Vài nét về bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và tình hình văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 35 - 37)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Diện mạo chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

2.1.1. Vài nét về bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và tình hình văn học

Chiến tranh kết thúc, hai miền Bắc Nam thống nhất bƣớc vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nƣớc. Cùng với niềm vui sum họp, cả nƣớc phải đối diện với thực trạng đời sống hết sức khó khăn. Kinh tế kiệt quệ do sự tàn phá của chiến tranh, văn hóa lạc hậu do ít có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục gây rối ở biên giới phía Bắc và biên giới phía Tây Nam, giao lƣu với thế giới bị hạn chế do chính sách cấm vận của Mỹ. Tình hình thế giới lúc này lại có nhiều biến động phức tạp. Đứng trƣớc tình hình đó, ngay khi chiến tranh kết thúc, Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách để đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, nỗ lực đƣa đất nƣớc bƣớc qua giai đoạn khó khăn hƣớng tới sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, kết quả không phải khi nào cũng nhƣ mong muốn. Mƣời năm đầu sau giải phóng, dù đã có nhiều nỗ lực, song thành quả đạt đƣợc trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa còn rất khiêm tốn. Về cơ bản nƣớc ta vẫn là một nƣớc kém phát triển, nền kinh tế nghèo nàn, đời sống nhân dân vẫn rất khó khăn; khoa học, văn hóa, văn học, nghệ thuật lạc hậu và lạc điệu nhiều so với thế giới. Nguyên nhân của sự kém phát triển và lạc điệu trên một phần do hoàn cảnh khách quan: sự tàn phá của chiến tranh, sự quấy rối của các lực lƣợng thù địch, chính sách cấm vận của Mỹ… Nhƣng mặt khác, chúng ta không thể không kể đến nguyên nhân chủ quan từ chính chúng ta: việc áp dụng mô hình quản lí tập trung bao cấp không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thời bình, đôi khi còn bảo thủ trong việc tiếp nhận cái mới... Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng khó khăn này là một bài toán khó mà toàn Đảng, toàn dân buộc phải tìm ra lời giải.

Trong hoàn cảnh đổi mới trở thành một nhu cầu cấp thiết, năm 1986, Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Với “tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [8] các nhà lãnh đạo Đảng đã mạnh dạn

phân tích và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển, đặt ra vấn đề phải đổi mới toàn diện vì sự sống còn của đất nƣớc. Tinh thần phản tƣ tích cực đã đem đến một cái nhìn mới, nhận thức mới, đó cũng là cơ sở để nhiều chủ trƣơng, chính sách mới ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho đất nƣớc phát triển. Sau đại hội VI, Việt Nam từng bƣớc đổi mới và dần dần đạt đƣợc các mục tiêu lớn cả về chính trị, kinh tế, văn hóa. Đến nay chúng ta đã vƣợt qua nhiều rào cản lớn. Từ chỗ chịu sự cấm vận nghiêm ngặt đến nay chúng ta đã trở thành đối tác toàn diện với Mỹ và nhiều nƣớc trên thế giới, vị thế chính trị của chúng ta ngày một nâng cao. Chúng ta đã có một nền chính trị ổn định; kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển rút ngắn khoảng cách với các nƣớc tiên tiến trên thế giới; đời sống con ngƣời đƣợc cải thiện, nâng cao; văn hóa hội nhập và phát triển ngày một gần gũi với các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt đƣợc, Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn do mặt trái của đời sống kinh tế văn hóa thời kỳ hội nhập mang lại, nhiều hiện tƣợng tiêu cực nảy sinh: sự xuống cấp đạo đức ở một bộ phận ngƣời trong xã hội, sự thoái hóa về chính trị ở một số đảng viên... Hiện thực cuộc sống với toàn bộ cái hay, cái tích cực, cái tiến bộ lẫn cái tiêu cực đều dội vào văn học, nhất là văn xuôi đã bồi cho văn xuôi nhiều chất liệu, nó đã và đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà văn khai thác.

Hành trình của văn học Việt Nam sau 1975 là hành trình tìm tòi, đổi mới và tự khẳng định mình. Sau 30 năm thực hiện nhiệm vụ chính trị, gánh trên vai nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giờ đây văn học đƣợc trở về với cuộc sống đời thƣờng. Giai đoạn từ 1975 đến 1985 là “chặng đƣờng chuyển tiếp từ nền văn học sử thi trong chiến tranh sang văn học của thời hậu chiến” [119, tr. 41], đây cũng là giai đoạn mƣời năm văn học trăn trở tìm đƣờng. Về cơ bản, nó vẫn vận động theo quỹ đạo của văn học sử thi nhƣng trong sáng tác của nhiều tác giả, dấu hiệu của đổi mới đã xuất hiện. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, văn học đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện. Có bốn nguyên nhân cơ bản thúc đẩy đổi mới. Thứ nhất, đổi mới là do yêu cầu của đời sống. Bức tranh xã hội từ thời chiến sang thời bình có nhiều thay đổi nảy sinh những vấn đề mới buộc văn học phải quan tâm. Nhận thức của con ngƣời về cuộc sống cũng khác đi, đầy đủ hơn dẫn đến nhu cầu

về văn học thay đổi. Những tác phẩm viết theo cảm hứng sử thi dần trở nên đơn điệu và thiếu hấp dẫn đối với độc giả. Thứ hai, đổi mới còn do nhu cầu tự thân của mỗi nhà văn, sau một thời gian dài sống và viết để phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc, trở về thời bình, ngƣời cầm bút trở lại quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống đời thƣờng và nói lên tiếng nói cá nhân sau nhiều trải nghiệm. Thứ ba, đổi mới còn do tác động của văn hóa, văn học thế giới. Công tác dịch thuật phát triển đã đƣa văn hóa, văn học hiện đại phƣơng Tây đến với Việt Nam và có ảnh hƣởng không nhỏ đến tƣ duy, lối viết của các nhà văn Việt Nam đƣơng đại. Thứ tư, đổi mới là do sự cởi mở của Đảng về vấn đề văn học: tôn trọng tự do sáng tác, tôn trọng cái tôi cá nhân của nhà văn. Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho văn học Việt Nam trở mình, vƣơn dậy và làm nên những thành tựu mới.

Cho đến nay, chúng ta vẫn chƣa thể đánh giá một cách đầy đủ về thành tựu của văn học sau 1975 bởi công cuộc đổi mới vẫn đang tiếp diễn và dự báo còn nhiều thay đổi. Tuy nhiên, từ những gì đã đạt đƣợc, chúng ta vẫn có thể có những đánh giá sơ bộ về thành tựu của công cuộc đổi mới. Dù kết quả đạt đƣợc không giống nhau nhƣng có thể thấy đổi mới ở văn học sau 1975 là đổi mới toàn diện ở tất cả các thể loại, đổi mới trên cả bình diện nội dung lẫn hình thức. Trong đó, đổi mới ở văn xuôi diễn ra sớm hơn, nhanh hơn và kết tinh thành tựu cũng sớm hơn, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)