Không gian hồi ức và thời gian quá khứ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 130 - 132)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Thể hiện nhân vật trong khôn g thời gian nghệ thuật

4.2.2. Không gian hồi ức và thời gian quá khứ

Nếu nhƣ không gian vật thể và thời gian hiện tại giúp nhà văn tái hiện bức tranh đời sống, xác định vị trí, thể hiện nội tâm của ngƣời trí thức trong thời điểm hiện tại thì không gian hồi ức và thời gian quá khứ giúp nhà văn tái hiện đời sống của nhân vật trong quá khứ và biểu hiện rõ hơn tâm tƣ của ngƣời trí thức.

Không gian quá khứ gắn liền với hồi ức của nhân vật về một vùng kỉ niệm không thể nào quên. Không gian buổi sáng sớm mùa hè với chùm hoa phƣợng nở gợi Tự nhớ đến kỳ thi đầu tiên của đời mình, nhớ đến những rung động bồi hồi non tơ một thuở. Bức thƣ của ngƣời học trò gợi Tự nhớ đến quãng thời gian dạy học ở miền núi với bao nhiêu kỉ niệm xen lẫn cả niềm vui niềm hạnh phúc đƣợc bung tỏa năng lực của mình; đau khổ bởi bị sỉ nhục, bị trù dập, bị tƣớc hết các giá trị, bị đẩy vào chỗ chết chỉ vì không chịu cúi đầu trƣớc những điều vô lí, bất công mà những kẻ có quyền lực đặt ra; nghĩ đến ngƣời cha một đời phấn đấu mà không thực hiện đƣợc lí tƣởng. Trong trạng thái đau đớn bị phản bội, bị trù dập, Khiêm nghĩ đến

ngƣời cha một lòng phò chính trừ tà mà cuối cùng chết thảm. Trong chuyến đi trở về chiến trƣờng xƣa để tìm hài cốt đồng đội, tất cả những hình ảnh, sự việc đầy ám ảnh trong chiến tranh lại hiện về trong Kiên: mùa khô năm 69 với sự cùng khốn của toàn cõi B3 và việc tiểu đoàn 27 bị xóa phiên hiệu, cuộc sống ảm đạm ở truông Gọi Hồn, lần gặp gỡ cuối cùng của Kiên và cha dƣợng, hình ảnh chị Hạnh hàng xóm, việc Phƣơng đột ngột bỏ đi sau khi Kiên từ chiến trƣờng trở về, lần đến thăm ngƣời đồng đội bị thƣơng tại nhà và hình ảnh tiều tụy của Sinh, cuộc gặp gỡ với Phƣơng ngày Kiên trở về, cái chết đau đớn của anh Quảng, câu chuyện kì quái về đôi nam nữ sống trong rừng và tiếng hô hú điên loạn, hình ảnh cái xác lõa lồ của ngƣời đàn bà ngày giải phóng, câu chuyện về ngƣời đàn bà câm trên căn buồng áp mái nơi xƣởng vẽ của cha Kiên ngày trƣớc, việc Kiên viết tiểu thuyết trong đêm, những kí ức tuổi thơ và mối tình đầu trong sáng, Kiên viết một cách khổ sở, chuyến tàu định mệnh và bi kịch tình yêu Kiên- Phƣơng... Những mảnh không gian hỗn độn cho thấy thấy tâm trạng rối bời bấn loạn, nỗi buồn, nỗi đau dai dẳng ngấm ngầm, sự hoang mang trong tột độ của Kiên sau khi chứng kiến những cái chết kinh hoàng của đồng loại, sự biến dạng của nhân tính do sự xô đẩy của chiến tranh.

Nhờ có không gian hồi ức và thời gian quá khứ, chúng ta thấy nhân vật ngƣời trí thức trong sáng tác của Ma Văn Kháng hầu hết đƣợc đặt trong chiều dài thời gian gia hệ và mối quan hệ mật thiết với nguồn gốc xuất thân. Ma Văn Kháng đặc biệt xem trọng xuất thân, coi nó nhƣ yếu tố gốc, yếu tố quyết định cho sự phát triển nhân cách và hình thành lí tƣởng ở ngƣời trí thức. Hầu hết nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng đều xuất thân trong gia đình trí thức, họ chịu ảnh hƣởng không nhỏ từ ngƣời cha. Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) có một ngƣời cha cốt cách thanh cao, cả một đời phấn đấu vì sự nghiệp “mở mang dân trí, giáo dƣỡng nhân tài” nên Tự cũng theo cha làm nghề dạy học, cũng say sƣa chuyên môn, hết lòng vì tƣơng lai thế hệ trẻ. Trong hoàn cảnh cả xã hội bị cuốn vào cơn lốc tiền bạc và danh vọng, Tự chấp nhận là một “cuốn sách hay để lầm chỗ” chứ nhất định không bán rẻ nhân cách để kiếm tiền. Ông Thống (Đám cưới không có giấy giá thú) có ngƣời cha là nhà nho khẳng khái, khi bị vu oan thà treo cổ tự vẫn trong ngục chứ nhất quyết không nhận là cƣờng hào ác bá bóc lột sức lao động của vợ con. Ông

Thống giống cha ở chỗ giàu lòng tự trọng, không thể nào cƣời nói bình thƣờng với những kẻ vừa ngày hôm qua còn bôi nhọ, sỉ nhục mình nên mặc dù đƣợc minh oan sau cải cách ruộng đất nhƣng ông vẫn quyết bỏ quê lên miền núi làm việc. Thuật (Đám cưới không có giấy giá thú) có ngƣời cha ích kỷ và nhìn đời lệch lạc, sẵn sàng bỏ kháng chiến vì lợi ích cá nhân. Lớn lên dƣới sự giáo dục lệch lạc của cha nên sau này Thuật không biết coi trọng những giá trị thiêng liêng, khi gặp chuyện bất nhƣ ý đã lao vào kiếm tiền bằng mọi cách để khẳng định bản thân và trả thù đời nên đã bị tha hóa. Khiêm (Ngược dòng nước ) có cha là cán bộ thanh tra tỉnh, có bản lĩnh vững vàng, đinh ninh một lòng phò chính trừ tà bảo vệ công lý, sẵn sàng làm “mãnh sƣ đi một mình, cá kình bơi ngƣợc dòng” thì Khiêm sau này cũng có một bản lĩnh tƣơng tự, cho dù nhiều bạn bè bẻ cong ngòi bút vì đồng tiền thì anh vẫn kiên trì với lối viết tự nhiên không tính toán, “viết nhƣ cầm hòn đá ném đi”... Với việc đƣa yếu tố xuất thân vào trong quá trình khai thác nhân vật, Ma Văn Kháng không chỉ khiến nhân vật hiện lên đầy đủ hơn, rõ nét hơn mà còn giúp ta hiểu hơn cách nhìn ngƣời trí thức của Ma Văn Kháng: mỗi mẫu hình trí thức xuất hiện trong đời sống đều có cơ sở từ truyền thống văn hóa gia đình.

Trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, không - thời gian không đƣợc trình bày theo trật tự tuyến tính mà có sự đan xen giữa hiện thực, hồi ức, ước mơ, quá

khứ, hiện tại để thể hiện chân thực nhất những diễn biến phức tạp trong đời sống

tinh thần nhân vật ngƣời trí thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)