Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 134 - 140)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.3. Thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật

4.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật

“Văn học là nghệ thuật ngôn từ”, bởi vậy để thể hiện hình tƣợng nhân vật, nhà văn không thể không quan tâm đến việc lựa chọn ngôn ngữ, khi muốn khám phá hình tƣợng, độc giả không thể không bắt đầu lí giải từ ngôn ngữ.

4.3.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Nói đến ngôn ngữ ngƣời kể chuyện là nói đến ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả và ngôn ngữ bình luận. Tùy thuộc vào đối tƣợng đƣợc thể hiện trong văn bản mà nhà văn có sự gia công riêng. Có kiểu nhân vật, ngôn ngữ kể và ngôn ngữ tả đƣợc sử dụng nhiều; có kiểu nhân vật, ngôn ngữ kể và ngôn ngữ bình luận lại giữ vai trò chính. Nhân vật ngƣời trí thức thuộc trƣờng hợp thứ hai.

Trong ngôn ngữ kể, điểm đặc biệt nhất là khi gọi tên ngƣời trí thức, ngoài tên thông thƣờng, chúng ta thấy các nhà văn thƣờng sử dụng rất nhiều lần từ “trí thức” và các từ chỉ nghề nghiệp lao động trí óc (thầy giáo, nhà văn, nhà thơ, ngƣời cầm bút, nghệ sĩ, bác sĩ, kĩ sƣ...), các từ chỉ học hàm (giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ) để gọi nhân vật hay nói về nhân vật. Cũng có lúc, các từ này còn đƣợc kết hợp với tên nhân vật làm thành một cách gọi riêng nhƣ “bác sĩ Thịnh” (Ngược dòng nước ), bác sĩ Khang (Bác sĩ trưởng khoa), kĩ sƣ Trung (Những cánh cửa đã mở)... Cách gọi tên nhƣ vậy bộc lộ thái độ trân trọng của nhà văn với ngƣời trí thức. Bên cạnh đặc điểm chung ở trên, một số nhà văn lại có cách sử dụng từ riêng để gọi tên nhân vật. Nguyễn Khải viết về ngƣời trí thức thƣờng thƣờng kết hợp tên riêng kèm với các đại từ chỉ ngôi lâm thời. Cách gọi: anh Quân, ông Hai Giềng, chị Ba Huệ, anh Mƣời, anh Hảo, anh Đại, ông Mọn, mọ Vũ... vừa thể hiện ngôi thứ, tuổi tác (so với ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”), vừa thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với ngƣời trí thức. Riêng với lớp ngƣời trẻ, nhà văn thƣờng chỉ gọi riêng tên một cách thân mật nhƣ: Bình, Giang... Ma Văn Kháng khi viết về ngƣời trí thức hay sử dụng những từ chỉ đặc điểm, tính cách đi kèm với tên riêng để gọi nhân vật. Trong Đám cưới không có giấy giá thú, thầy giáo Tự đƣợc học trò gọi là thầy “Tự trọng” (vì tính cách của Tự), gọi Thuật là “Thuật chó” (vì nhà Thuật nuôi chó giống, cũng vì

tính cách của Thuật), ông Thống là “Thống lí Pá Tra(vì ông Thống có thời gian dạy học cho ngƣời Mèo). Với các nhân vật phản trí thức, nhà văn cũng định danh bằng các từ nêu bật đặc điểm, nhân cách, ví dụ nhƣ Cẩm là “ông đẽo cày giữa đƣờng” (xuất phát từ kỉ niệm một tiết dạy “bất hủ” nhƣng cũng để chỉ tính cách dở dở ƣơng ƣơng ngô ngọng của Cẩm), Dƣơng là “Dƣơng kính” (không chỉ vì Dƣơng hay đeo kính mà còn vì Dƣơng hay xoi mói, xét nét những ngƣời xung quanh). Trong Ngược dòng nước lũ Khiêm bị Hoan gọi là “gà mờ” (vì sự thƣơng ngƣời, cả tin đến mức trở nên ngốc nghếch của Khiêm). Trong Một mình một ngựa ông Quyết Định đƣợc ông Đồng gọi là “ngựa đầu đàn” (vì có thời ông Quyết Định một mình một ngựa vào tận hang ổ của bọn thổ ty chúa đất ở miền núi vận động đi theo cách mạng và cũng vì ông là ngƣời đứng đầu cơ quan tỉnh ủy). Trong các tiểu thuyết mà yếu tố tự truyện thể hiện rõ nét, ngƣời kể chuyện còn gọi nhân vật trí thức là “hắn”, “gã”, tiêu biểu là các tác phẩm Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải, Lạc giữa cõi người của Phạm Quang Long, Kiếp người của Hữu Ƣớc, làm cho nhân vật trí thức trở nên gần gũi, đời thƣờng hơn. Kết hợp với các giọng điệu riêng, cách gọi này có các vai trò khác nhau trong việc diễn tả suy nghĩ của nhân vật, có lúc suy tƣ chua xót, có lúc giễu cợt, có lúc tự trào. Trong nhiều tiểu thuyết, cách định danh nhân vật chủ yếu đi theo hƣớng giễu nhại: “Quang Lùn” (Thiên sứ), “Giáo sƣ Một”, “Giáo Sƣ Hai” (Mười lẻ một đêm), “Tài ủng”, “Ba Lê Dị Nhân” (Tìm trong nỗi nhớ), “ông tiến sĩ” (Ngõ lỗ thủng), “thằng trí thức” (Trí nhớ suy tàn)... Cách định danh đầy tính giễu cợt này chủ yếu sử dụng cho kiểu nhân vật phản trí thức, nó cho thấy cái nhìn bi quan và sự mất niềm tin của nhà văn đối với giới trí thức.

Trong ngôn ngữ bình luận, tác giả thƣờng để ngƣời kể chuyện đứng ở một khoảng cách xa để đánh giá về nhân vật. Có thể đó sự đánh giá cao và thái độ đồng cảm sâu sắc trƣớc nỗi đau của ngƣời trí thức chân chính:

Rất ít có nhà báo tận tụy với nghề nhƣ ông, vì dân mà viết báo nhƣ ông, mà cũng ít ai trong nghề lại bị coi thƣờng bạc đãi nhƣ ông. Ông đã phục vụ bốn đời bí thƣ, chủ tịch của tỉnh, ai cũng cần ông mà không một ai trọng ông. Họ coi ông nhƣ chân nhƣ tay, nhƣ trợ lí chứ chƣa bao giờ xem ông nhƣ một cố vấn, một chuyên gia rất am hiểu

lòng dân, cái giận và cái lo của dân và những việc phải làm ngay để dân khỏi oán thán [101, tr. 161].

Cũng có lúc bày tỏ thái độ khinh ghét khi những kẻ giả danh trí thức “lên ngôi”: Một ngƣời là đại diện của lớp cán bộ trẻ, không có chiến tích, không một ngày gian khổ sống chết cận kề, chỉ có một chút cống hiến nho nhỏ thời kỳ dọn vệ sinh, cắt dán khẩu hiệu. Họ là những kẻ cơ hội, đi lên từ giọng xƣớng ca to nhất, cùng tiếng vỗ tay nhiệt thành, hăng hái nhất trong dàn đồng ca của những phong trào quần chúng. Họ khát địa vị nhƣ khát nƣớc, lấy chính trị làm nấc thang chòi đạp, leo lên bất chấp nhân tính. Họ trở thành lớp ngƣời cầm quyền vô cảm. Vô cảm trƣớc tiên với quá khứ. Còn kẻ thứ hai là kẻ giàu bất ngờ, bất ngờ tới mức khó hiểu, họ là lớp ngƣời đánh bạc với thời cuộc. Nhờ sự tiếp tay từ những sơ hở của các cơ chế điều hành, quản lí và cán bộ có chức có quyền tham nhũng ... [133, tr. 221]

Để phát huy vai trò của ngôn ngữ bình luận, các nhà văn thƣờng kết hợp kiểu ngôn ngữ này với giọng điệu suy tƣ triết lí. Nhờ sự kết hợp này, ngƣời cầm bút dễ dàng bộc lộ thái độ của mình trƣớc nhiều vấn đề xã hội.

4.3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật là yếu tố rất quan trọng để thể hiện tính cách và đời sống nội tâm nhân vật trí thức. Nó giúp cho việc cá tính hóa nhân vật và thể hiện phong cách nghệ thuật riêng của các nhà văn. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ xuất hiện khi nhân vật giao tiếp với ngƣời

khác. Đây cũng là ngôn ngữ thể hiện tính cách nhân vật và chất trí thức rõ nét. Để thể hiện nhân vật của mình, mỗi nhà văn có một cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại riêng. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Khải đầy ắp thông tin: thông tin về kỹ thuật ngành nghề (ngôn ngữ của ông Hai Giềng trong Thời gian của người), thông tin thời sự, chính trị, xã hội (ngôn ngữ của Quân trong Thời gian của người

của Bình trong Gặp gỡ cuối năm), thông tin về chính trị, về thiền (anh Chƣơng trong Gặp gỡ cuối năm)... Ngôn ngữ đầy ắp thông tin cho thấy nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Nguyễn Khải hầu hết là những ngƣời có hiểu biết sâu rộng, họ thƣờng là những ngƣời chủ động, tích cực và đặc biệt quan tâm đến các vấn đề khoa học, chính trị, xã hội: ông Hai Giềng có kiến thức sâu rộng về nghề trồng cây cao su, anh Chƣơng là một chính trị gia nổi tiếng, Quân là một nhà báo, một tình báo tầm cỡ, Bình là trí thức trẻ năng nổ nhiệt tình, hết lòng vì công việc, hiểu biết sâu sắc về các vấn đề kinh tế, xã hội của ngày hôm nay. Đặc điểm thứ hai trong ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Khải là giàu tính phản biện, khái quát, triết lí. Dƣờng nhƣ trong mỗi nhân vật trí thức của Nguyễn Khải đều có một nhà tƣ tƣởng, đều thích triết lí. Thế hệ già có kiểu triết lí của ngƣời già, thƣờng hƣớng tới khái quát các vấn đề cuộc sống. Thế hệ trẻ có kiểu triết lí của ngƣời trẻ, hay hƣớng tới khẳng định trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới. Đặc điểm thứ ba của ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Khải là thể hiện cá tính nhân vật rõ nét: anh Đại thông minh nên ngôn ngữ rất hài hƣớc, dí dỏm và đầy chất trí tuệ, anh Hảo điềm tĩnh ngôn ngữ nhẹ nhàng, thâm trầm, Quân sắc sảo, sôi nổi, quyết liệt nên ngôn ngữ cũng sắc sảo, góc cạnh.

Ma Văn Kháng cũng khá thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại để thể hiện nhân vật. Đối thoại trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng không nặng về cung cấp thông tin và thể hiện thái độ đối với các vấn đề chính trị xã hội, đất nƣớc nhƣ trong tiểu thuyết Nguyễn Khải mà chủ yếu hƣớng tới trình bày nhận thức về các vấn đề trong đời sống thƣờng nhật của con ngƣời. Ngôn ngữ đối thoại của Ma Văn Kháng rất giản dị, tự nhiên, hầu nhƣ không có dấu hiệu của kỹ thuật. Ngôn ngữ của Trọng (Mưa mùa hạ) khi đối thoại với họa sĩ Hảo rất khúc chiết, cách trình bày mạch lạc cho thấy thái độ sống rõ ràng, tính cách cƣơng trực nhƣng có phần nóng nảy của anh. Ngôn ngữ của Thuật (Đám cưới không có giấy giá thú) khi đối đáp với ông Thống, khi đối đáp với hiệu trƣởng Cẩm và bí thƣ Dƣơng linh hoạt, sắc cạnh, với nhiều khẩu ngữ, với cách nói ẩn dụ, ví von, bóng gió, điều đó cho thấy Thuật có tài ứng đối, có vốn kiến thức phong phú. Đây là con ngƣời sắc sảo, đa ngôn nhƣng lệch lạc, cực đoan và có phần bất nhẫn. Ngôn ngữ của ông Thống (Đám cưới không

có giấy giá thú) nói chuyện với Tự, ông Đồng (Một mình một ngựa) nói chuyện với Toàn dùng điển tích và nhiều từ cổ, điều đó không chỉ chứng tỏ học vấn uyên thâm của ông Thống, ông Đồng mà còn cho thấy trong lòng ông Thống và ông Đồng, Tự và Toàn đƣợc coi là tri âm tri kỷ. Ngôn ngữ của Toàn (Một mình một ngựa) khi đối thoại với ông Quyết Định sử dụng ngôn từ giàu tính lí luận cho thấy anh là ngƣời am hiểu sâu sắc về chính trị lập luận sắc sảo và có chính kiến riêng, khi đối đáp với hai gã công an thì dùng từ ngữ mộc mạc dễ hiểu nhƣng thể hiện rõ thái độ khinh ghét đối với những kẻ mƣợn quyền lực của Đảng và nhà nƣớc giao cho để chà đạp lên nhân phẩm ngƣời khác.

Nếu nhƣ đối thoại là tiếng nói bên ngoài thì độc thoại là tiếng nói bên trong, vang lên trong lòng khi nhân vật ở trong một trạng huống cảm xúc nào đó. Độc thoại là lúc nhân vật đối diện với chính mình đối diện với những gì sâu thẳm nhất tận đáy lòng không thể nói ra, bởi vậy đây là lúc con ngƣời hiện lên chân thật nhất. Sau 1975, các nhà văn đi vào khai thác con ngƣời cá nhân ở cái tôi bề sâu, việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại để thể hiện nhân vật, đặc biệt là nhân vật trí thức rất đƣợc chú ý. Thông thƣờng, ngôn ngữ độc thoại xuất hiện khi nhân vật trực tiếp tham gia kể chuyện, ví dụ nhƣ Việt trong Gặp gỡ cuối năm, Hồ Nguyên Trừng trong Hồ Quý Ly, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, Cẩm My trong Khải huyền muộn, Bình trong

Ngõ lỗ thủng, tôi trong Chinatown, tôi trong Và khi tro bụi ... Ở dạng lời trực tiếp, lời độc thoại đơn thuần là lời của nhân vật xƣng “tôi” cũng là ngƣời kể chuyện. Nội dung của độc thoại là ý thức về bản thân, suy nghĩ về ngƣời khác hoặc các vấn đề có liên quan. Đặc điểm chung của dạng lời trực tiếp là chủ yếu sử dụng ngôn ngữ kể và nhiều đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất (“tôi”). Lời độc thoại trực tiếp ít bày tỏ cảm xúc mà chủ yếu nghiêng về trình bày suy nghĩ: Hồ Nguyên Trừng suy nghĩ về cha, về bản thân, về tình yêu, về đổi mới - Hồ Nguyên Trừng nghĩ về cha:

... mới đầu cha tôi thực bụng chỉ muốn đơn thuần làm biến pháp giúp Nghệ hoàng cứu đất nƣớc thoát khỏi nghèo khổ yếu hèn, nhƣng sự phản đối thật vô cùng gay gắt. Hạn điền, ngƣời ta bảo cƣớp ruộng; chính sách tiền giấy, ngƣời ta bảo cƣớp tiền; hạn nô, ngƣời ta bảo bẻ nanh vuốt của ngƣời quân tử. Rồi còn bao nhiêu nhóm ngƣời, bao

nhiêu âm mƣu định giết ông... Triều đình bỗng biến thành chiến trƣờng. Máu ngƣời liên miên chảy. Cùng với những sự đổ máu ấy, cha tôi mới hiểu ra thi hành hiến pháp, muốn thay đổi đâu phải dễ. Và ông cũng hiểu muốn biến pháp cần phải có quyền hành. Từ đó tham vọng trong ông lần lần nảy nở, mới đầu chỉ là cái mầm, sau đó là ý chí, cũng không ai biết điều đó chuyển biến từ lúc nào, manh nha từ lúc nào, thành hình rõ ràng từ lúc nào[95, tr. 293].

Việt suy nghĩ về những ngƣời xung quanh và nghĩ về cuộc sống: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy dẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ” [99, tr. 662]. “Chuyện của hôm nay dẫu buồn đến đâu, dẫu bực đến đâu vẫn cứ vui, vì nó là máu thịt của hôm nay, của giờ này, nó tƣơi rói, nó đỏ hồng” [99, tr. 666], “Tôi thích sự dàn hòa, sự nhân nhƣợng lẫn nhau, làm việc trong tinh thần đồng chí đồng đội. Còn hắn tất cả là quy chế, là pháp luật, là trách nhiệm công dân” [99, tr. 661], “Tôi thích mẫu ngƣời sáng tạo, phong trần một chút, mẫu nhân vật văn học. Bình thích loại ngƣời chấp hành thật nghiêm chỉnh mọi quy cách, hiểu thật hoàn hảo công việc của mình” [99, tr. 662]; Kiên suy nghĩ về sự bất lực của bản thân trƣớc ám ảnh quá khứ “Đôi khi chỉ cần nhắm mắt lại là trong tôi lập tức ký ức tự nó xoay mình lui về theo lối cũ, gạt toàn bộ cõi thực hôm nay ra rìa cỏ. Biết bao kỷ niệm bi thảm, bao nhiêu là nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng là phải cố gắng cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị lay thức bởi những mối liên tƣởng tuồng nhƣ là không đâu nảy sinh một cách khôn lƣờng từ muôn vàn những chi tiết tầm thƣờng, rời rạc và vô vị nhất có thể có trong chuỗi bất tận ngày qua ngày nhạt thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm này [146, tr. 43]. Cẩm My suy nghĩ về cuộc đời, về Vũ, về cha mẹ, về những kỷ niệm ngày đi học. Còn nhân vật “tôi” (Chinatown) nghĩ về Thụy và tất cả những gì liên quan đến Thụy. Ngoài xƣng “tôi”, cũng có lúc nhân vật tự phân thân để đặt câu hỏi cho chính mình, với Bình trong Ngõ Lỗ Thủng đó là ám ảnh về tội lỗi không thể thứ tha:

Làm thằng đàn ông nhƣ mày là hèn, hiểu chƣa?... Mày ngủ với ngƣời ta, rồi mày lại ân hận. Bỏ cái lối ân hận giả dối của cánh trí thức nửa

mùa chúng mày đi! Có gan ăn cắp có gan chịu đòn, hiểu chƣa?... Ăn cắp mà còn mong đƣợc sống đàng hoàng, có mà thiên hạ mù hết, để cho chúng mày lừa đảo thỏa thích, ân hận thỏa thích à? Đừng hòng! Một lũ bịp bợm, học hành gì chúng mày?... Chúng mày ăn cơm của ai? Chúng mày uống nƣớc thở hít khí trời của ai mà cứ cố giả nhân giả nghĩa mãi thế? Đồ trí thức rởm, hiểu chƣa? (Khúc chín) [44]... Cũng chính vì trình bày suy nghĩ mà ngôn ngữ trong độc thoại trực tiếp vừa chứa nhiều thông tin, nhiều nhận định khái quát, nhiều triết lí và trạng thái tinh thần.

Việc sử dụng nhiều kiểu ngôn ngữ khác nhau đã khiến cho nhân vật ngƣời trí thức đƣợc miêu tả đầy đủ hơn, rõ nét hơn. Khi kết hợp với các giọng điệu nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 134 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)