Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.3. Thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật
4.3.2. Giọng điệu nghệ thuật
Trong tác phẩm văn học, giọng điệu nghệ thuật rất quan trọng, nó không chỉ là “thái độ, tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả trong văn bản” [60, tr. 113] mà còn thể hiện thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng có một giọng điệu riêng. Bởi vậy, muốn tìm hiểu nhân vật, không thể không tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm văn học. Sau 1975, cùng với sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng trở nên đa dạng, nó đã góp phần không nhỏ trong việc thể hiện sự phong phú các sắc điệu thẩm mĩ của hình tƣợng nhân vật trong đó có nhân vật trí thức trong bức tranh ngổn ngang, bề bộn, chứa đựng nhiều mặt đối lập của cuộc sống hôm nay. Điều đặc biệt của tiểu thuyết sau 1975 là khi nhân vật cũng giữ vai trò làm ngƣời kể chuyện, giọng điệu nhân vật và giọng điệu ngƣời kể chuyện hòa vào làm một tạo nên âm hƣởng chung. Khi thể hiện hình tƣợng nhân vật trí thức, các nhà văn đã sử dụng một số giọng điệu cơ bản.
4.3.2.1. Giọng điệu hào hứng, say mê
Không phải nhà văn nào viết về ngƣời trí thức cũng sử dụng giọng điệu hào hứng, say mê, không phải tác phẩm nào viết về ngƣời trí thức cũng sử dụng giọng điệu này. Giọng điệu hào hứng, say mê chỉ xuất hiện khi cảm hứng ngợi ca, ngƣỡng
vọng ngƣời trí thức đƣợc bộc lộ rõ nét, giọng điệu này thƣờng đƣợc sử dụng cho
nhân vật trí thức say mê lí tưởng. Trong tiểu thuyết Mưa mùa hạ, giọng điệu hào
hứng, say mê xuất hiện trong lời Trọng khi anh nói với cha việc chọn nghề nghiệp trong tƣơng lai, khi anh tranh luận với họa sĩ Hảo về cách nhìn con ngƣời và cuộc sống, khi anh viết thƣ cho Loan bày tỏ khát vọng lớn lao của mình. Trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, giọng điệu ấy có trong lời tâm sự của Luận với ông Bằng về vấn đề đạo đức gia đình, tâm sự với Phƣợng về phép lạ của tình yêu. Trong
Đám cưới không có giấy giá thú, nó xuất hiện trong lời say sƣa bình văn của Tự, trong lòng cảm phục của Kha với Tự, trong những tâm thế hào hứng của Tự khi yêu cầu cả lớp học sinh cùng bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đời sống. Trong Một mình một ngựa giọng hào hứng say mê xuất hiện trong cảm xúc hứng khởi, ngƣỡng mộ say mê của Toàn khi nghĩ tới hình ảnh ông Quyết Định oai phong, một mình một ngựa vào tận hang ổ của kẻ thù... Nhờ có giọng điệu này mà ngƣời đọc nhận ra tâm hồn lãng mạn đầy chất lí tƣởng và tầm vóc lớn lao của ngƣời trí thức, nổi bật giữa bức tranh đời sống phức tạp, bộn bề, chen lẫn cả ánh sáng và bóng tối, tốt và xấu, cao thƣợng và thấp hèn. Để tạo nên giọng điệu hào hứng, say mê, Ma Văn Kháng hay sử dụng kết hợp kiểu câu tƣờng thuật, câu cảm, câu hỏi và những từ ngữ biểu cảm để tạo âm hƣởng cho lời văn. Chính những lời văn mang âm hƣởng hào sảng này có tác dụng truyền cảm xúc tới ngƣời đọc, giúp họ cảm nhận sâu sắc về hình tƣợng.
Nguyễn Xuân Khánh khi viết tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng sử dụng giọng điệu hào hứng say mê. Giọng điệu đó xuất hiện trong lời nói của Nguyễn Cẩn, Hồ Hán Thƣơng khi nói về dự định cải cách của Hồ Quý Ly, nó cho thấy thái độ hào hứng, nhiệt thành và niềm tin mãnh liệt vào vào sự đúng đắn của những chính sách cải cách do Hồ Quý Ly đƣa ra. Giọng điệu hào hứng say mê cũng xuất hiện trong lời Nguyễn Trãi khi nói với Hồ Nguyên Trừng về cách ứng xử của ngƣời quân tử trƣớc nhƣng hoàn cảnh khác nhau của đất nƣớc. Giọng điệu cho thấy sự hào hứng của một trí thức trẻ tuổi đang muốn đem tất cả tài trí, sức mạnh của mình ra đóng góp để xây dựng non sông. Ta còn gặp giọng điệu này trong bài phú về đề tài “con ngựa lá” của Đoàn Xuân Lôi và Nguyễn Phi Khanh, nó là minh chứng cho sự đổi thay trong nhận thức của Đoàn Xuân Lôi, từ chỗ viết Phi Minh Đạo để phản đối đến
chỗ đồng tình với Quý Ly, nó cho thấy tinh thần phấn chấn và khát vọng đƣợc cống hiến giúp đời của Nguyễn Phi Khanh.
Nguyễn Mạnh Tuấn khi xây dựng nhân vật Năm Trà cũng thể hiện thái độ tin yêu ngƣỡng mộ của nhà văn đối với nhân vật “Cuộc dấn thân “một mình một ngựa” rong ruổi ngàn dặm đất nƣớc của Năm Trà, một phụ nữ mảnh mai, hơi âm thầm một chút đã toát ra sự quả cảm, kiên định, giàu chất lãng mạn, quyến rũ khiến cho cái máu nhà nghề thích khai thác trong tôi xốn xang” [233, tr. 12]. Ở một số nhà văn, giọng điệu hào hứng, say mê chƣa rõ nét hoặc không xuất hiện, khi đó những giọng điệu khác lại phát huy vai trò trong việc thể hiện nhân vật và thái độ của nhà văn.
4.3.2.2. Giọng điệu hài hước hóm hỉnh
Hài hƣớc hóm hỉnh tuy không phải là giọng điệu chính của tiểu thuyết sau 1975 nhƣng lại là giọng điệu không thể không sử dụng khi viết về ngƣời trí thức, nó thể hiện đƣợc chất “humurous” ở người trí thức.
Ma Văn Kháng viết về ông Thống (Đám cưới không có giấy giá thú) đã sử dụng giọng điệu này để thể hiện sự sắc sảo hơn ngƣời và tài ăn nói của ông khi ông đáp lại những lời hý lộng giễu cợt đôi khi rất phũ của Thuật khi Thuật giao tiếp với đồng nghiệp tại trƣờng. Sự hài hƣớc đó trong hoàn cảnh cụ thể còn có tác dụng cải thiện bầu không khí căng thẳng đƣợc tạo nên bởi sự xung đột các luồng tƣ tƣởng, các nhân cách khác nhau trong môi trƣờng giao tiếp tập thể. Giọng điệu hài hƣớc, hóm hỉnh của Ma Văn Kháng thƣờng gắn với ý vị chua xót, sâu cay, bởi vậy, nó không chỉ thể hiện sự thông minh tài trí, thái độ ngạo nghễ trước thực tại tầm
thường mà còn thể hiện thái độ bất bình với đối tƣợng giao tiếp và nỗi đau ngấm
ngầm của nhân vật: “Cỗ chạp phải có giò nem. Nhƣng giò nem không phải là cỗ chạp, thầy Thuật ạ” [80, tr. 46], “Thời buổi này ai chả có tí điên điên dại dại, hả chị Thảnh?” [80, tr. 48], hay “Thế này thì thật quá con sói trong thơ ngụ ngôn của đại thi sĩ La Phontaine... Lý sự của kẻ mạnh luôn là đúng đắn hơn cả. Nhƣng mà thầy Thuật ơi. Thầy có nghe chuyện thầy bói Quý Hàm nƣớc Trịnh chƣa? Cái gì cũng thóc mách, thông tỏ, trần trụi thì khiếp sợ lắm! Nhƣng mà thôi, tôi còn một đứa con gái út đang học lớp 12 ở quê, tôi sẽ viết thƣ hỏi nó xem rằng nó có đủ từng ấy cái răng không, thầy nhé [80, tr. 53].
Nguyễn Khải cũng sử dụng giọng điệu hài hƣớc, hóm hỉnh để xây dựng nhân vật trí thức nhƣng giọng điệu ấy không mang ý vị chua cay. Nó giống nhƣ một trò
đùa trí tuệ để thể hiện cá tính nhân vật. Anh Đại (Gặp gỡ cuối năm) đƣợc miêu tả
“nhƣ một quý tộc từ thời rất xa xƣa”. Ngay khi bƣớc vào tác phẩm, lối nói hài hƣớc có duyên của anh đã thu hút sự chú ý của mọi ngƣời: “Ai bảo với cô là tôi đã tám chục? ... năm nay mình mới có bảy mƣơi chín, mình kém cụ Hồ mƣời một tuổi mà. Sao các cô lại vu cho tôi là tám mƣơi?” [99, tr. 621]. Cũng có lúc, sự hài hƣớc còn đi cùng với hóm hỉnh thâm thúy: “Đại là to, là to lắm chứ gì? Nhƣng chỉ nên nhƣ vậy thôi, không nên quá tham. Tham một chút là hỏng. Ví dụ nhƣ đã là Đại mà thêm một chấm ở trên vai tức là Khuyển. Khuyển là chó, tức thì rất không nên rồi. Hoặc giả thêm một chấm khiêm tốn hơn, ở háng chẳng hạn thì lại là Thái. Thái quá cũng không tốt. Có sao sống đúng nhƣ vậy, đừng thêm thắt tham lam [99, tr. 622]. Có lúc anh lại khiến các nhân vật khác trong truyện cƣời bò vì câu chuyện bịa đặt, mang ý nghĩa triết lí:
Năm tối vừa tròn bảy chục, một sáng nọ lấy tay sờ đủ hai hàm răng, đếm đƣợc băm hai chiếc, mới than: Ngƣời già mà răng không chịu rụng là hại con cháu lắm đây, ăn hết lộc của chúng nó mà. Nghĩ là nói đùa, không ngờ hôm sau rụng luôn một chiếc, tuần sau rụng luôn chiếc nữa. Năm bảy mốt rụng thêm hai chiếc, thế là mất bốn cái răng cả thảy. Lại sợ quá còn sống mà mất răng thì sống cũng vô ích. Sống cốt có miếng ăn, lại không ăn đƣợc thì chết quách cho rảnh. Cũng lại than thế. Từ đó không rụng thêm một chiếc nào nữa, cho đến nay vẫn còn hăm tám cái răng bám chắc vào chân lợi. Tức là cái răng có tai thật [99, tr. 649 - 650].
Qua lối nói hài hƣớc ta thấy anh Đại nổi bật trong cuộc gặp mặt với sự thông minh, dí dỏm, ăn nói có duyên, tuổi cao nhƣng tâm hồn vẫn còn rất trẻ.
4.3.2.3. Giọng điệu suy tư triết lí
Nói đến trí thức là nói đến những con ngƣời hay suy tƣ, hay nghiền ngẫm, hay triết lí, bởi vậy, giọng điệu suy tƣ triết lí là một sự lựa chọn phù hợp và cần thiết cho mỗi nhà văn khi muốn thể hiện chân thực và sâu sắc thế giới tinh thần của nhân
vật trí thức. Khi đó, nó vừa là yếu tố giúp nhà văn khắc họa rõ nét tính cách nhân vật, vừa là yếu tố giúp ngƣời đọc nhận ra phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Giọng suy tƣ triết lí ở mỗi nhà văn không giống nhau, một mặt nó phụ thuộc vào phong cách cá nhân, mặt khác nó phụ thuộc vào sự trải nghiệm thực tế. Giọng điệu suy tƣ triết lí vừa có trong ngôn ngữ nhân vật vừa có trong ngôn ngữ người kể chuyện. Khi kết hợp ngôn ngữ nhân vật, nó góp phần khắc họa rõ nét tính cách riêng của ngƣời trí thức. Trong Gặp gỡ cuối năm, Quân hiểu sâu, biết rộng, tự tin cá tính mạnh nên thích tranh biện và triết lí, thích thể hiện quan điểm một cách rõ ràng: Thời gian chỉ có ý nghĩa khi gắn liền với sự sống con ngƣời, dƣới sự phát triển và tiến bộ. Nếu trái đất không còn sự sống nữa, trở lại cái trạng thái hoang sơ nguyên thủy thì thời gian tự nó cũng không có... Sống hết mình cho một lí tƣởng cao cả là cách sống dài nhất, hình hài đã thành tro bụi nhƣng anh linh vẫn tiếp tục cuộc hành trình qua ngƣời này và ngƣời kia, ở nơi này và nơi khác khi sự sống trên trái đất vẫn còn [99, tr. 103].
Đôi khi, anh trở nên gay gắt, quyết liệt “Tôi cũng không tín nhiệm mấy anh trí thức trùm chăn. Hèn cả, vẫn là những anh hèn. Quốc gia hữu sự, kẻ thất phu còn phải gánh trách nhiệm huống hồ là anh trí thức” [99, tr. 644], “Làm ngƣời đã khó, làm ngƣời trí thức lại càng khó hơn. Hàng ngày phải lựa chọn, từng việc phải lựa chọn, lầm lẫn một chút là tiếng xấu để đời” [99, tr. 645]. Việt sống nội tâm nên nói ít, nghĩ nhiều, giọng điệu nhẹ nhàng nhƣng không kém phần sâu sắc: “Nói cho cùng để sống đƣợc hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhƣng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bền vững” [99, tr. 346]. Anh Chƣơng và anh Quý do mặc cảm thất bại nên có phần rụt rè: “Tôi giống anh rất nhiều phƣơng diện chỉ khác nhau anh chọn lựa đúng nên anh thắng, tôi chọn lựa nhầm nên tôi thua. Anh không phải thay đổi một cách nghĩ, còn tôi phải làm lại từ đầu” [99, tr. 691], “một đời ngƣời đƣợc tiêu vào những cái muốn của mình là si mê lắm. Chỉ vì cái muốn của mình không thức thời, nói theo ngôn ngữ của ngày hôm nay, là một chƣớng ngại trong sự vận động chung, nên mình cam chịu thất bại. Nhƣng tôi vẫn còn nhiều ham muốn lắm nhé! Luôn luôn ham muốn,
chỉ cầu rằng cái ham của tôi không làm tổn hại đến một ai” [99, tr. 686], “Tôi là kẻ thất bại, làm bộ trƣởng thất bại, làm nghị sĩ thất bại, làm ngƣời yêu nƣớc cũng thất bại, một trăm một ngàn dự kiến không thực hành đƣợc lấy một, nhƣng tôi vẫn là một trí thức tự do, không ai mua đƣợc tôi, không ai làm chủ đƣợc tôi, trừ đức Phật” [99, tr. 710]; Việt là nhà văn nên giọng điệu có phần trầm tƣ sâu lắng: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy dẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ” [99, tr. 662]; Bình trẻ trung, đang khát khao đƣợc thể hiện mình nên lời lẽ, giọng điệu sôi nổi có phần ồn ào. Với Bình :“Sự sống là bí mật. Cháu ham sống vì trƣớc mắt mình luôn là cái bí mật, là cái chƣa biết, cái không thể hiểu.... Chú Việt thích nhân nhƣợng để chiều lòng mọi ngƣời, còn con lại muốn mọi sự yêu ghét phải luôn rõ ràng minh bạch” [99, tr. 637 - 638]. “Theo cháu, nhân vật chính phải đặt đƣợc nhiều câu hỏi cho bạn đọc. Hắn là ai? Nhƣ thế là tốt hay xấu? Cháu là con ngƣời nhƣ thế, phải luôn tự khẳng định chứ không thể chỉ khẳng định một lần” [99, tr. 641]. Anh Hảo tự tin là ngƣời nắm đƣợc quy luật, thuần dòng lịch sử, có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp chung nên ngôn ngữ giọng điệu thƣ thái, nhẹ nhàng, ung dung mà sâu sắc. Trong Một mình một ngựa, ông Đồng mang nỗi buồn cao cả của một ngƣời tự nguyện dẹp bỏ xung đột cá nhân để giữ yên sự nghiệp chung nên ngôn ngữ giọng điệu triết lí vừa mang sắc thái ngạo nghễ, vừa buồn bã chua xót:
Bọn anh đã trót đi vào con đƣờng này. Anh không muốn nói đây là đƣờng đi của những kẻ xấu xa... Nhƣng con đƣờng này nó có nhiều chƣớng ngƣợc lắm..., con đƣờng này nó dễ làm hƣ hỏng ngƣời ta. Nó làm hƣ hỏng anh. Nó khiến anh trở nên nhỏ mọn và vô cùng xoàng xĩnh[89, tr. 319 - 320].
Toàn có trình độ cao, năng lực phân tích, lại là ngƣời có quan điểm sống rõ ràng nên giọng điệu bộc trực, thẳng thắn. Khi kết hợp với ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, giọng điệu suy ngẫm triết lí góp phần phân tích, thể hiện thái độ đánh giá của ngƣời kể chuyện, của nhà văn về nhân vật để tô đậm, làm rõ nét hơn chân dung nhân vật trí thức. Qua sự phân tích, đánh giá của ngƣời kể chuyện, ngƣời đọc có thể thấy anh
Hảo là ngƣời tỉnh táo, sáng suốt và bản lĩnh ngay từ khi còn rất trẻ, anh Quân sáng suốt và đặc biệt quyết đoán trong những tình huống cực kỳ nguy nan, anh Quý và anh Chƣơng không có dã tâm bán nƣớc, chỉ vì chƣa nhận thức đầy đủ về chính trị nên vô tình trở thành vật cản trong quá trình vận động đi lên.
Giọng điệu suy tƣ, triết lí cũng là đặc điểm nhận diện phong cách nghệ thuật độc đáo của các nhà văn. Ma Văn Kháng sử dụng giọng điệu suy tƣ, triết lí để thể hiện nỗi đau tinh thần của nhân vật trí thức, khi đó, giọng điệu suy tƣ triết lí thƣờng mang ý vị chua xót, đắng cay. Qua giọng điệu, ta cảm nhận đƣợc buồn, nỗi đau xót khôn nguôi của nhà văn trƣớc thân phận ngƣời trí thức. Nguyễn Khải sử dụng giọng điệu suy tƣ, triết lí để nhận thức về hiện thực khách quan, khi đó giọng điệu mang tính khách quan, lí trí rõ nét. Qua giọng điệu có thể thấy đƣợc cái nhìn sắc sảo, tỉnh táo của nhà văn trƣớc cuộc đời.
4.3.2.4. Giọng điệu hoài nghi, chất vấn
Trƣớc 1975, giọng điệu hoài nghi, chất vấn hầu nhƣ chƣa xuất hiện. Từ sau 1975 và đặc biệt là sau đổi mới, giọng điệu này xuất hiện trong tiểu thuyết nhiều hơn. Sự xuất hiện giọng điệu hoài nghi, chất vấn chủ yếu xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản: sự ảnh hưởng của tinh thần hoài nghi trong văn học hiện đại thế