Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Những con ngƣời có ý thức phản tƣ và tƣ tƣởng đổi mới
3.2.4. Phản tư về chính giới trí thức
Khuynh hƣớng nhìn nhận lại giới trí thức đã từng xuất hiện trong văn học Nga thế kỷ XIX với nhiều truyện ngắn của A.Chekhov. Trong các tác phẩm của
mình, nhà văn từng thể hiện sự trăn trở, băn khoăn trƣớc sự hèn yếu, bạc nhƣợc của một bộ phận trí thức Nga đƣơng thời. Ông cho rằng, thái độ sống của họ là một trong những nguyên nhân khiến xã hội Nga trở nên ngột ngạt, bức bối. Sau 1975, xã hội Việt Nam có nhiều bƣớc tiến mới, việc nhìn nhận lại giới trí thức cũng đƣợc các quan tâm. Tƣ tƣởng của nhà văn chủ yếu đƣợc gửi gắm vào nhân vật trí thức.
Đánh giá về thái độ bảo thủ của người trí thức giai đoạn cuối Trần, Hồ Quý Ly dƣới góc độ một ngƣời có tƣ tƣởng cải cách đã lên án gay gắt: “Rặt một lũ đạo chích văn chƣơng. Chỉ chăm chăm bƣớc sao cho khỏi chệch bƣớc các vị tiên hiền. Kẻ sĩ đấy ƣ?... Một lũ nô bộc sĩ! Đầu óc họ ở đâu? Không dám cả gan ra khỏi lối mòn. Không dám cả gan tạo lập... Cứ nhắc đến các vị tiên hiền là đầu óc tê liệt, mặt mày dúm dó.... cứ nhƣ thể mất mật bay hồn... Hỏi nhƣ thế làm sao có thể làm rạng rỡ cho văn hiến non sông”. [95, tr. 703]. Hồ Quý Ly đã minh chứng cho tƣ tƣởng đổi mới của mình bằng một loạt hành động đi một lối đi khác với lối mòn quen thuộc mà những ngƣời con của đạo Khổng đã đi. Chƣa đánh giá đúng sai, chúng ta phải khẳng định rằng đó là bƣớc đi táo bạo. Khi nhìn lại lịch sử, nhân vật “tôi” trong Thời gian của người cũng đƣa ra nhận định khái quát của mình về các giáo sĩ trí thức lãnh đạo giáo phận Bùi Chu và những trí thức lãnh đạo đất nƣớc Campuchia dân chủ giai đoạn 1975 - 1979. Đó là những con ngƣời không thực tế: “mộng ƣớc quá lớn, bản lãnh quá nhỏ” [100, tr. 73]. Họ nói rất hay nhƣng hành động nhƣ những kẻ ngớ ngẩn đến mức không thể tin đƣợc. Về các giáo sĩ trí thức của “Nƣớc cộng hòa tôn giáo Bùi Chu”, “tôi” nhận xét: “Nếu các vị ấy không làm gì cả, chỉ đứng ngoài mà bình phẩm những việc làm của chính quyền cách mạng thì họ lại là những ngƣời thông minh nhất, vừa thông minh lại vừa nhân nghĩa” [100, tr. 73], còn khi họ đƣa ra chủ trƣơng thì ngƣời nghe cảm giác đó là chuyện bịa đặt nhằm bôi nhọ ngƣời công giáo. Về các trí thức Tây học của nƣớc Campuchia dân chủ, “tôi” cho rằng: họ cũng muốn làm cách mạng để cải tạo xã hội, muốn xây dựng một “xã hội công bằng nhất, bác ái nhất khiến cả nhân loại phải ngả mũ cúi chào” [100, tr. 73] nhƣng khi bắt tay vào công việc mới thực sự thấy sự to lớn và nguy hiểm của công việc, rồi sinh ra rối trí, rồi nhắm mắt làm liều “chỉ còn biết lấy cái giết để cổ vũ nhau và che đậy nỗi lo sợ” [100, tr. 73]. Xét đến cùng thì căn bệnh bảo
thủ, ảo tƣởng, thiếu thực tế của giới trí thức không chỉ là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ mà trong nhiều trƣờng hợp còn là nguyên nhân dẫn đến bi kịch xã hội. Trong
Gặp gỡ cuối năm, Bình tiếp tục chỉ ra một trong những điểm yếu của ngƣời trí thức “Chú Việt hay nhân nhƣợng”, còn nhân vật “Tôi” thì ý thức rõ rằng“Sống nhân nhƣợng, viết cũng nhân nhƣợng. Chỉ mong giữ đƣợc cái thân yên, không bị đụng chạm, không bị quấy rầy. Có mặt mà hóa ra không có mặt, có tiếng nói mà hóa ra không có tiếng nói, có sống mà sự đóng góp vào cuộc sống đang biến hóa, đang phát triển quá ít ỏi” [100, tr. 661]. Thói quen nhân nhƣợng tuy không phá hoại đất nƣớc nhƣng quả thực đang kéo lùi sự phát triển của đất nƣớc. Trong Đám cưới không có giấy giá thú, Thuật tỏ ra đau xót khi ý thức đƣợc sự bạc nhƣợc của bản thân, cũng là sự bạc nhƣợc của nhiều trí thức qua lời tâm sự gan ruột với Tự: “Trí thức Việt Nam hèn đi rồi... Mình cũng hèn. Hèn vì không thoát ra khỏi đƣợc dục vọng” [80, tr. 248 - 249]. Trong Thượng đế thì cười, nhân vật L.H.N cũng bày tỏ cách nhìn nhận đánh giá của mình về ông Kim Ngọc, cố bí thƣ tỉnh ủy Vĩnh Phú:
Ông Kim Ngọc có hai điều đáng tiếc. Thứ nhất, ông ta dám làm một việc động trời mà chẳng có lí lẽ gì cả, chỉ nói là có lợi và nên làm. Còn các phái viên của trung ƣơng về kiểm tra thì lại có quá nhiều lí lẽ để phản bác, cãi không đƣợc nên đành cúi đầu chịu tội, chịu tội nhƣng vẫn ấm ức vì việc làm của họ đâu có giống với lí sự của trung ƣơng. Thứ hai, ông Kim Ngọc không biết dùng trí thức, ông dùng ngƣời bằng những thói quen trực tiếp nên anh trí thức đứng vòng ngoài. Phó chủ tịch tỉnh phụ trách văn xã là một bà nông dân, nhai trầu bỏm bẻm. Phó chủ tịch phụ trách công nghiệp là một ông thợ rèn. Một bà phó ban nông nghiệp cũng ăn trầu và chả biết gì về công việc của mình cả. Thủ lĩnh có trí lớn nhƣng không có ngƣời cộng tác và trợ lí xứng đáng, không có một đội ngũ những trí thức trẻ làm hậu thuẫn phía sau [101, tr. 109].
Nhân vật “tôi” trong Đi tìm nhân vật tiếp tục chỉ ra hạn chế trong lối sống của một bộ phận trí thức xu thời khi nhắc đến “tiến sĩ N” trong tác phẩm. Tiến sĩ N là một ngƣời biết “nƣơng theo thời thế và hiến mình cho sự nghiệp chung. Ông ta biết “tỏ
ra mừng rỡ khi đảm nhiệm thêm chức vụ” và “không thiếu những mẹo để cấp trên vừa lòng”, biết “giả bộ ngây ngô, đãng trí khi cần biết chi tiết một câu chuyện nào có liên quan đến lƣơng bổng, nhà cửa, đi nƣớc ngoài, làm đề tài khoa học”, biết “tránh trả lời thẳng cấp trên những gì đƣa tới mạo hiểm, từ chối công việc không có lợi hoặc đƣợc cái này mất cái khác”. Ông ta cũng là ngƣời chƣa bao giờ “hấp tấp đƣa ra những ý kiến mang tính chất cá nhân. Với các chủ trƣơng, chính sách, phƣơng châm ứng xử của ông là chân lí hóa nó”. Với cấp trên ông luôn biết dốt hơn để nghe họ dạy bảo” và vì vậy ông trở thành “đại diện mẫu mực cho tầng lớp của ông” (chƣơng 5) [ 2].
Không chỉ nhìn thấy hạn chế của giới trí thức, các nhà văn sau 1975 còn
khẳng định những điểm mạnh của ngƣời trí thức mà nhờ đó họ đã góp vai trò tích
cực trong lịch sử. Quân (Gặp gỡ cuối năm) với tƣ cách là ngƣời trí thức đã khẳng định “Quốc gia hữu sự, kẻ thất phu còn phải gánh trách nhiệm huống hồ là anh trí thức” [99, tr. 644]. Trong thực tế hành động, Quân và những ngƣời trí thức cùng thời với anh đã chứng minh tinh thần trách nhiệm của mình bằng cả cuộc đời gắn bó với cách mạng. Anh cũng từng khẳng định:
... ngƣời trí thức chỉ hành động khi đã xác tín. Đã xác tín thì không thể giữ cho riêng mình một phần tự do cỏn con nào mà dồn tất cả cho sự nghiệp. Sự nghiệp là tự do của anh ta. Vả lại cái nguyện vọng sâu thẳm của ngƣời trí thức không phải là đứng ngoài chính trị mà là đứng bên trong chính trị, cầm quyền chính trị. Luôn luôn anh ta là một phần tử của một xu hƣớng, của một phe phái mà còn là phần tử tiên phong, tích cực[99, tr. 713].
Ngƣời trí thức chân chính là ngƣời có lòng tự trọng cao “không làm tôi một kẻ nào, không xu phụ một thế lực nào, là bộ phận vô tƣ nhất của xã hội xáp lại gần chân lí hơn cả! [99, tr. 712]. Chính đặc điểm về tâm lí và nhân cách này của ngƣời trí thức đã khiến cho họ luôn sống tích cực và có những đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển của đất nƣớc, trở thành lực đẩy để đất nƣớc đi lên. Với thái độ coi trọng việc nƣớc, trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời trí thức cũng là ngƣời biết học những tấm
(Một mình một ngựa) học cách Lạn Tƣơng Nhƣ nhƣờng nhịn Liêm Pha (Đông Chu liệt quốc) để ứng xử với Văn Hiến, một ngƣời vì đố kị mà nhiều lần hãm hại ông.
Tƣ tƣởng phản tƣ là một trong những đặc trƣng quan trọng làm nên đời sống tinh thần của ngƣời trí thức. Muốn thể hiện chân thực chân dung ngƣời trí thức, các nhà văn không thể bỏ qua đặc điểm này. Cũng vì vậy, các cây bút ở các thời đại khác khác nhau, các nền văn hóa khác nhau đều gặp gỡ nhau ở việc thể hiện tinh thần phản tƣ của ngƣời trí thức. Qua đây, chúng ta thấy, trong nhận thức của các nhà văn, ngƣời trí thức không bao giờ suy nghĩ và hành động theo lối mòn quen thuộc, họ luôn biết đặt câu hỏi cho quá khứ, cho hiện tại để phác thảo kế hoạch cho tƣơng lai, cho việc hƣớng tới hoàn thiện nhận thức, hoàn thiện bản thân và hƣớng tới các giá trị nhân văn cao cả. Thể hiện tư tưởng phản tư ở nhân vật ngƣời trí thức, các nhà văn Việt Nam sau 1975 không chỉ thể hiện tinh thần đối thoại của tiểu
thuyết mà còn gửi gắm vào đó tư tưởng cá nhân của mình: cần nhìn nhận lại tất cả
để có định hƣớng đúng đắn cho tƣơng lai.