Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tình hình nghiên cứu nhân vật ngƣời trí thức trong văn học Việt
1.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX
Năm 1975, đất nƣớc đƣợc hòa bình thống nhất, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền. Cùng với sự chuyển mình của đất nƣớc, văn học Việt Nam nói chung và lí luận văn học Việt Nam nói riêng phát triển và đạt đƣợc nhiều thành quả mới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự đổi thay này, trong đó không thể không kể đến một số nguyên nhân cơ bản: sự đổi mới trong đƣờng lối lãnh đạo của Đảng về văn hóa văn nghệ, việc tiếp thu thành tựu lí luận của các nền văn học tiên tiến trên thế giới, sự phát triển và thành quả đạt đƣợc của phong trào sáng tác, sự chuyển hóa đội ngũ và bổ sung lực lƣợng mới của lí luận phê bình.... Đây cũng là giai đoạn nghiên cứu nhân vật trí thức có nhiều chuyển biến.
Trong nhiều bài nghiên cứu về Nam Cao xuất hiện sau 1975, nhân vật ngƣời trí thức đã đƣợc khám phá ở góc nhìn thi pháp. Trần Đăng Suyền trong bài “Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao” (1991) phát hiện nhân vật trí thức của Nam Cao luôn xuất hiện trong không gian căn phòng nhỏ hẹp, chật chội, “nơi diễn ra những đói khát, ốm đau, bệnh tật cùng với biết bao những cái hàng ngày vặt vãnh, tầm thƣờng, vô vị” [210, tr. 1015]. Không gian đó không chỉ cho thấy “cuộc sống tù đọng, ngột ngạt đến mức không chịu nổi” của xã hội mà còn cho thấy tình cảnh bất lực, bế tắc của ngƣời trí thức. Không gian căn phòng với Nam Cao cũng là “không gian suy tƣởng”, đó là nơi để “nhà văn phân tích diễn biến tâm lí và quá trình tƣ tƣởng của nhân vật” [210, tr. 1016]. Đỗ Đức Hiểu trong bài “Hai không gian sống trong Sống mòn” (1992) khi bàn về Sống mòn cho rằng trong
nghèo khổ, vùng ngoại ô Hà Nội nhem nhuốc) và không gian tinh thần (ƣớc mơ, khát vọng của Thứ). Ông nhấn mạnh: “cái không gian khắc nghiệt của xã hội giống nhƣ một định mệnh bám dai dẳng lấy cuộc đời anh, chống lại cái không gian mơ ƣớc” [143, tr. 338]. Trong bài viết “Đôi mắt của Nam Cao” (1994), vẫn bằng góc nhìn thi pháp, Đỗ Kim Hồi phát hiện nhà văn Nam Cao để nhân vật Hoàng “thả sức vẫy vùng, át giọng tất cả, lấn lƣớt tất cả trong khi nhân vật chính diện - nhà văn Độ - chỉ đóng vai trò ngƣời đối thoại khiêm nhƣờng, thỉnh thoảng mới rụt rè đƣa ra vài lời phản bác” [143, tr. 323]. Dụng ý của nhà văn là xây dựng nhƣ một “phản đề đặc sắc” (Hoàng) để làm nổi bật “chính đề đặc sắc” (Độ). Còn Nguyễn Bích Thu trong bài viết “Sức sống của một sự nghiệp văn chƣơng” (1998) lại nhận xét về bút pháp thể hiện nhân vật của Nam Cao nhƣ sau: “với các nhân vật xuất thân cùng tầng lớp với mình, Nam Cao tỏ ra chủ động hơn với thủ pháp lƣỡng hóa khi xây dựng loại nhân vật này. Họ là những con ngƣời luôn đứng bên bờ vực giữa miếng ăn hàng ngày với sáng tạo và phụng sự nghệ thuật, giữa cao thƣợng và thấp hèn, giữa vị tha và vị kỷ, giữa thánh thiện thiên lƣơng với nhỏ nhen, ti tiện…” [143, tr. 26]. Ngoài góc nhìn thi pháp, các nhà nghiên cứu còn nhìn ngƣời trí thức từ góc độ nhân tính. Vũ Dƣơng Quỹ trong bài “Những nhân vật, những cuộc đời và nẻo đƣờng đi tìm nhân cách” (1995) nhận xét: “Nhân vật tôi – nhà văn Độ (trong Đôi mắt) cũng nhƣ ông giáo (trong Lão Hạc) đích thực là những con ngƣời có cách nhìn, cách nghĩ để có cách sống không chỉ đúng mà còn thấm đẫm tấm lòng nhân ái, vị tha” [143, tr. 137]. Còn Nguyễn Hoành Khung trong bài nghiên cứu về Đời thừa nhận định về sự hối hận của Hộ: “đó không phải là thứ hối hận ồn ào hời hợt của những kẻ lấy việc xỉ vả mình để khoe khoang; cũng không phải thứ hối hận có chu kỳ của nhiều kẻ tiểu tƣ sản dùng tiền để xoa dịu cái lƣơng tâm rách nát… mà đó là sự giằng xé chảy máu của những tâm hồn trung thực, khát khao hƣớng thiện” [143, tr. 297]. Góc nhìn thi pháp và nhân tính khiến cho nhân vật trí thức của Nam Cao trở nên mới mẻ hơn.
Từ 1975 đến hết thế kỷ XX, văn học Việt Nam xuất hiện thêm nhiều tiểu thuyết viết về ngƣời trí thức để lại dấu ấn đặc biệt. Đó cũng là lí do kiểu nhân vật trí thức tiếp tục thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình. Đọc Thời gian của người của Nguyễn Khải, Nguyễn Văn Lƣu nhìn thấy ở những ngƣời trí
thức nhƣ Quân, Ba Huệ, Hai Riềng, Vĩnh một thái độ sống tích cực bởi đó là “những con ngƣời hành động, những con ngƣời biết sống đúng” [208, tr. 656]. Đọc
Người và xe chạy dưới ánh trăng, Xuân Thiều đánh giá cao nhân vật Toàn: “mất cha mẹ, mất bạn bè, mất mối tình đầu, mất cả những ƣớc mơ của tuổi trẻ... nhƣng anh không mất niềm tin vào cái chân, cái thiện, cái mỹ” [209, tr. 592]. Trong cuộc hội thảo về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, chúng ta thấy xuất hiện nhiều ý kiến khen chê về nhân vật trí thức, có ý kiến cho rằng nhân vật trí thức là con ngƣời tài năng, tâm huyết nhƣng rơi vào bi kịch, cũng có ý kiến phê phán nhân vật trí thức trong tác phẩm hèn yếu, nhu nhƣợc [24]. Đến những năm cuối thế kỷ XX, một số luận văn cao học trong đó có những câu, đoạn, mục bàn về nhân vật ngƣời trí thức. Đào Tiến Thi trong luận văn Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau 1975 (1998) chỉ ra nhân vật trí thức của Ma Văn Kháng luôn ứng xử trên thế thƣợng phong, có cốt cách ung dung tự tại kiểu nhà nho trƣớc mọi tình thế của cuộc đời. Nguyễn Thị Hằng trong luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (1999) khẳng định nhân vật trí thức xuất hiện nhiều trong sáng tác của nhiều nhà văn đƣơng đại, trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, nhân vật thƣờng mang theo mặc cảm lạc thời...
Qua tìm hiểu các công trình lí luận thời kỳ từ 1975 đến hết thế kỷ XX, chúng ta thấy việc nghiên cứu nhân vật trí thức đã có sự chuyển biến. Nhân vật trí thức không chỉ đƣợc nhìn nhận ở góc độ xã hội mà còn đƣợc nghiên cứu ở góc độ thi
pháp, phẩm tính. Thời kỳ này, chúng ta vẫn chƣa có những công trình nghiên cứu
riêng về nhân vật ngƣời trí thức.