Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Những con ngƣời có ý thức phản tƣ và tƣ tƣởng đổi mới
3.2.1. Phản tư về lịch sử và văn hóa
Phản tƣ về lịch sử văn hóa là một trong những tƣ tƣởng nổi bật của tiểu thuyết lịch sử. Tƣ tƣởng này đƣợc các nhà văn gửi gắm qua hình tƣợng ngƣời trí thức tiến bộ trong tiểu thuyết. Nhân vật Hồ Quý Ly trong tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Xuân Khánh là một trí thức có tƣ tƣởng cải cách xã hội. Hấp thụ nền văn hóa Nho giáo, lại làm quan lớn trong triều đình, nhƣng ông không bám lấy cƣơng thƣờng một cách máy móc, trung quân một cách ngu muội nhƣ phần lớn trí thức đƣơng thời. Ông nhìn vào thực tế và nhận thấy đất nƣớc đang “nhƣ cái giếng khơi để lâu năm dƣới đáy có bùn nhơ lắng cặn” [95, tr. 120], cần phải khơi thông để tìm sức mạnh bí ẩn của mạch ngầm dƣới đáy sâu. Ông đã đề xuất nhiều phƣơng án cải cách nhƣng không đƣợc thái thƣợng hoàng Nghệ Tông chấp nhận. Trong hoàn cảnh triều đình nhà Trần càng ngày càng suy yếu, Nghệ Tông trƣớc khi băng hà có ý
trăng trối lại nhờ Quý Ly “khuông phò ấu chúa” và “nếu xét thấy ấu chúa tối tăm ngu dốt, lúc đó cứ việc nắm lấy ngôi vua” [95, tr. 99] thì mặc dù phải miễn cƣỡng nhận lời nhƣng trong lòng Quý Ly rất bất bình: “Thật nực cƣời! Việc thịnh suy của cả một đất nƣớc lại giải quyết bằng một sự mủi lòng vậy sao?” [95, tr. 99]. Ông không tán đồng với văn hóa ứng xử của một số nho sĩ đƣợc coi là hiền nhân thuở trƣớc khi gồng mình lên để phò tá những ông vua bất tài vô dụng. Trong quan niệm của ông, khi triều đình đã đi vào thời kỳ mạt vận thì thay bằng việc phò tá những kẻ ngu tối, hãy nắm lấy quyền lực mà gánh vác non sông. Hồ Nguyên Trừng, con trai cả của Quý Ly hiểu rất rõ chí hƣớng của cha, ra sức can ngăn cha không nên đoạt ngôi nhà Trần vì ơn của nhà Trần với dân với nƣớc vẫn còn sâu nặng, lòng ngƣời chắc chắn không theo thì Quý Ly lại nêu ra vấn đề: “Nếu để nhà Trần thối ruỗng nhƣ hiện nay, mà nhà Trần tồn tại, so với một triều đại mới đƣợc dựng lên, đƣợc quét sạch lũ tham quan ô lại, đƣợc tổ chức cứng rắn, đƣợc hết lời bàn ra tán vào, thì hỏi hai triều đại ấy bên nào tốt hơn, mạnh hơn?” [95, tr. 101]. Điều ông trăn trở nhất là tại sao ông đã cố gắng hết sức mà trí thức vẫn quay lƣng lại với ông: “Tại sao ông đã cố gắng hết sức chiều chuộng họ mà họ cứ mãi xa rời ông. Tại sao Hán Cao Tổ đái cả vào mũ kẻ sĩ mà kẻ sĩ vẫn theo ông? Tại sao Trần Thủ Độ tuyệt diệt hoàng tộc nhà Lý, hành động ác hơn cả loài cầm thú, mà cuối cùng nhà Trần cũng đƣợc trăm họ đồng lòng ủng hộ, ba lần phá tan đƣợc giặc Nguyên hung ác?” [95, tr. 476]. Từ đầu cho đến cuối tác phẩm, tất cả những việc làm của Quý Ly đều hƣớng đến việc đoạt ngôi để thực hiện cải cách nhằm mục đích xây dựng một đất nƣớc vững mạnh. Sử Văn Hoa, cũng là ngƣời có tƣ tƣởng đổi mới, ông có cách nhìn riêng về lịch sử và con ngƣời, không phụ thuộc vào cách nhìn của số đông: “Ta bị Quý Ly hành hạ nhiều. Nhƣng lúc này là quá sớm để khen chê ông ta. Chỉ biết rằng đất nƣớc mình đang cần lột xác. Quý Ly là một ngƣời đầy táo bạo” [95, tr. 636].
Trong Bão táp cung đình, Hoàng Quốc Hải cũng xây dựng đƣợc mẫu hình trí thức tiến bộ, tiêu biểu là Hoàng tiên sinh. Hoàng tiên sinh là một ẩn sĩ nhƣng rất tâm huyết với việc đời. Không giống nhƣ một số trí thức bảo thủ thời đó, ông nhìn thấy ở Trần Thủ Độ những tố chất của một ngƣời thủ lĩnh và sự chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần là tất yếu. Ông đã đƣa ra một số gợi ý cho Trần Thủ
Độ để thúc việc chuyển giao diễn ra nhanh chóng, đồng thời, ông nêu lên những công việc mà ngƣời cầm quyền cần làm để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Trong khi nêu lên ý kiến, ông đã thể hiện rất rõ óc phê phán sắc sảo của mình khi đánh giá về lịch sử: “Đại Việt từ khi lập quốc, chỉ đến nhà Lý mới đƣợc xem là triều đại có văn hiến. Về chiến công thì oanh liệt, về chính trị thì nhân từ. Các chính sách nhƣ ngụ binh ƣ nông và tổ chức quân đội là một chính sách lỗi lạc” (Chƣơng 9) [59], khẳng định chính sách bắt sƣ hoàn tục trong những năm gần đây là sai bởi vì bản chất đạo Phật không phải là mê tín mà là giác ngộ và giải thoát, nếu tƣớc đi phần tâm linh thì hồn ngƣời bơ vơ, Phật giáo chính là nơi con ngƣời liên kết nhau lại. Ông cũng thể hiện rõ tƣ tƣởng đổi mới của mình khi khẳng định sự cần thiết phải đƣa ngƣời hiền tài vào bộ máy hành chính quốc gia và khẳng định vai trò của pháp luật trong việc xây dựng một xã hội mới: “Một nƣớc văn hiến không thể không có luật pháp. Luật pháp có rồi lại phải nghiêm. Ngay đến đức vua cũng không đƣợc đứng trên luật pháp (Chƣơng 9) [59].
Ngƣời trí thức có tƣ tƣởng phản tƣ về lịch sử, văn hóa không chỉ có trong tiểu thuyết lịch sử mà còn xuất hiện trong các tiểu thuyết thế sự đời tƣ. Nhân vật “tôi” (Chu Quý) trong Đi tìm nhân vật nhìn thẳng vào thực tế và chỉ rõ điểm yếu của một số ngƣời Việt Nam là luôn tƣ duy theo kiểu đám đông. Trong hoàn cảnh phải nêu ý kiến thì luôn có tâm lí trông chờ “xem thiên hạ nói thế nào đã” (chƣơng 5) [2]. Chính vì thế mới có hiện tƣợng “ném đá tập thể” khi thấy những quan điểm trái ngƣợc với số đông, ngay cả trong một số hội thảo khoa học ngƣời ta cũng sẵn sàng ra “đòn hội chợ” khi ai đó có cách lí giải văn hóa lịch sử khác với cách lí giải quen thuộc. Chỉ ra điểm hạn chế đó, nhân vật “tôi” đã gợi ngƣời đọc phải suy ngẫm và liên hệ tới cách ứng xử của chính mình. Nhân vật Hƣng trong Lạc giữa cõi người
cũng là ngƣời có tƣ tƣởng phản tƣ về văn hóa. Khi con trai ông nói “Bố hiểu đạo lí làm ngƣời nhƣng không hiểu đạo lí làm quan” [120, tr. 24], ông thực sự băn khoăn: “Đạo làm quan và đạo làm ngƣời, nó là cái gì vậy? Quan cũng là ngƣời, nhất là quan thời thay, quan là cán bộ, là công bộc của dân nhƣ ngƣời ta vẫn nói thì có gì khác biệt, thậm chí đối lập với ngƣời đâu?” [120, tr. 25]. Những băn khoăn này không chỉ là một lời tự vấn của nhân vật mà còn hƣớng những ngƣời đọc, đặc biệt
là những ngƣời làm công tác lãnh đạo phải suy nghĩ về lối sống, lối ứng xử và nhân cách của chính mình. Bởi ngay trong vấn đề đặt ra, nhân vật đã nêu lên một định hƣớng: “đạo làm ngƣời” không đối lập với “đạo làm quan”, muốn là một lãnh đạo tốt trƣớc hết phải là một con ngƣời có nhân cách.
Sự xuất hiện những nhân vật có tƣ tƣởng phản tƣ về lịch sử, văn hóa không chỉ cho thấy thái độ nhập cuộc tích cực của ngƣời trí thức mà còn khiến mỗi người
phải nhìn lại, suy ngẫmvề các vấn đề lịch sử, văn hóa để có cách ứng xử phù hợp
cho tƣơng lai.