Khái quát về nhân vật người trí thức trong văn học Việt Nam trước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 46 - 49)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Sự tiếp nối đề tài ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam

2.2.1. Khái quát về nhân vật người trí thức trong văn học Việt Nam trước

năm 1975

Ở thời kỳ trung đại, tuy chƣa trở thành đề tài lớn của văn học nhƣng nhân vật trí thức đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm văn chƣơng ngay từ khi nền văn học viết ra đời. Cũng vì thơ văn là nơi nói chí, tỏ lòng của ngƣời cầm bút mà hình tƣợng ngƣời trí thức trong văn thơ chính là hình tƣợng tác giả. Ngƣời trí thức lúc này là những vị thiền sƣ thông tuệ, hiểu thấu quy luật cuộc đời, có nhiều đóng góp tích cực cho việc xây dựng đất nƣớc; là ngƣời quân tử khát khao đem tài sức của mình lo cho nƣớc, cho dân; là nhà nho quyết lui về giữ mình trong sạch khi không đủ sức giúp đời; là ngƣời anh hùng thƣ kiếm tài hoa mang nhiều hoài bão.... Hình tƣợng ngƣời trí thức trong thơ Không Lộ thiền sƣ, Mãn Giác thiền sƣ, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Trần Tế Xƣơng, Tản Đà..., trong văn của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Dữ, Lê Hữu Trác... đã để lại ấn tƣợng đẹp khó quên trong lòng độc giả nhiều thế hệ. Khi xây dựng hình tƣợng nhân vật ngƣời trí thức, các tác giả trung đại không đi vào mô tả cuộc đời số phận mà chủ yếu thể hiện thế giới tinh thần với hoài bão, ƣớc mơ, khát vọng hƣớng về đất nƣớc non sông. Đời sống tình cảm riêng tƣ của ngƣời trí thức hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập đến. Về cơ bản, nhân vật trí thức trong văn học trung đại là những mẫu hình lí tƣởng của trí thức phong kiến phƣơng Đông.

Sang đầu thế kỷ XX, đời sống xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc do đƣợc tiếp xúc với văn hóa phƣơng Tây. Một trong những thay đổi quan trọng là sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Tây học, sản phẩm của công cuộc giao lƣu văn hóa.

Sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Tây học đã đem đến tinh thần duy tân cho văn hóa Việt Nam nói chung, cho công cuộc cách tân văn học Việt Nam nói riêng. Lúc này, nhiều tác phẩm văn học của phƣơng Tây đƣợc dịch ra tiếng Việt, nhiều hình tƣợng nhân vật trong đó đã có những ảnh hƣởng nhất định đến đời sống tâm lí của giới trẻ ở Việt Nam. Điều này cũng có những tác động không nhỏ đến các nhà văn trong việc xây dựng các hình tƣợng nhân vật văn học, trong đó có nhân vật ngƣời trí thức. Trong sáng tác của các của các chí sĩ yêu nƣớc nhƣ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, hình tƣợng ngƣời trí thức chủ yếu là những nhà nho xếp bút nghiên đi làm cách mạng. Mang trong mình tƣ tƣởng tiến bộ và khát vọng lớn lao, họ đã tiên phong xuất dƣơng tìm đƣờng cứu nƣớc với một tâm trạng đầy hào hứng. Mặc dù rơi vào thất bại, phải chịu cảnh tù đày, những con ngƣời ấy vẫn ung dung tự tại, vẫn nuôi chí lớn và hi vọng ở tƣơng lai đất nƣớc. Nhân vật trí thức ở đây vẫn có nhiều nét gần gũi với nhân vật trí thức trong văn học trung đại. Trong văn chƣơng Tự Lực văn đoàn, nhân vật chính thƣờng là những trí thức Tây học có tƣ tƣởng duy tân. Do đƣợc hấp thụ nền văn hóa phƣơng Tây, cách nhìn cuộc sống, con ngƣời và các vấn đề xã hội theo một cách riêng chƣa từng xuất hiện trong xã hội trƣớc đó. Họ sống trong xã hội mà sự chi phối của nho giáo còn nặng nề nhƣng họ không chịu gò mình vào khuôn phép và những ràng buộc của nho giáo mà luôn có ý thức đấu tranh phá bỏ lễ giáo phong kiến để có một tình yêu tự do và hôn nhân tự nguyện. Các nhân vật này đã mang đến cho xã hội một luồng gió mới, tạo ra những con sóng mới khuấy động cả một vùng sống vốn tù đọng lâu ngày, hòng phá bỏ tƣ tƣởng nô lệ cho lễ giáo vốn là thâm căn cố đế trong mỗi con ngƣời Việt Nam. Họ khích lệ cái tôi cá nhân trỗi dậy, khích lệ những con ngƣời vốn từ trƣớc đến nay chỉ biết chấp nhận, biết chịu đựng không dám đứng lên đòi hỏi quyền sống cho mình. Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn mang tƣ tƣởng duy tân của tác giả, bày tỏ tâm tƣ khát vọng của lớp thanh niên Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Trong văn học hiện thực phê phán, nhân vật trí thức ở sáng tác của mỗi nhà văn lại đem đến những ấn tƣợng riêng. Nhân vật trí thức của Vũ Trọng Phụng trong Giông tố (Tú Anh), Vỡ đê (Phú) hầu hết là những ngƣời bị mất phƣơng hƣớng. Sự mất phƣơng hƣớng của nhân vật cho thấy nhà văn chƣa có cái nhìn đầy đủ về ngƣời trí thức. Nhân vật trí

thức trong sáng tác của Nam Cao đều là những con ngƣời có tài, có tâm, có lý tƣởng sống cao đẹp nhƣng lại bị “áo cơm ghì sát đất”, Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Thứ, San, Oanh, Đích (Sống mòn)… là những minh chứng cụ thể. Khi khai thác nhân vật trí thức, Nam Cao luôn chú ý đến mối quan hệ giữa lý tƣởng và cuộc đời, giữa khát vọng và khả năng thực hiện. Với nhãn quan của một nhà văn hiện thực, ông luôn nhìn thấy hoàn cảnh kinh tế khó khăn là một rào cản lớn trên hành trình thực hiện ƣớc mơ của ngƣời trí thức. Tuy nhiên, không phải vì những rào cản đó mà họ mất đi khả năng ƣớc mơ khát vọng hƣớng tới cái cao cả. Trong khó khăn, họ vẫn không nguôi mơ ƣớc những điều vƣợt lên trên sự ràng buộc của miếng cơm manh áo để thực hiện những dự định lớn lao. Những đấu tranh tƣ tƣởng, những giằng xé nội tâm của nhân vật trí thức phản ánh thực tế của trí thức Việt Nam thời kỳ trƣớc cách mạng: luôn trăn trở đi tìm cách ứng xử phù hợp và tìm lẽ sống cho mình. Với cách khai thác trên, Nam Cao đã nêu lên một vấn đề khiến mọi ngƣời phải suy nghĩ, đó là vấn đề thân phận của ngƣời trí thức trong công cuộc mƣu sinh và hành trình thực hiện lí tƣởng. Có thể khẳng định, đến Nam Cao, nhân vật trí thức mới đƣợc thể hiện rõ nét và đậm chất trí thức.

Từ 1945-1975, Việt Nam ở trong bối cảnh đất nƣớc có chiến tranh, giao lƣu văn hóa, văn học của nƣớc ta chủ yếu trong phạm vi các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Nhiều hình tƣợng đẹp trong văn học cách mạng Nga, trong đó có nhân vật ngƣời trí thức trẻ trở thành hình tƣợng đẹp trong lòng độc giả Việt Nam. Từ đây, việc thể hiện nhân vật trí thức đi theo xu hƣớng mới: thể hiện hình ảnh ngƣời trí thức trong bối cảnh kháng chiến, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội để từ đó đánh giá vai trò của ngƣời trí thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ của đất nƣớc. Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, tác phẩm viết về nhân vật ngƣời trí thức không nhiều. Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao là những tác phẩm tiêu biểu viết về ngƣời trí thức trong hoàn cảnh đất nƣớc có giặc ngoại xâm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, một bộ phận trí thức sẵn sàng xếp bút nghiên hăng hái tham gia cách mạng (Độ trong Đôi mắt, “tôi” trong Ở rừng), một bộ phận khác tự coi mình là ngƣời ngoài cuộc, không những không tham gia cách mạng mà còn đứng bên ngoài phán xét (Hoàng trong Đôi mắt). Cũng từ cách ứng xử khác nhau mà mỗi ngƣời có

cách nhìn khác nhau về quần chúng cách mạng. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, nhân vật trí thức xuất hiện nhiều hơn. Ngƣời trí thức trong tác phẩm lúc này là những những nhà giáo, nghệ sĩ trong quá trình vận động để đến với cách mạng (Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi); nhà giáo, những phóng viên nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh sống mới (Cửa sông của Nguyễn Minh Châu); những cán bộ khoa học hăng say nghiên cứu khoa học kỹ thuật, góp phần làm nên thắng lợi của kháng chiến cũng nhƣ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (Xi măng của Huy Phƣơng, Thung lũng Cô Tan, Bạch đàn của Lê Phƣơng,

Tiếng gió của Lê Minh, Vùng trời của Hữu Mai); những ngƣời thầy giáo hăng hái tham gia kháng chiến bảo vệ thủ đô với tinh thần “cảm tử cho tổ quốc quyết sinh” (Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tƣởng)… Không chỉ ngợi ca, các nhà văn cách mạng còn viết về ngƣời trí thức với cảm hứng phê phán, không ngại ngần chỉ rõ những hạn chế của ngƣời trí thức nhƣ bảo thủ, né tránh, thói cơ hội, thói quan liêu… đang là lực cản cho sự phát triển. Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975 có nhiều nét gần gũi với nhân vật trí thức trong tác phẩm của các nhà văn A.N.Tolstoy (Con đường đau khổ), L.M.Leonov (Dòng sông Soviet), D.A.Granin (Kĩ sư Lobanov)…

Có thể thấy, đến giai đoạn 1945 - 1975, nhân vật ngƣời trí thức vẫn tiếp tục xuất hiện. Tuy nhân vật chính vẫn là công - nông - binh nhƣng càng về sau, nhân vật ngƣời trí thức ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống văn học. Khi thể hiện ngƣời trí thức, các nhà văn chủ yếu quan tâm họ ở góc độ con ngƣời tập thể, con ngƣời công dân. Những khía cạnh của cuộc sống riêng tƣ nếu đƣợc khai thác thì chủ yếu vì mục đích khẳng định rõ hơn tinh thần trách nhiệm với tập thể, tinh thần sẵn sàng hi sinh vì đất nƣớc hoặc phê phán sự hoang mang dao động, sự hạn chế trong nhận thức cách mạng của ngƣời trí thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)