Phản tư về chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 77 - 84)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Những con ngƣời có ý thức phản tƣ và tƣ tƣởng đổi mới

3.2.2. Phản tư về chiến tranh

Sau 1975, tiểu thuyết viết về chiến tranh chủ yếu đi theo hai xu hƣớng: xu hƣớng thứ nhất tiếp tục cảm hứng sử thi ngợi ca chiến tranh chính nghĩa và xu hƣớng đứng từ góc độ nhân tính để nhìn nhận lại chiến tranh. Nhân vật trí thức có tƣ tƣởng phản tƣ chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm viết theo xu hƣớng thứ hai.

Trƣớc hết, tƣ tƣởng phản tƣ của nhân vật thể hiện ở chỗ nhân vật không nhìn

ý nghĩa chiến tranh bằng cái nhìn quen thuộc của cộng đồng mà nhìn lại bằng cái

nhìn mới, từ sự trải nghiệm của riêng mình. Nếu nhƣ trong các tiểu thuyết viết

theo khuynh hƣớng sử thi, chiến tranh đơn thuần là nơi tôi luyện bản lĩnh cách mạng, phẩm chất anh hùng của con ngƣời Việt Nam, nơi khẳng định sự thắng lợi tất yếu của chính nghĩa thì trong các tác phẩm viết theo tinh thần mới, chiến tranh chủ yếu đƣợc nhấn sâu ở khía cạnh mất mát, nó là tác nhân quan trọng chi phối cuộc đời, số phận, làm nên bi kịch cá nhân. Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) là một chiến sĩ trinh sát chiến đấu tại chiến trƣờng Tây Nguyên trong những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bƣớc ra khỏi chiến tranh, Kiên không có đƣợc niềm vui, sự thanh thản của một ngƣời hoàn thành sứ mệnh cao cả mà rơi vào trạng thái hoang mang, bị ám ảnh bởi mặc cảm tội lỗi đã từng cầm súng giết ngƣời. Với Kiên, chiến tranh và sự hỗn loạn của nó là nguyên nhân dẫn đến việc các giá trị nhân văn bị hủy hoại nghiêm trọng. Chiến tranh làm vấy bẩn mối tình trong sáng của Kiên, biến con ngƣời thành cỗ máy giết ngƣời ghê rợn, buộc con ngƣời phải coi giết chóc là một lẽ tất yếu để tồn tại, bởi nếu chỉ đánh mất lí trí, để tình thƣơng trỗi dậy trong

Chiến tranh là bi kịch của loài ngƣời mà mất mát đau thƣơng thuộc về cả kẻ thua và ngƣời thắng. Chiến tranh kết thúc, Kiên lao vào viết, “viết khổ viết sở, nhƣ đập đầu vào đá, nhƣ là tự tay tƣớc vụn trái tim mình, nhƣ là sự lộn trái con ngƣời mình ra” [146, tr. 149], đó cũng là cách Kiên đƣợc sống thật với những đau khổ từ đáy sâu tâm hồn bấy lâu nay anh giấu kín. Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) cũng là một ngƣời lính chiến đấu ở chiến trƣờng miền Đông Nam Bộ trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy không bi đát nhƣ Kiên nhƣng anh cũng có nhiều nét tƣơng đồng với Kiên. Anh sống khổ sở vật vã với những ám ảnh về quá khứ. Trong hành trình tìm về dĩ vãng, anh không ít lần nhớ lại những sự thực phũ phàng của chiến tranh mà chỉ ngƣời trong cuộc mới hiểu, cũng không ít lần anh nhớ lại những toan tính, sự hèn nhát, yếu đuối trong con ngƣời anh, những điều mà chỉ anh biết. Anh bắt tay vào viết cho dù biết rằng “Viết Lại có nghĩa là Sống Lại, sống lại cái cuộc sống nửa sống nửa chết ấy thì coi nhƣ chết hai lần!” [110, tr. 6], nhƣng anh không thể không viết bởi trốn ai chứ không thể chạy trốn chính mình.

Thứ hai, tƣ tƣởng phản tƣ về chiến tranh còn đƣợc thể hiện ở việc nhìn nhận lại về vấn đề hi sinh vì lí tƣởng. Nếu nhƣ trƣớc kia, văn học xây dựng ngƣời lính nhƣ những mẫu hình lý tƣởng, sẵn sàng lấy cái chết để thể hiện bản lĩnh và khí phách thì tiếng nói của nhân vật trí thức trong tiểu thuyết sau 1975 nhƣ một lời phản biện lại vấn đề này. Với bất cứ ai, cho dù trong một hoàn cảnh nào đó phải hi sinh vì lí tƣởng nhƣng cũng không bao giờ đƣợc coi thƣờng mạng sống của mình. Hai Hùng (Ănmày dĩ vãng) một “Việt Cộng sừng sỏ thiên hạ đáng nể trọng” cũng từng tự thú về sự yếu đuối của mình khi hàng ngày hàng giờ phải đối diện với cái chết:

Chiến tranh mờ mịt, bạn bè chết hết lớp này lớp khác..., nhiều lúc anh muốn chạy trốn khỏi nỗi nhọc nhằn, khủng khiếp mà sức con ngƣời có hạn không thể mãi chịu đựng. Nhƣng lại không có gan chạy trốn đến tận cùng bằng tự sát. Càng không thể làm trò ô nhục là đào ngũ hay chiêu hồi. Anh chỉ đủ can đảm tự thƣơng... Mất một chân, thậm chí hai chân nhƣng anh còn cả cuộc đời sau này [110, tr. 122].

Sự yếu đuối trong lòng, nếu xét ở góc độ xã hội, rõ ràng là sự hèn nhát đáng khinh, nhƣng xét ở góc độ con ngƣời cá nhân thì không hoàn toàn nhƣ vậy. Là con

ngƣời, ai cũng yêu sự sống, hƣớng đến sự sống, không có nhiều cơ hội sống, niềm khát sống càng trở nên cồn cào hơn:

Vậy mà súng đạn nó kiềng anh, nó nhất định không chịu cho anh thành què cụt... Thế là anh lại đi tìm sự què cụt khác. Ở giữa những vòng rào thép gai đầy mìn trái...anh đã nảy sinh một ham muốn tột độ là đánh động ... Chúng sẽ bắn vài tràng, quẳng ra vài trái tạc đạn, bấm con cóc mìn cho nổ tứ tung. Chết thì thôi. Không chết sáng ra chúng sẽ nhặt về băng bó theo đúng thủ tục chơi rồi sau đó sẽ đày ra Côn Đảo, Phú Quốc... Đâu cũng đƣợc, bao lâu không thành vấn đề, miễn là không chết... Lý tƣởng ƣ? Mục đích ƣ? Giải phóng miền Nam ƣ? Vẫn có cả đó nhƣng nó đã lặn vào đâu đó trong ngƣời sâu lắm rồi, không dễ mỗi lúc mà moi ra nhấm nháp nhƣ thứ lính chuyên ngồi văn phòng, lính phía sau, cách cái chết nửa vòng trái đất [110, tr. 123-124]. Trong lời tâm sự gan ruột của Hai Hùng, ngƣời đọc thấy một quan niệm mới: anh hùng không đồng nghĩa với việc coi thƣờng mạng sống, anh hùng không có nghĩa là không có những phút yếu lòng. Bởi vì ngoại trừ lí tƣởng và tinh thần sẵn sàng hi sinh vì đất nƣớc (điều mà ai ai cũng nhắc tới nhƣ tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá ngƣời lính), trong đáy sâu tâm hồn mỗi ngƣời vẫn là một niềm khát sống cần đƣợc trân trọng, cần đƣợc nâng niu. Yêu nƣớc, vì nƣớc cũng không nhất thiết phải liều lĩnh lao vào cái chết, vấn đề quan trọng nhất là phải làm sao thực hiện tốt nhất sứ mệnh vinh quang nhƣng vẫn phải cố gắng ở mức cao nhất để bảo toàn mạng sống cho mình, chỉ khi đó thắng lợi mới thực sự có ý nghĩa. Cha dƣợng của Kiên (Nỗi buồn chiến tranh), một nhà thơ tiền chiến, từng nhắc nhở Kiên về việc cần phải hiểu cho đúng về sự hi sinh khi anh đến chào từ biệt ông để vào chiến trƣờng:

Nghĩa vụ của một con ngƣời trƣớc Trời Đất là sống chứ không phải hi sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngọn ngành chứ không phải là chối bỏ... Không phải ta khuyên con coi trọng mạng sống hơn cả, nhƣng mong con hãy cảnh giác với tất cả sự thúc giục con ngƣời lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy... Cuộc đời còn rất dài với bao

nhiêu hạnh phúc và lạc thú phải hƣởng của con kia có ai sống hộ đƣợc cho con bây giờ? [146, tr. 56].

Tƣ tƣởng phản tƣ về chiến tranh của nhân vật trí thức trong tác phẩm xuất phát từ cái nhìn ngoái lại của con người thời hậu chiến với mong muốn nhìn chiến tranh một cách đầy đủ hơn. Cái nhìn chiến tranh trong các tác phẩm lúc này chuyển sang một góc nhìn mới: góc nhìn nhân tính, nhân quyền. Tƣ tƣởng phản tƣ về chiến tranh của ngƣời trí thức buộc mọi người phải dừng lại một chút để suy ngẫm: Mặt trái của chiến tranh là gì? Làm thế nào để gìn giữ nền hòa bình vì

quyền sống và hạnh phúc của con người? Đây cũng là vấn đề đặt ra trong nhiều

tác phẩm viết về chiến tranh trong văn học thế giới.

3.2.3. Phản tư về các cơ chế chính sách

Trong tiểu thuyết Việt Nam, trí thức là những ngƣời đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội. Bởi vậy, không ít lần, họ đã lên tiếng luận bàn về các vấn đề xã hội trong đó có vấn đề cơ chế, chính sách nhà nƣớc. Cơ chế, chính sách bao giờ cũng là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử, nó phản ánh nhận thức của con ngƣời một thời, nó ra đời với mục đích thúc đẩy sự phát triển đất nƣớc trong một bối cảnh cụ thể. Trong thực tế, có nhiều cơ chế chính sách đúng đắn thúc đẩy đất nƣớc đi lên, có những cơ chế chính sách chỉ phù hợp với một thời, nhƣng cũng không ít cơ chế chính sách sai lầm ngay từ đầu do sự non nớt, ấu trĩ trong nhận thức đời sống. Nhìn nhận đánh giá lại cơ chế chính sách cũ để định hƣớng cho sự phát triển đất nƣớc trong tƣơng lai là vấn đề ngƣời trí thức hết sức quan tâm.

Trƣớc hết, ngƣời trí thức là ngƣời luôn luôn quan tâm đến vấn đề sử dụng

đội ngũ cán bộ. Ngay từ truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, nhà văn Hoàng sau khi

kể lại những chuyện cƣời ra nƣớc mắt về cách làm việc và trình độ văn hóa của cán bộ thôn xã nơi anh tản cƣ và ở khu phố trƣớc kia anh ở đã đƣa ra kết luận một cách hình tƣợng về việc dùng ngƣời: “Bán cháo lòng thì nó biết đánh tiết canh chứ nó biết làm ủy ban thế nào mà bắt nó làm ủy ban?” [20, tr. 829]. Lời kết luận này không chỉ là thái độ phản đối với cơ chế sử dụng cán bộ lấy thành phần xuất thân làm căn cứ chính mà còn dự báo cho những hệ lụy khó lƣờng từ việc sử dụng cán bộ thiếu sự cân nhắc. Đến thời kỳ sau 1975, vấn đề sử dụng cán bộ tiếp tục đƣợc

các nhà văn nói đến một cách quyết liệt hơn trong nhiều tiểu thuyết. Thuật (Đám cưới không có giấy giá thú) đã rất khinh bỉ, căm ghét Cẩm và Dƣơng, những kẻ tiến thân nhờ xuất thân hèn kém và công tác phong trào. Vì thiếu tài, đức nên khi có quyền lực trong tay, hai kẻ này đã hãm hại ngƣời tài hoa nhƣ Thuật, Tự để thỏa mãn lòng đố kị (không cho Tự thể hiện tài năng, không cho Thuật thực hiện ƣớc mơ khoa học). Ngƣời học trò của Tự, trong bức thƣ gửi cho thầy giáo cũ cũng nói về bí thƣ Lại và những bất cập trong chính sách sử dụng cán bộ trong quá khứ nhƣ một ám ảnh đau xót khôn nguôi: “một gã đồ tể chỉ cần đi theo cách mạng hai năm, hơn bảy trăm ngày, là có thể đủ vốn liếng để trở thành một Đấng Quyền Năng Cao Cả, bao trùm một lãnh địa, tỏa quyền lực nhƣ vòi bạch tuộc vào tất cả các ngõ ngách của đời sống!” [80, tr 102]. Chính sự lên ngôi của những kẻ nhƣ Cẩm, Dƣơng, Lại đã gây nên rất nhiều hệ lụy cho xã hội, gây nên bi kịch cho ngƣời trí thức chân chính, gây mất niềm tin trong nhân dân. Nguyên nhân dẫn đến sự lầm lẫn trong việc dùng ngƣời là do một thời chúng ta đã không phân biệt rõ khái niệm “giai cấp công nhân”, “giai cấp nông dân” và “tầng lớp vô sản lƣu manh”. Khi bổ nhiệm cán bộ đã vô tình bổ nhiệm nhầm tầng lớp “vô sản lƣu manh”. Trong tiểu thuyết Một mình một ngựa, sau khi chứng kiến một loạt những sự việc bê bối trong Đảng do một số cán bộ kém đạo đức gây ra, Toàn đã mƣợn câu nói của Ăng- ghen để trả lời cho câu hỏi băn khoăn của ông Quyết Định rằng tại sao tất cả các đồng chí bị kỷ luật trƣớc cách mạng đều thuộc thành phần “rất tốt” (đều là ăn mày, sống cầu bơ cầu bất) mà lại có thể tha hóa: “Điều anh băn khoăn về thành phần của các đồng chí bị kỉ luật, tôi nhớ đã đọc đƣợc một câu của Ăng-ghen, đại để là thế này: Chỉ cần các lãnh tụ giai cấp công nhân tỏ ra có ý muốn sử dụng bọn vô sản lƣu manh du thủ du thực làm cận vệ quân cho mình thì họ đã... có tội với phong trào rồi” [89, tr. 172], Toàn còn dẫn lại câu nói của một nhà kinh điển, bổ sung thêm: “Đối với ngƣời nghèo khổ, căn bệnh phải đề phòng nhất chính là thói lƣu manh” [89, tr. 172]. Phản đối việc bổ nhiệm cán bộ thiếu đức thiếu tài, thiếu một nền tảng văn hóa vững chắc, ngƣời trí thức cũng đã đƣa ra quan điểm về việc lựa chọn cán bộ. Theo Thuật (Đám cưới không có giấy giá thú), ở trƣờng trung học số 5, Tự xứng đáng ngồi ở vị trí “chủ tọa” vì hội tụ đủ tài năng và nhân cách. Theo ông Đồng (Một mình một ngựa),

trong năm ngƣời của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy Hoàng Liên chỉ có ông Quyết Định (có tài năng, có nhiệt huyết) xứng đáng là “ngựa đầu đàn”. Ngƣời giữ vị trí lãnh đạo ngoài tài năng, nhân cách còn phải là ngƣời hết lòng vì sự nghiệp chung.

Thứ hai, ngƣời trí thức luôn quan tâm đến vấn đề hiệu quả của việc áp dụng

mô hình hợp tác xã. Suốt một thời gian dài từ khi ta tiến hành xây dựng chủ nghĩa

xã hội, mô hình hợp tác xã đƣợc triển khai ở tất cả các vùng miền. Trong quá trình thực hiện, nhƣợc điểm của nó càng ngày càng bộc lộ. Ông Quyết Định (Một mình một ngựa) với vai trò là bí thƣ tỉnh ủy Hoàng Liên, sau khi chứng kiến sự phản đối của các chủ nhiệm hợp tác xã trong Hội nghị Mƣờng Thông mặc dù vẫn phải ra sức bảo vệ mô hình hợp tác xã (do vị trí công việc, không thể đi ngƣợc với nghị quyết Trung ƣơng) nhƣng trong lòng nhận thấy rõ: “Hợp tác xã ở miền núi là một phong trào đẻ non, bà con yêu cầu giải tán nó, yêu cầu ấy thể hiện nhu cầu giải phóng sức sáng tạo của mỗi cá nhân con ngƣời. Rất có thể là đúng” [89, tr. 341]. Còn với Toàn, với cƣơng vị là thƣ ký cho ông Quyết Định sau khi chứng kiến thái độ của cán bộ địa phƣơng có cách lí giải riêng của mình: “Toàn bộ tiến trình cách mạng là để giải phóng sức lao động, sức sáng tạo cho mỗi con ngƣời” [89, tr. 173], kìm hãm sức sáng tạo của cá nhân là đi ngƣợc với quy luật và đi sai mục tiêu của cách mạng. Toàn cũng thẳng thẳng thắn đƣa ra nhận định về tác hại của việc đề cao chủ nghĩa tập thể, hạn chế sức sáng tạo của cá nhân: “đề cao thái quá chủ nghĩa tập thể ... dẫn đến tình trạng bóp nghẹt cái tôi, làm nghẹn thở cái tôi. ... đó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thái độ vô cảm trƣớc sự khốn khó của dân chúng, dẫn đến tình trạng tan vỡ hợp tác xã” [89, tr. 173]. Từ thực tế đời sống, Toàn đã chỉ ra nguyên nhân sự lộng hành ở một số cán bộ: “Chính từ thực tế đề cao thái quá chủ nghĩa tập thể mà phát sinh ra hiện tƣợng: Chỉ những kẻ ở trên tập thể, những ngƣời lãnh đạo mới đƣợc quyền có cái tôi..., đề cao chủ nghĩa tập thể thái quá, cũng sẽ là một trong những tiền đề làm nảy sinh sự thao túng, thói chuyên quyền, đặc quyền đặc lợi của cá nhân” [89, tr. 174].

Thứ ba, ngƣời trí thức luôn quan tâm nhìn nhận lại về chính sách đối với

người có công với đất nước. Anh Thụ (Vòng sóng đến vô cùng) là chính trị viên

là trƣởng phòng kỹ thuật của một cơ quan thuộc Bộ, là ngƣời luôn trăn trở về các vấn đề chính sách với ngƣời có công. Trong ý nghĩ của anh, việc ƣu tiên để đền đáp ơn nghĩa là chính sách đúng đắn, nhƣng chúng ta có quá nhiều ƣu tiên, quá nhiều ngoại lệ vô tình đã gây nên bệnh “công thần” ở một số cá nhân:

... mình đã có công giữ nƣớc thì phải đƣợc đền bù cho xứng đáng, công việc chỉ là cái cớ để xã hội trả ơn mình. Trả ơn bằng các loại huân chƣơng, trả ơn bằng những danh vị xứng đáng, dẫu là hƣ danh cũng vẫn đƣợc. Trả ơn bằng nhà ở, trả ơn bằng đồng lƣơng, trả ơn bằng các ƣu tiên cho con cái đi học trong nƣớc và ngoài nƣớc. Khi chúng ra trƣờng thì phải có công việc thật ngon lành..., chẳng may tôi phạm pháp thì cũng phải có cách đối xử riêng, vợ con tôi phạm pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)