Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Thể hiện nhân vật trong khôn g thời gian nghệ thuật
4.2.3. Kiểu không gian phi thời gian
Cùng với các kiểu không gian trên, tiểu thuyết sau 1975 còn xuất hiện kiểu không gian phi thời gian. Đây là kiểu không gian đƣợc tạo ra để thực hiện một trò chơi và trình bày tƣ tƣởng. Không - thời gian trò chơi là kiểu không - thời gian đƣợc dựng nên chủ yếu nhờ trí tƣởng tƣợng của nhà văn, mang theo quan niệm nào đó của nhà văn về thế giới và con ngƣời. Không gian trò chơi hầu hết là không gian mảnh ghép, tuy có sử dụng một số chi tiết thực nhưng về cơ bản, không gian ấy
vẫn là không gian bịa đặt, một kiểu bịa đặt có dụng ý nhằm thực hiện một nhiệm
vụ nghệ thuật nào đó. Không gian trò chơi chủ yếu xuất hiện trong các tiểu thuyết có yếu tố hậu hiện đại, ở đó tính chất “thật” của cuộc sống và con ngƣời đƣợc đẩy
xuống hàng thứ yếu, vấn đề quan trọng là bày tỏ nhận thức, tƣ tƣởng của nhà văn. Đọc một số tiểu thuyết có yếu tố hậu hiện đại, ngƣời đọc nhƣ bƣớc vào không thời gian trò chơi, ở đó tất cả đều đƣợc bài trí có dụng ý, nhân vật là ngƣời chơi và cũng là đối tƣợng để nhà văn phán xét một điều gì đó về con ngƣời. Tiêu biểu nhƣ Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, Người đi vắng của Nguyễn Bình Phƣơng...
Không - thời gian trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài là không - thời gian trò chơi, từ căn nhà một phòng gạch men nâu với khung cửa sổ hình chữ nhật màu sắc và hình dạng luôn biến ảo, con đƣờng chạy thẳng vào cửa sổ nơi mà hàng ngày Hoài đứng đó nhìn ra ngoài để quan sát và phân loại con ngƣời, sự xuất hiện của bé Hon để ban phát tình yêu thƣơng và dạy con ngƣời biết yêu thƣơng trong thoáng chốc, quãng thời gian đi học mà lúc đó chị Hằng xuất hiện nhƣ một thiên thần còn Hoài xuất hiện nhƣ một trò đùa của tạo hóa, cuộc tuyển chồng của chị Hằng và 300 chàng trai từ 18 đến 45 tuổi là ứng viên, nhật kí của chị Hằng... tất cả đều để thể hiện đời sống nội tâm phong phú của cô bé Hoài, nhận thức riêng của Hoài về cuộc sống và thái độ kiên quyết “không mặc chung bộ đồng phục tinh thần” với số đông. Không - thời gian trong Mười lẻ một đêm cũng là không - thời gian mang tính bịa đặt rõ nét: sự việc ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà bị nhốt trong một căn phòng tầng 6 suốt mƣời lẻ một ngày đêm và những không - thời gian mở ra từ sự liên tƣởng của nhân vật... Không - thời gian này tạo ấn tƣợng về một xã hội nhốn nháo, nhố nhăng, nơi các nhân vật phản trí thức xuất hiện. Không – thời gian ấy cho thấy cái nhìn lệch lạc bi quan của nhiều nhà văn hậu hiện đại về ngƣời trí thức.
Mỗi con ngƣời bao giờ cũng sống, tƣ duy trong một không - thời gian cụ thể. Bởi vậy, đặt nhân vật trí thức vào các không - thời gian khác nhau là cách nhà văn đặt nhân vật vào nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhiều tọa độ khác nhau để
khai thác. Nhờ các không - thời gian này, nhân vật hiện lên đầy đủ và trọn vẹn hơn
trong các mối quan hệ khác nhau với lý tƣởng, công việc, với anh em bạn bè, với đồng nghiệp, với gia đình và đất nƣớc. Trong các bối cảnh khác nhau đó, nhân cách ngƣời trí thức đƣợc bộc lộ, vị trí của ngƣời trí thức trong xã hội đƣợc khẳng định.