Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật
4.1.2. Biểu hiện nội tâm
Henri Louis Bezgson, nhà triết học ngƣời Pháp cho rằng con ngƣời luôn có cái tôi bề mặt và cái tôi bề sâu, mà cái tôi bề sâu mới là cái tôi đích thực. Điều đó cũng có nghĩa đời sống nội tâm mới là cốt yếu nhất của mỗi con ngƣời. Thạch Lam cũng từng nói: Tài năng của một nhà văn là phải tạo ra đƣợc cái bí mật không tả trong mỗi con ngƣời. Bởi vậy, khi thể hiện nhân vật, các nhà văn bao giờ cũng coi trọng đời sống nội tâm. Với nhân vật trí thức, kiểu nhân vật có thế giới tinh thần phong phú, nội lực tinh thần mạnh mẽ, việc thể hiện đời sống nội tâm lại đòi hỏi cao hơn nữa, nó thực sự là một thách thức đặt ra với nhiều nhà văn. Từ việc tiếp thu các thủ pháp truyền thống và thành tựu văn học phƣơng Tây hiện đại, các nhà văn Việt Nam đã có những bƣớc đột phá mới trong việc thể hiện nội tâm nhân vật, vƣợt qua nhiều thách thức, làm nên sự hấp dẫn mới của nhân vật trí thức trong tiểu thuyết sáng tác sau năm 1975.
4.1.2.1. Biểu hiện nội tâm qua lời trần thuật nửa trực tiếp
Trong tiểu thuyết, chúng ta thƣờng bắt gặp hai dạng lời trần thuật: lời trần thuật thông thƣờng và lời trần thuật nửa trực tiếp. Dạng lời trần thuật thông thƣờng là lời của ngƣời kể chuyện, đơn thuần thực hiện chức năng kể chuyện. Dạng lời trần thuật nửa trực tiếp là dạng lời ngƣời kể chuyện nhập thân vào nhân vật để vừa kể chuyện, vừa diễn tả những điều sâu kín vang lên trong lòng nhân vật khi nhân vật ở vào một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Ngay từ trƣớc 1945, lời nửa trực tiếp đã đƣợc Nam Cao sử dụng cho nhân vật, nhờ có lời trần thuật nửa trực tiếp, nhân vật trí thức trong sáng tác của Nam Cao trở nên ám ảnh hơn với ngƣời đọc. Sau 1975, khi đời sống nội tâm nhân vật đƣợc hầu hết các nhà văn coi trọng thì dạng lời nửa trực tiếp
đƣợc sử dụng ở phạm vi rộng rãi hơn. Hầu hết các nhà văn đều sử dụng dạng lời này để thể hiện nhân vật, đặc biệt trong các tác phẩm viết về ngƣời trí thức.
Với các nhà văn viết theo lối truyền thống và nửa truyền thống, nửa cách tân,
lời trần thuật nửa trực tiếp phát huy hiệu quả một cách tối đa trong việc diễn tả đời sống nội tâm của ngƣời trí thức. Ƣu thế của dạng lời này là có khả năng giúp nhà
văn miêu tả diễn biến tâm tư của nhân vật, làm cho thế giới nội tâm hiện lên chân
thực hơn và sinh động hơn. Thông thƣờng, dạng lời này xuất hiện đan xen trong
quá trình kể để miêu tả dòng suy nghĩ của nhân vật trong những tình huống cụ thể.
Ví dụ nhƣ Nguyễn Xuân Khánh dùng lời trần thuật nửa trực tiếp để diễn tả sự xúc động trong đáy lòng của của Hồ Quý Ly (Hồ Quý Ly) khi nhân vật này tìm đƣợc ngƣời đồng cảm: “Hai chữ minh chủ của Cẩn làm ông xúc động. Nó chứng tỏ Cẩn có nhiều suy nghĩ. Ở thời buổi đại loạn có bao nhiêu ngƣời xứng đáng đƣợc gọi là minh chủ....” [95, tr. 464]. Ma Văn Kháng dùng lời trần thuật nửa trực tiếp để diễn tả sự bùi ngùi của Toàn (Một mình một ngựa) khi bị quyền lực chi phối:
Phản đối thì Toàn không dám. Nhƣng rõ ràng là Toàn ngậm ngùi buồn. Buồn và ngại ngùng. Buồn cho thân phận mình. Buồn vì thấy mình bị ngƣời ta coi thƣờng, chứ không phải đƣợc coi trọng. Vì từ lúc nghe phong thanh tới lúc cầm tờ quyết định điều động, có thấy một ai trong tổ chức đến gặp Toàn, hỏi ý kiến Toàn đâu. Có nghĩa rằng, Toàn chỉ là một công cụ, một quân bài, một thân kiếp bọt bèo, chứ Toàn không phải là một cá tính, một nhân cách riêng. [89, tr. 14]...
Cũng có trƣờng hợp, nhà văn dùng lời trần thuật nửa trực tiếp để vừa diễn tả tâm trạng nhân vật, vừa bàn luận vấn đề. Ví dụ nhƣ cách Phạm Quang Long diễn tả suy nghĩ của nhân vật Hƣng trong Lạc giữa cõi người khi nhân vật này nhớ về những ngày tháng còn đứng trên bục giảng:
Trừ những ngày tháng mới tập sự ra nghề, những ngày đi dạy học của gã đầy ắp niềm vui, trong đó nỗi vui sƣớng nhƣ là hạnh phúc là khi gã đem lại cho sinh viên niềm yêu thích đối với môn học, là khi gã tìm ra đƣợc một điều gì đó tâm đắc và truyền cảm hứng ấy cho đám sinh
Ở đấy ngƣời thầy đƣợc làm nhiệm vụ truyền giáo và không khí học đƣờng đem lại cho gã những niềm vui cứ dày lên dần. Cái hạnh phúc giản dị mà thanh sạch, mỏng manh nhƣng bền chặt. Chính những năm tháng ở giảng đƣờng đại học đã trở thành bệ đỡ cho gã trong cuộc đời. Những khi mệt mỏi, cô đơn, gã lại nhớ về những ngày tháng yên vui ấy, những quan hệ nồng ấm ấy để tạm quên đi những nhọc nhằn [120, tr. 30].
Khi sử dụng lời trần thuật nửa trực tiếp để giãi bày nội tâm, các nhà văn thƣờng sử dụng kết hợp kiểu câu trần thuật và câu cảm, kết hợp nhịp câu dài ngắn khác nhau. Điều đặc biệt nhất là, lời trần thuật nửa trực tiếp có khả năng kết hợp với nhiều giọng điệu để thể hiện một cách chân thực và sinh động dòng suy nghĩ, cảm xúc phong phú của nhân vật khi ở trong các trạng thái tâm lí phức tạp.
Ở những tác phẩm viết theo lối cách tân, lời trần thuật nửa trực tiếp là dạng lời
chính trong tác phẩm, tiêu biểu nhƣ trong các tiểu thuyết Thượng đế thì cười của
Nguyễn Khải, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Chinatown của Thuận, Khải huyền muộn, Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà... Khi giữ vai trò là dạng lời chính, lời trần thuật nửa trực tiếp xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm. Khi đó, nó vừa thực hiện chức năng kể chuyện, vừa giãi bày tình cảm, cảm xúc, vừa bày tỏ thái độ của ngƣời trí thức trƣớc các tình huống cụ thể, lời thoại lúc này chỉ giữ vai trò thứ yếu. Trong các tác phẩm có dạng lời nửa trực tiếp là dạng lời chính, nhân vật chính thƣờng là ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”, xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm.
4.1.2.2. Biểu hiện nội tâm qua dòng ý thức
Khái niệm “dòng ý thức” (tiếng Anh là stream of consciousness) lần đầu tiên đƣợc nêu ra bởi Wiliam James (1842 - 1910), nhà triết học thực dụng chủ nghĩa và nhà tâm lí học ngƣời Mỹ. Ông cho rằng, hoạt động ý thức của con ngƣời không phải là rời rạc mà có liên quan đến nhau dựa theo phƣơng thức dòng tƣ duy, ý thức con ngƣời giống nhƣ một dòng chảy mà ở đó tƣ tƣởng, cảm xúc, liên tƣởng luôn lấn át nhau, đan bện vào nhau một cách kì quặc. C.G.Jung (1875 – 1961), nhà tâm lí học ngƣời Thụy Sĩ, cho rằng dòng ý thức là “những yếu tố tâm lí tồn tại ở một thực thể cá nhân mà chính nó không hay biết”. Có thể hiểu, dòng ý thức của con ngƣời có
hai cấp độ: cấp độ ý thức và cấp độ vô thức. Ở cấp độ ý thức, đó là dòng suy nghĩ của nhân vật khi nhân vật đối diện với chính mình (độc thoại nội tâm). Ở cấp độ vô thức, đó là những điều sâu kín tận đáy sâu tâm hồn, vƣợt ra ngoài sự kiểm soát của lí trí (nỗi ám ảnh, sự sợ hãi vô thức...). Kỹ thuật dòng ý thức đã xuất hiện trong
Hamlet của W.Shakespeare, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trong Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina của L.Tolstoy nhƣng đó chỉ là những hiện tƣợng riêng lẻ. Phải đến đầu thế kỷ XX, kỹ thuật dòng ý thức mới đƣợc sử dụng rộng rãi trong văn học thế giới, tiểu thuyết dòng ý thức chính thức xuất hiện trong văn học Âu - Mỹ. Với sự xuất hiện của các tên tuổi lớn nhƣ Marcel Proust, Virginia Woolf, James Joyce, Ernest Hemingway, W.Faulkner..., dòng tiểu thuyết này đã có sự ảnh hƣởng không nhỏ đến văn học nhân loại thế kỷ XX. Sau 1975, cùng với việc tiếp thu văn học Âu - Mỹ, nhiều nhà văn Việt Nam đã biết đến kỹ thuật dòng ý thức và sử dụng nó một cách khá thành công trong việc thể hiện đời sống nội tâm nhân vật, đặc biệt là nhân vật trí thức.
Ở cấp độ thứ nhất, các nhà văn đã sử dụng độc thoại nội tâm để nhân vật tự
bộc lộ suy nghĩ trƣớc những hoàn cảnh cụ thể. Triệu Xuân dùng độc thoại nội tâm để diễn tả dòng suy nghĩ triền miên của Thịnh khi nhà máy rơi vào hoàn cảnh bi đát: “Lộc bị bắt. Lệ Thy đi nƣớc ngoài, rồi đến chuyện Mạnh đƣợc công an Hậu Giang gọi. Chuyện gì xảy ra nữa đây? Đoàn thanh tra của Tƣ Lợi đang lộng hành trong nhà máy. Họ làm việc theo cơ chế nào, nguyên tắc nào, bằng phƣơng pháp nào?... Phải kiên quyết! Với những kẻ cản đƣờng, mình phải kiên quyết! Phải có nghị lực và quyết tâm mới đạt đƣợc những điều nhƣ mong muốn [242, tr. 296 - 297]. Ma Văn Kháng dùng độc thoại nội tâm để diễn tả sự trăn trở, nỗi đau xót của ông Quyết Định (Một mình một ngựa) trƣớc tình trạng suy thoái đạo đức của một số đảng viên: “Tình đồng chí, có đấy nhƣng bây giờ nó đâu còn giữ đƣợc tất cả vẻ thiêng liêng đẹp đẽ nhƣ trƣớc đây? Có còn cùng lí tƣởng với nhau không? Hay là mỗi ngƣời đều có mƣu cầu lợi ích riêng” [89, tr. 341]. Ông cũng dùng độc thoại nội tâm để diễn tả nỗi đau đời của nhân vật Kha (Đám cưới không có giấy giá thú) khi chứng kiến những bất công mà bạn anh phải gánh chịu:
Tự ơi, đời Tự, cái ẩn ngữ kỳ lạ trong ngữ pháp văn chƣơng, đến bao giờ mới đƣợc thấu hiểu. Và bây giờ chẳng lẽ... thế là hết? Tự đây, kẻ tuẫn nạn của một sở nguyền tin cậy? Bị bạc đãi. Bị khinh rẻ. Bị đày đọa. Bị ruồng rẫy. Bị chà đạp. Bị vây bủa bốn bề. Bị phản bội. Bị vu cáo. Bị tƣớc đoạt. Bị cƣớp mất hết. Tiền tài không. Quyền lực không. Một chốn yên thân không. Rồi đây một chỗ đứng trên bục giảng cũng không nốt. Chút ao ƣớc định danh cũng bị chối bỏ. Bị chặn các ngả đƣờng. Bị bít các lối thoát. Có cuộc hãm hại nào triệt để đến nhƣ thế! Nỗi đau này là nỗi đau nhân thế, nỗi đau này là nỗi đau tâm thế sâu xa. Nỗi đau này có thể làm mất nhân tính. Nỗi đau này có thể làm mất lƣơng tri. Nỗi đau này kinh động quỷ thần, nhân tâm, nỗi đau này là nỗi nhục trần ai [80, tr. 374]. Khi dùng độc thoại, các nhà văn thƣờng chú ý thể hiện những xung đột nội
tâm nhân vật. Ví dụ nhƣ tâm trạng của ông Quyết Định (Một mình một ngựa) khi
nhận thức rõ “mô hình hợp tác xã ở miền núi là một phong trào đẻ non”, xóa bỏ mô hình hợp tác xã là giải phóng sức sản xuất nhƣng ông lại không thể nói và làm theo suy nghĩ chỉ vì ông là bí thƣ tỉnh ủy, không thể nói và làm ngƣợc với đƣờng lối chung; tâm trạng của Thuật (Đám cưới không có giấy giá thú) khi biết không thể vƣơn tới chân trời khoa học vì bị định kiến nhƣng vẫn không nguôi khát khao; nhận thức rõ đâu là cao cả, đâu là thấp hèn nhƣng cũng biết mình hèn, không đủ sức để vƣơn tới cái cao cả; tâm trạng của Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) khi không muốn giết ngƣời nhƣng không thể không xả súng vào kẻ thù bởi nếu không làm nhƣ vậy thì sẽ không bảo toàn đƣợc mạng sống của bản thân và đồng đội; tâm trạng của Hồ Quý Ly (Hồ Quý Ly) khi vừa mong mỏi hiền tài ra giúp sức lại vừa ra tay sát hại nhiều hiền tài, vừa khát khao xây dựng một sự nghiệp vĩ đại, vừa muốn buông bỏ tất cả để đƣợc yên tĩnh trong tâm hồn... Khi thể hiện xung đột nội tâm là cách nhà văn khắc sâu bi kịch tinh thần của ngƣời trí thức khi rơi vào cảnh ngộ không đƣợc là chính mình hoặc không giữ đƣợc mình.
Ở cấp độ thứ hai, các nhà văn đi vào khai thác thế giới vô thức của nhân
vật. Trong tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng sử dụng giấc mơ để diễn tả nỗi đau và những khát vọng thầm kín không thể ngỏ cùng ai của ngƣời trí thức. Với nhân
vật Tự (Đám cưới không có giấy giá thú), đó là một chuỗi cơn mơ nối tiếp nhau sau khi gục ngã bởi những chấn thƣơng tinh thần. Tự thấy mình đƣợc kết nạp Đảng, nhƣng không có cờ, chỉ thấy đỏ nhòe ở vùng ngực. Tự thấy mình đang ở chiến trƣờng xƣa, Tự bị thƣơng, học trò đang cố sức để cứu Tự, có một tên đại tá máu lạnh không cho đi nhờ xe cấp cứu, hắn bắn vỡ ăng gô nƣớc học trò đun để tiêm cho anh, anh thấy mình nhƣ đã thoát khỏi thể xác gầy yếu đầy máu me bay lƣợn trên thiên đình. Tự đang ở cùng trung tá Nguyễn Văn Vọng, đang nghe ông giãi bày suy nghĩ của ông về cuộc đời, về thân phận ngƣời trí thức sau khi đọc Tây du ký, hình ảnh ông dùng súng bắn vào mình, lấy cái chết để thoát khỏi sự khống chế của quân thù. Tự thấy nhƣ đang nghe tiếng thì thầm dâm đãng của cặp gian phu dâm phụ Quỳnh và Xuyến trên căn gác xép của anh. Cơn mê sảng cho thấy nỗi đau sâu thẳm không thể nguôi ngoai trong trái tim Tự: nỗi đau của một ngƣời khát khao gặp gỡ lý tƣởng không thành, nỗi đau của một trí thức chân chính trƣớc sự vây bủa của quyền lực, nỗi đau của một ngƣời đàn ông bị phản bội. Còn ông Quyết Định (Một mình một ngựa), đó là những giấc mơ liên tiếp khi ông bị ốm. Ông thấy mình đang phi nƣớc đại trên con ngựa hồng trên mênh mang sắc đậu tƣơng vàng rƣời rƣợi ở Bản San. Ông thấy mình gặp lại ông nội và những lời trách móc đầy yêu thƣơng thông cảm của ông. Ông thấy ngƣời ta tung tin đồn mình lợi dụng chức quyền để tƣ lợi. Ông thấy những ngƣời đồng chí với nhau đang cố tình hãm hại nhau. Ông thấy mình đau khổ và bất lực khi không đáp ứng đƣợc nhu cầu nhục thể của Yên. Ông lại thấy không khí hội nghị Mƣờng Thông sục sôi căng thẳng, thấy mình đứng lên trƣớc hội nghị, nói năng hùng hồn mà trong lòng run rẩy, cô đơn. Qua những cơn mê sảng liên tiếp, ngƣời đọc phát hiện ra, bên trong vẻ điềm tĩnh, an nhiên, tự tại là một nội tâm đầy sóng gió, một tâm hồn đầy đau khổ, cô đơn.
Nguyễn Xuân Khánh sử dụng giấc mơ để diễn tả nỗi lo lắng mơ hồ, nỗi trăn trở day dứt từ đáy sâu tâm hồn nhân vật. Giấc mơ của Nghệ Tông về hầu mõm đỏ lăm le trèo lên lầu gà trắng cho thấy ông đã mơ hồ cảm nhận đƣợc âm mƣu cƣớp ngôi của Hồ Quý Ly mà không thể nói ra. Giấc mơ của Quý Ly: thấy mình nói chuyện với Nghệ Tông, Nghệ Tông trách cứ về chuyện Quý Ly phản bội “Cả đến tình nghĩa ngƣơi cũng dám vứt bỏ sao?” [95, tr. 458] và lời Quý Ly đáp “Trái lại!
Chính vì nhân nghĩa nên đệ dám vứt bỏ” [95, tr. 458], Quý Ly bị Nghệ Tông cấu xé, Quý Ly dùng dao đâm, cả hai chìm trong ao máu, đau điếng, gào thét. Giấc mơ của Quý Ly cho thấy bề ngoài lạnh lùng độc ác nhƣng trong lòng, ông luôn bị dằn vặt khi buộc phải lựa chọn giữa chữ trung và đổi mới.
Với các nhà văn viết theo lối cách tân nhƣ Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Việt Hà, Thuận, Đoàn Minh Phƣợng... thủ pháp dòng ý thức là thủ pháp chính chi phối toàn bộ việc xây dựng hình tượng nhân vật. Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết dòng ý thức phần đa bị xóa mờ các đƣờng nét xuất thân, ngoại hình, nhân vật chỉ thể hiện bằng dòng chảy ý thức. Tất cả niềm hạnh phúc, nỗi đau, ƣớc mơ khát vọng, trăn trở suy tƣ về các vấn đề của cá nhân hay xã hội đều đƣợc thể hiện qua dòng ý thức. Nhân vật Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) đƣợc thể hiện qua những sự việc lộn xộn chắp nối: tiểu đoàn 27 bị bao vây bị tiêu diệt rồi mất phiên hiệu, những ngƣời lính tìm đến sự quên bằng hút thuốc bằng hồng ma để tìm ảo giác, Can đào ngũ rồi chết một cách rất thảm thƣơng mà không rõ lí do, những