhau căn bản giữa hai loại nhân vật thuộc cùng giai cấp tiểu tƣ sản nhƣng ở trong những điều kiện lịch sử và xã hội khác nhau” [48, tr. 91]. Về nhân vật trí thức trong truyện ngắn Đôi mắt sáng tác sau cách mạng của Nam Cao, tác giả thể hiện rõ thái độ phê phán với nhân vật Hoàng và gia đình anh ta: “Vẫn cái lối hợm mình và hợm ngƣời nên tuy tản cƣ theo kháng chiến, cuộc sống của gia đình Hoàng vẫn tách biệt khỏi cuộc sống chung. Một trong những khuyết điểm tệ hại của con ngƣời trí thức tiểu tƣ sản cũ là khinh bỉ quần chúng lao động, tự tôn mình lên một cách quá đáng” [48, tr. 145 - 146]. Ông cũng khẳng định trong bối cảnh cách mạng “kiểu ngƣời nhƣ Hoàng nếu không tự cải tạo, trƣớc sau cũng bị sóng triều của cách mạng đào thải” [48, tr. 146]. Ông đánh giá cao nhân vật Độ là con ngƣời có đôi mắt “chứa

chan tinh thần lạc quan cách mạng ngay cả trong những phút khó khăn nhất của đời sống kháng chiến” [48, tr. 146] là hình ảnh của những trí thức tiến bộ.

Qua các bài viết kể trên, chúng ta thấy giai đoạn 1945 – 1975 vẫn chƣa có những công trình riêng về nhân vật ngƣời trí thức. Ngƣời trí thức chủ yếu đƣợc nhắc đến trong các công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm. Trong giai đoạn này, ngƣời trí thức tiếp tục đƣợc tiếp cận từ góc nhìn xã hội học nhƣng chủ yếu đƣợc nhấn mạnh ở khía cạnh con người giai cấp,đƣợc đánh giá trong sự phân tuyến tốt – xấu, tích cực – tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)