Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Thể hiện nhân vật trong khôn g thời gian nghệ thuật
4.2.1. Không gian vật thể và thời gian hiện tại
Không gian vật thể và thời gian hiện tại là không - thời gian ngƣời trí thức sống và làm việc. Tạo ra không - thời gian này, mục đích của nhà văn là đặt ngƣời trí thức vào trong các mối mối quan hệ cụ thể với xã hội, với gia đình. Đây cũng là cơ sở để họ xác định vị trí, khẳng định nhân cách của ngƣời trí thức trong đời sống.
4.2.1.1. Không - thời gian gắn với lịch sử, xã hội
Trong các tiểu thuyết lấy lịch sử làm chất liệu, không - thời gian trong tác phẩm luôn gắn với bối cảnh cụ thể của đất nước, đó vừa là môi trƣờng sống, vừa là hoàn cảnh để ngƣời trí thức thể hiện cách ứng xử, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tƣ tƣởng, thái độ của họ. Nam Cao trong Đôi mắt đặt Hoàng và Độ vào bối cảnh đất nƣớc những ngày đầu của kháng chiến chống Pháp, từ đó để đánh giá thái độ nhập cuộc. Các nhà văn sau 1975 khi xây dựng hình tƣợng ngƣời trí thức cũng đặt vào trong một hoàn cảnh lịch sử sử cụ thể, thƣờng là hoàn cảnh xung đột xã hội diễn ra gay gắt giữa bảo thủ và tiến bộ, giữa địch và ta. Nhân vật Hoàng tiên sinh (Bão táp cung đình) đƣợc đặt trong bối cảnh đất nƣớc giai đoạn cuối Lý đầu Trần đầy phức
tạp. Việc Hoàng tiên sinh ủng hộ Trần Thủ Độ đƣa Trần Cảnh lên ngôi, khuyên Trần Thủ Độ phải biết khoan thƣ sức dân, quan tâm đến đời sống của nhân dân cho thấy một nhãn quan tiến bộ vƣợt lên trên tƣ tƣởng trung quân vốn là lối mòn trong nhận thức của giới nho sĩ đƣơng thời. Nhân vật Hồ Quý Ly đƣợc đặt vào bối cảnh nhà Trần suy yếu, loạn vua phƣờng chèo Nhật Lễ, việc liên tục hoán ngôi thay vị, quân Chiêm Thành gây rối, đề xuất cải cách nhằm mục tiêu “thay da đổi thịt” cho đất nƣớc của ông không đƣợc phê chuẩn do sự bảo thủ của triều đình, đời sống nhân dân cực khổ, cuộc nổi dậy của Phạm Sƣ Ôn... Bối cảnh xã hội ấy làm nổi bật tƣ tƣởng tiến bộ, ý chí sắt đá, khát khao đổi mới mãnh liệt của Hồ Quý Ly. Trong Mẫu Thượng ngàn tác giả tiếp tục mở ra không gian lịch sử đất nƣớc ta thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lƣợc: công cuộc khai thác thuộc địa bắt đầu, sự đảo lộn đời sống ngƣời Việt từ khi Pháp cai trị, nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra nhƣng phần nhiều thất bại, đạo Phật suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, ngƣời dân quê trở về với đạo Mẫu... Không gian xã hội bức bối làm nổi bật thái độ khẳng khái quyết không đội trời chung với giặc của cụ đồ Tiết và một số nho sĩ yêu nƣớc đƣơng thời. Đồng thời cũng cho thấy sự nhạy bén với cái mới của những trí thức trẻ nhƣ Huy khi sớm nhận ra con đƣờng của mình, con đƣờng đi theo cách mạng. Còn Hữu Mai với tri thức lịch sử phong phú đã tái hiện một cách hết sức chân thực bức tranh xã hội với không khí chính trị căng thẳng vùng bị tạm chiếm (từ vĩ tuyến 17 trở vào) trong tiểu thuyết Ông cố vấn: việc bắt bớ, tra xét xảy ra liên tục, phong trào đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo của các tăng ni phật tử đến mức gay gắt, sự thay đổi trong mối quan hệ của Mỹ và chính quyền tay sai, chính sách dồn dân lập ấp chiến lƣợc và hành động chống trả, những âm mƣu đảo chính và diễn biến phức tạp trong dinh Độc Lập... Xung đột xã hội và không khí chính trị căng thẳng càng làm nổi bật sự tài trí và bản lĩnh của những ngƣời lính trí thức hoạt động trong lòng địch nhƣ Hai Long, Thắng, Hòe, Ruật...
Trong tiểu thuyết thế sự đời tƣ, tiểu thuyết viết về công cuộc xây dựng cuộc sống mới, không - thời gian thường gắn với các hoạt động nơi công sở. Không gian công sở tuy nhỏ nhƣng không kém phần phức tạp, nó là không gian xã hội thu nhỏ mà ở đó xung đột cũng diễn ra khá gay gắt giữ một bên là những ngƣời đại diện
cho trí tuệ, lƣơng tri, tƣ tƣởng đổi mới, một bên là những ngƣời đại diện cho quyền lực, sự ngu dốt, bảo thủ, đố kị. Ma Văn Kháng có sở trƣờng trong việc tạo dựng không gian công sở. Nơi đó, nhà văn thƣờng cho lặp đi lặp lại hiện tƣợng: kẻ bất tài thiếu đức có xuất thân hèn kém, chỉ vì chính sách sử dụng cán bộ coi trọng thành phần xuất thân mà trở thành cán bộ lãnh đạo. Khi trở thành cán bộ lãnh đạo, những đối tƣợng này vì sự ngu dốt, lòng đố kị cá nhân, vì sự hãnh tiến đã lợi dụng chức vụ làm mƣa làm gió, gây nên bao chuyện bi hài trong xã hội, gây nên bi kịch cho bao nhiêu ngƣời trí thức chân chính. Không gian công sở có tính đặc trƣng đó lặp lại ở hầu hết các tác phẩm: Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa, Bóng đêm, Bến bờ... Xây dựng không - thời gian công sở, Ma Văn Kháng thƣờng chọn các thời điểm có vấn đề, hoàn cảnh có sự xung đột gay gắt giữa trí thức - phản trí thức, hoàn cảnh mà ngƣời trí thức buộc phải bộc lộ mình. Với Mưa mùa hạ, đó là thời điểm nƣớc sông dâng cao, con đê có nguy cơ vỡ, Nam vừa mất, Hƣng lợi dụng chức quyền bắt Trọng ở lại cơ quan, cấm không cho Trọng ra hiện trƣờng. Đó là hoàn cảnh buộc Trọng phải lên tiếng và chống lại quyết định vô lí của Hƣng. Với Đám cưới không có giấy giá thú, đó là thời điểm trƣờng học vào mùa thi, áp lực thi cử từ nhiều phía tạo nên không khí căng thẳng dễ gây nên xung đột bởi đó là lúc những kẻ bất tài, hãnh tiến giữ vị trí lãnh đạo nhƣ hiệu trƣởng Cẩm tìm mọi cách để nâng cao thành tích đơn vị hòng củng cố vị trí cá nhân, đó cũng là lúc những ngƣời tha hóa nhƣ Thuật hiểu rõ nhất sự thất bại của mình càng trở nên bất mãn, đó cũng là lúc những ngƣời tài năng giàu lòng tự trọng và nhạy cảm nhƣ Tự dễ cảm thấy tổn thƣơng. Với Một mình một ngựa, đó là thời điểm hội nghị Mƣờng Thông căng thẳng gay go, tất cả những ngƣời có trách nhiệm đều lảng tránh, chỉ còn một mình ông Quyết Định trong không khí tất cả các chủ nhiệm sục sôi đòi xóa bỏ mô hình hợp tác xã, đây là lúc ông buộc phải thể hiện bản lĩnh và sự quyền biến.... Không gian công sở trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phê, Triệu Xuân, An Bình Minh, Vũ Oanh... cũng tồn tại hai kiểu ngƣời, những kẻ có chức có quyền nhƣng ngu dốt, ích kỷ nhƣ ông Diêu (Những cánh cửa đã mở), Học và Phát (Giấy trắng), Lợi (Dư chấn 3,5 độ richter), Cƣờng (Bác sĩ trưởng khoa) và những ngƣời trí thức đầy nhiệt huyết nhƣ Toàn, Trung (Những cánh cửa đã mở), Sơn
(Đường giáp mặt trận), Thịnh, Đạt, Lộc, Lệ Thy, Thúy Hoa (Những cánh cửa đã mở), Trƣờng (Dư chấn 3,5 độ richter), Khang (Bác sĩ trưởng khoa) và những kẻ tham vọng và cơ hội nhƣ Thân (Những cánh cửa đã mở), Quân (Bác sĩ trưởng khoa)... Không gian công sở trong tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê, Triệu Xuân có lúc đã diễn ra những cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa một bên là những kẻ có chức quyền muốn lợi dụng chức vụ để tƣ lợi cá nhân và một bên là những trí thức nhiệt huyết và trung thực lấy quyền lợi của tập thể, quyền lợi của nhân dân làm đầu, giữa một bên là lối tƣ duy làm việc máy móc theo chỉ thị, nghị quyết và lối tƣ duy làm việc căn cứ vào thực tế khách quan, khoa học. Không gian công sở trong tiểu thuyết Lạc giữa cõi người của Phạm Quang Long và Kiếp người của Hữu Ƣớc tồn tại nhiều kiểu ngƣời hèn nhát - dũng cảm, bảo thủ - đổi mới, chân chính - tha hóa. Trong môi trƣờng đó, ngƣời trí thức muốn thực hiện đƣợc lý tƣởng, muốn có những đóng góp tích cực cho xã hội buộc phải vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn vừa khéo léo và đặc biệt phải luôn tỉnh táo trong nhận thức và hành động.
4.2.1.2. Không - thời gian gắn với đời sống gia đình
Để khai thác con ngƣời ở khía cạnh đời tƣ, nhiều nhà văn chọn không - thời gian gắn với đời sống gia đình để thể hiện nhân vật trí thức.
Không gian gia đình trƣớc hết phải nói đến ngôi nhà, nơi nhân vật trí thức sinh sống, nơi thiết lập các mối quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh - em, chị - em... Đó là ngôi nhà cũ của ông Bằng (Mùa lá rụng trong vườn), nơi ông và các con cháu sống chung. Ngôi nhà ba thế hệ này nhìn bề ngoài có vẻ êm đềm yên ấm bởi các con cháu luôn kính nể ông nhƣng thực ra bên trong đã có sự rạn nứt bởi mối quan hệ anh em đã có sự chi phối của đồng tiền. Nó là nơi thử thách bản lĩnh của ngƣời trí thức trƣớc những vấn đề gia đình. Gian nhà tập thể cũ kĩ của Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) chiếc giƣờng long mộng, với thùng gạo rỗng không và cái xe đạp cũ nát, với ngƣời vợ suốt ngày kêu ca đay nghiến về chuyện áo cơm hé lộ cuộc sống thiếu thốn và thiếu hòa hợp của vợ chồng Tự. Ngôi nhà của Khiêm (Ngược dòng nước lũ) là nơi có hai con ngƣời một tuyệt đối các giá trị tinh thần cao quý, một giản đơn thực dụng cho thấy hôn nhân không hạnh phúc của Khiêm và dự báo bi kịch gia đình Khiêm nhƣ một sự tất yếu. Một không gian nhỏ không thể không
chú ý trong không gian gia đình ngƣời trí thức là không gian căn phòng. Căn phòng không chỉ là nơi làm việc, suy nghĩ mà còn là nơi phản chiếu đời sống tâm hồn nhân vật. Không gian phòng riêng của ông Bằng (Mùa lá rụng trong vườn) đƣợc miêu tả hết sức ấn tƣợng:
Cảm giác khiêm nhƣờng, thoải mái tràn ngập hồn ngƣời khi bƣớc vào đây. Ánh sáng lọc qua vòm lá nhãn ngả bên cửa sổ, tỏa vào dịu dàng dễ chịu. Tất cả các đồ vật đều nhỏ nhắn thanh tao, nhƣ đƣợc tuyển chọn kỹ càng. Không có đồ vật phản ánh bƣớc phát triển tân kỳ của kỹ thuật điện tử, ngoại trừ cái bếp điện đặt dƣới bộ tranh trúc quân tử bốn bức treo song song, kỷ vật vô giá của cha ông. Độc đáo nhất có lẽ là cái máy hát quay tay cổ lỗ, sợi dây cũ kỹ nối liền ông già với thế giới âm thanh. Ông vẫn hay vặn nghe đĩa hát lúc giải lao, và gần nhƣ chỉ nghe một bản duy nhất, bản Vườn khuya cổ điển[88, tr. 54]. Căn phòng thông báo đƣợc điều cốt yếu nhất về chủ nhân của nó: một con ngƣời nghiêm túc, mẫu mực, có lối sống thanh cao, luôn hài hòa nhƣng tâm hồn luôn cô đơn trống trải. Căn phòng vừa là nơi làm việc, vừa là nơi giải trí, vừa là nơi ông Bằng rèn luyện ý chí chống lại những sóng gió của cuộc đời.
Căn phòng riêng của Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) cũng rất đặc biệt: Căn gác xép hình vuông mỗi chiều ba mét. Mặt sàn gỗ lim, thứ gỗ có đặc điểm càng có tuổi đời cao càng biến hóa... Một hàng lan can con tiện ngăn ở đầu này, đóng khung căn gác xép. Cùng với cái trần thấp chừng một mét rƣỡi, tạo nên một không gian ba chiều kín đáo... tỏa ra một phong thái u trầm, tĩnh mạc... đầu hồi lại trổ một cửa sổ nhìn ra một hồ nƣớc xanh biếc bát ngát mây trời[80, tr. 11-12].
Căn gác xép của Tự tuy nhỏ nhƣng rất nhiều sách:
Sách vây ba mặt trùng trùng, trên các giá sách gỗ lim đen bóng chạm trổ cầu kỳ... Từ điển các loại năm chục bộ, toàn loại quý hiếm, nhƣ bộ Khang Hy, bộ Từ Hải… Những cuốn xuất bản từ đầu thế kỷ. Các loại từ điển Y - pha - nho An - Nam, Bồ Đào Nha - An Nam, các bộ La
Rousse cổ nhất và mới nhất. Bộ sƣu tập đồ sộ có hệ thống về các nền văn minh. Các bộ sách kinh điển. Các tác phẩm tiêu biểu của các nền văn hóa lớn. Các văn bản Hán Nôm sƣu tầm rất kỳ công, công sức của nhiều thế hệ, không rõ bằng cách nào, tập trung ở đây số lƣợng lên tới gần trăm, có những bản chƣa hề đƣợc ai nói tới, chƣa đƣợc khai thác và công bố. Tất cả đều đƣợc nâng niu giữ gìn cẩn trọng. Các cuốn nhỏ đƣợc bọc trong giấy bóng kính, chữ bìa nạm nhũ nạm vàng còn nhƣ mới [80, tr. 19 -20].
Căn gác xép không chỉ cho thấy bản tính sống nội tâm khép kín mà còn hé lộ một điều: chủ nhân của nó là ngƣời có tâm hồn, trí tuệ đẹp. Căn gác xép là thế giới riêng của Tự, là nơi anh có thể thiết lập một thế giới cho riêng mình. Ở đây, anh tránh đƣợc những cái phồn tạp của cuộc sống, có thể quên hoàn toàn những ràng buộc vật chất để đƣợc thăng hoa trong cái đẹp văn chƣơng. Ở đây, anh có thể “hào hứng, vung tay, cao giọng” nói về một phát hiện nghệ thuật mới hoặc “để nguyên cho hai hàng nƣớc mắt giàn giụa tràn qua đôi má gầy vì một tình thƣơng nỗi nhớ chợt dậy lên do một tứ thơ, một hơi văn khơi gợi vô tình, mà không phải ngƣợng ngập biện giải với ai” [65, tr. 13]. Căn gác xép nhỏ vừa là nơi anh chấm bài, vừa là nơi anh nghiền ngẫm, tra cứu, đối chiếu, vừa là nơi anh đƣợc cao đàm khoát luận với tri âm. Chỉ ở đây và trên bục giảng, Tự mới đƣợc phát tiết anh hoa, đƣợc ở trong trạng thái tròn đầy viên mãn nhất. Căn gác xép của Tự gợi ngƣời đọc nhớ đến căn phòng của Faust trong vở kịch Faust của J.W. Goethe.
Không gian phòng họp là không gian quen thuộc đƣợc Ma Văn Kháng dụng công thể hiện. Không gian phòng họp là không gian tập thể, là không gian trong đó mặc nhiên tồn tại nhiều kiểu ngƣời khác nhau, nhiều lối suy nghĩ khác nhau thậm chí trái ngƣợc nhau. Ở đó, mỗi nhân vật thiết lập đƣợc một mối liên hệ với các nhân vật khác và tự xác định đƣợc chỗ đứng của mình. Không gian căn phòng cũng là không gian đƣợc Nguyễn Xuân Khánh sử dụng nhƣ những chi tiết nghệ thuật giúp ngƣời đọc nhận ra đời sống tinh thần của nhân vật Hồ Quý Ly. Nói đến Hồ Quý Ly không thể thiếu ba căn phòng. Thứ nhất là Cung Họa Lƣ đƣợc Hồ Quý Ly chỉ đạo thiết kế. Ở đó treo hai bức đại hoành trên có những chữ sơn đen khỏe khoắn vững
chãi đầy hứng khởi. Một tấm viết bốn chữ “Vô dật, nãi dật” rút từ thiên “Vô dật” của Kinh Thư, một châm ngôn dành cho các bậc vua chúa đã đƣợc Quý Ly giảng ra quốc ngữ và dạy vua Thuận Tông và cũng lấy đó làm châm ngôn sống cho mình. Tấm thứ hai có ba chữ “Nhật nhật tân” rút ra từ câu: “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” (Ngày mới, ngày ngày mới, lại ngày mới) lấy từ sách Đại học, biểu lộ chí hƣớng cách tân của ông. Thứ hai là căn phòng riêng của Quý Ly, nơi bàn bạc những việc cơ mật mà chỉ có Nguyên Trừng, Hán Thƣơng, Nguyễn Cẩn đƣợc bƣớc chân vào. Căn phòng này khi bàn việc không bao giờ đƣợc xuất hiện ngƣời thứ ba. Căn phòng có treo bốn bức tứ phụ Nghệ Tông tặng Quý Ly nhƣng tất cả đã đƣợc che kín. Căn phòng cho thấy sự cẩn trọng đến mức trở thành đa nghi và thái độ quyết tâm không đi theo lối mòn quen thuộc của ngƣời đi trƣớc trong tƣ tƣởng của Quý Ly. Thứ ba là tòa hậu điện, nơi thờ Phật và thờ công chúa Huy Ninh, nơi có bức tƣợng công chúa Huy Ninh bằng đá trắng, căn phòng mà mỗi khi cảm thấy bất an ông lại tìm về. Căn phòng cho thấy sự cô đơn trống trải và mong muốn tìm một điểm tựa trong lòng của Quý Ly. Không gian phòng riêng là chi tiết nghệ thuật không thể không tìm hiểu khi muốn khám phá đời sống nội tâm ngƣời trí thức.