Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhân vật ngƣời trí thứ c những con ngƣời mang nhiều phẩm chất cao
3.1.2. Những con người có nhân cách cao đẹp
3.1.2.1. Thể hiện ở tấm lòng hướng về đất nước
Trong lịch sử cũng nhƣ trong văn học, trí thức là ngƣời không bao giờ chỉ quẩn quanh trong cái vỏ ốc thân phận mình, “băn khoăn trƣớc sự đƣợc mất của cuộc sống riêng tƣ” [102, tr. 21] mà luôn biết mở rộng tầm mắt và tấm lòng mình để hƣớng về non sông đất nƣớc. Văn học dân tộc đã có nhiều trang ghi lại tấm lòng hƣớng về đất nƣớc rất đáng trân trọng của ngƣời trí thức Việt. Đó là sự quên ăn quên ngủ và nỗi căm phẫn tột cùng của Trần Quốc Tuấn khi chứng kiến cảnh giặc Mông Nguyên giày xéo lên quê hƣơng xứ sở trong Dụ chư tì tướng hịch văn. Đó là tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân “Đêm ngày cuồn cuộn nƣớc triều Đông” trong thơ Nguyễn Trãi. Đó là tiếng than khóc bi thƣơng của Nguyễn Đình Chiểu khi chứng kiến sự hi sinh anh dũng của những ngƣời nghĩa sĩ nông dân trƣớc họng súng quân thù trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đó là thái độ quyết tâm từ bỏ con ngƣời cũ và những khát vọng cá nhân để hòa nhập vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao...
Tiếp nối truyền thống, các nhà văn sau 1975 tiếp tục thể hiện ngƣời trí thức là những con ngƣời có ý thức dân tộc sâu sắc, không chịu cúi đầu trước ngoại bang. Cụ đồ Tiết (Mẫu thượng ngàn) là ngƣời con của đạo Khổng. Trong hoàn cảnh thực dân Pháp chiếm đóng quê hƣơng, giống nhƣ nhiều trí thức tiến bộ thời bấy giờ
(Phó bảng Vũ Huy Tân, cử Khiêm), cụ sớm nhận ra việc cần phải xếp bút nghiên mà cầm vũ khí. Cụ đã cùng hai con trai tham gia các cuộc khởi nghĩa do các sĩ phu yêu nƣớc khởi xƣớng. Tuy thất thế, cụ vẫn một lòng nghĩ đến non sông, vẫn giữ thái độ kiên quyết không đội trời chung với giặc. Anh Đại (Gặp gỡ cuối năm) tuy không có xu hƣớng làm chính trị nhƣng vẫn “ngấm ngầm ủng hộ tiền bạc cho các tổ chức cách mạng trong nƣớc, không phân biệt xu hƣớng chính trị” [99, tr. 623]. Việc làm đó khiến anh bị bắt, bị đi đày ở Mã Đảo. Bị rơi vào đƣờng cùng, bị mất cả gia sản nhƣng anh vẫn kiên quyết không làm tay sai cho giặc: “Cụ Tắc có lòng muốn thêm cho tôi một chấm trên vai, nhƣng tôi tên là Đại, thêm một chấm không ra Đại Đại mà lại thành Khuyển. Tôi muốn làm thằng Đại chứ không ham thành chó săn nên buộc lòng phải từ chối” [99, tr. 623]. Việc bất hợp tác với giặc thể hiện tình yêu nƣớc sâu sắc và lòng tự trọng cao của ngƣời trí thức Việt.
Viết về ngƣời trí thức cách mạng, các nhà văn Việt Nam sau 1975 không mô tả quá trình vận động tìm đƣờng đầy đau khổ, dằn vặt và sự thanh lọc mình để trở thành những “tinh hoa”, những con ngƣời lí tƣởng của thời đại mới nhƣ trong Con đường đau khổ của A.N. Tolstoy hay trong Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi mà chủ yếu khẳng định sự đúng đắn trong nhận thức cách mạng và ngợi ca bản lĩnh cách mạng của họ. Trong tiểu thuyết, người trí thức cách mạng đƣợc miêu tả là những ngƣời dám từ bỏ tất cả, sẵn sàng dấn thân vào nơi hiểm nguy vì lí tưởng giải phóng dân tộc. Anh Hảo (Gặp gỡ cuối năm) là ngƣời “sƣớng từ trong trứng”, lại là luật sƣ đƣợc đào tạo ở Pháp về, con đƣờng quan lộ đang mở rộng ra trƣớc mắt nhƣng anh sẵn sàng bỏ lại tất cả, lên chiến khu làm kháng chiến. Quân (Thời gian của người), Hai Long, Trọng, Hòe, Thắng, Ruật (Ông cố vấn của Hữu Mai) cả đời làm công tác tình báo, xuất hiện với nhiều vai diễn khác nhau, đối diện với rất nhiều tình thế căng thẳng, nhiều hiểm nguy và nhiều cám dỗ nhƣng các anh vẫn một lòng theo cách mạng. Viết về ngƣời trí thức cách mạng, Nguyễn Khải và Hữu Mai đã viết với tất cả niềm cảm phục và say mê. Hơn ai hết, trong sáng tác của hai ông, ngƣời trí thức thời đại Hồ Chí Minh chính là những ngƣời tiếp nối truyền thống yêu nƣớc, tinh thần bất khuất của trí thức Việt từ thời Trần Hƣng Đạo, Nguyễn Trãi.
Trong tiểu thuyết sau 1975, ngƣời trí thức tôn giáo cũng là những ngƣời một lòng hƣớng về đất nƣớc. Tuy chọn con đƣờng tu hành nhƣng họ lúc nào cũng thiết tha gắn bó với vận mệnh quốc gia, gắn bó với nhân dân. Cha Thƣ (Cha và con và...) không rõ lí do vì sao nhiều ngƣời có cái nhìn tiêu cực về ngƣời tu hành nên quyết thâm nhập đời sống ngƣời lao động để tìm lời giải đáp. Trong quá trình thâm nhập thực tế, ông ngộ ra một điều: con đƣờng tu hành tốt đẹp nhất, thể hiện thái độ kính Chúa nhất là phải gắn bó với dân, làm sao để cuộc sống của ngƣời dân tốt đẹp hơn. Sớm giác ngộ hơn cha Thƣ, cha Vĩnh (Thời gian của người) ngay từ đầu đã tham gia cách mạng, sống giản dị nhƣ những ngƣời lao động bình thƣờng, nguyện dâng hiến cả đời cho dân tộc, cho những ngƣời lao động và cho nhân loại vì họ là hình ảnh trọn vẹn nhất của Đấng Cứu Thế. Sƣ cụ Vô Úy (Đội gạo lên chùa) tuy tuổi cao sức yếu nhƣng luôn vững vàng trƣớc những đòn tra tấn dã man của giặc, nhất quyết không chịu cúi đầu. Trong số những ngƣời đã khoác áo thầy tu, có những ngƣời vì lí do riêng đã cởi áo tu hành trở về với đời sống. Với Tâm (Cha và con và...), tu hành cũng cần sự linh hoạt trong ứng xử. Không nhất thiết ở trong nhà thờ, khoác áo thầy tu mới là tu. Đó là lí do Tâm rời nhà thờ trở về làm một con ngƣời đời thƣờng, có hiếu với mẹ, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của địa phƣơng. Sƣ Vô Trần (Đội gạo lên chùa) cũng từ một nhà tu hành trở thành nhà cách mạng nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho kháng chiến. Với những người trí thức tôn giáo trong tiểu thuyết sau 1975, đạo luôn gắn với đời, mục tiêu của đạo không tách rời mục
tiêu cách mạng, không xa rời mục đích làm cho cuộc sống con ngƣời tốt đẹp hơn.
Viết về ngƣời trí thức cách mạng gắn bó sâu sắc với vận mệnh dân tộc, tiểu thuyết sau 1975 cũng không quên nhắc đến người trí thức có thời đã từng đứng ở chiến tuyến bên kia. Nhƣng trong cách thể hiện của các nhà văn, ngƣời đứng ở chiến tuyến bên kia không phải khi nào cũng là những kẻ có dã tâm bán nƣớc. Họ cũng muốn đấu tranh vì một xã hội tự do nhƣng do mơ hồ trong nhận thức chính trị mà họ đã bỏ đất nƣớc ra đi khi đất nƣớc lâm vào cảnh nguy nan (mọ Vũ trong Một cõi nhân gian bé tí) hoặc bƣớc nhầm chân vào hàng ngũ kẻ thù (Quý và Chƣơng trong Gặp gỡ cuối năm). Bằng chứng để chứng minh họ không có dã tâm bán nƣớc là: mặc dù sống bên Tàu nhƣng mọ Vũ vẫn nhớ nƣớc, vẫn quyết quay về cho dù
biết về sẽ phải ngồi tù; anh Quý đứng trong hàng ngũ kẻ thù nhƣng vẫn “phàn nàn với ngƣời nọ ngƣời kia về sự có mặt của lính Mĩ ở Việt Nam đã quá lâu và quá nhiều..., phản đối ngƣời bạn đồng minh đã nhân danh tự do để mặc sức xả bom đạn tiêu diệt một dân tộc đang đấu tranh cho tự do” [99, tr. 695]; anh Chƣơng vẫn công khai công kích Thiệu, phản đối chính sách của Thiệu ở nhiều nơi. Anh khẳng định “Ở trong này đã gọi là trí thức thì không có ai chống cộng, không có ai làm tay sai cho Mĩ” [99, tr. 711]. Viết về ngƣời trí thức một thời ở chiến tuyến bên kia, các nhà
văn thể hiện cái nhìn rộng lượng hơn đối với những ngƣời một thời đã một thời
lầm lỡ. Đó cũng là tinh thần chung của văn học Việt Nam sau chiến tranh.
3.1.2.2. Thể hiện ở ý thức trách nhiệm xây dựng đất nước
Không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khi đất nƣớc lâm nguy, trí thức trong tiểu thuyết sau 1975 còn là những ngƣời tiên phong trong công cuộc xây dựng đất nƣớc. Hai kiểu hình tƣợng đặc biệt đem đến nguồn cảm hứng lớn cho các nhà văn là ngƣời trí thức có khát vọng cách tân và ngƣời trí thức đấu tranh chống tiêu cực vì sự phát triển của đất nƣớc.
Người trí thức có khát vọng cách tân là một trong những hình tƣợng đặc
biệt của tiểu thuyết sau 1975. Tuy số lƣợng không nhiều nhƣng suy nghĩ và hành động của họ luôn có sức hấp dẫn lớn và gợi nhiều suy nghĩ ở ngƣời đọc. Các nhân vật này hầu hết giữ cƣơng vị lãnh đạo, họ là những ngƣời tự tin, mạnh mẽ, dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám tấn công vào những cơ chế chính sách
và những quan niệm lỗi thời để có những hành động tích cực, hợp quy luật, tạo nên lực đẩy cho xã hội đi lên. Năm Trà trong tiểu thuyết Cù lao Tràm là bí thƣ chi bộ xã, chị đã tự bỏ tiền riêng đi khắp từ Nam ra Bắc, đến thăm hai mƣơi tƣ hợp tác xã tiên tiến để tìm hiểu về con đƣờng hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn. Chị muốn tìm hiểu xem tại sao cùng một chế độ điều hành, nơi này là tích cực phát triển ở nơi khác tiêu cực lại nảy sinh, từ đó có cách điều hành công tác địa phƣơng cho phù hợp. Trong tiểu thuyết Giấy trắng của Triệu Xuân, đứng trƣớc thực trạng nhà máy in Hi Vọng lâm vào đƣờng cùng đang có nguy cơ giải thể vì sản xuất đình trệ do thiếu nguyên liệu, nhiều ngƣời không chịu nổi đã bỏ công ty ra ngoài để kiếm sống,
tìm nguyên liệu sản xuất giấy để khắc phục việc thiếu giấy triền miên. Cho dù gặp phải sự phản đối kịch liệt của phe bảo thủ mà đại diện tiêu biểu là Phát và Học nhƣng Thịnh vẫn quyết tâm theo lối làm ăn mà anh thấy đúng và chứng minh bằng sự khởi sắc của nhà máy và sự đồng tình ủng hộ của anh em công nhân. Nhà máy in
Hi Vọng của Thịnh trở thành mô hình lao động tiên tiến đƣợc nêu gƣơng, Thịnh đƣợc các cấp lãnh đạo tin tƣởng. Cũng viết về ngƣời trí thức có khát vọng cách tân nhƣng Nguyễn Xuân Khánh lại thể hiện nhân vật trong sự thất bại. Đứng trƣớc tình cảnh đất nƣớc lạc hậu, ngƣời đứng đầu trì trệ, ngoại bang lăm le dòm ngó, khát vọng đổi mới thôi thúc, Hồ Quý Ly đã từng bƣớc vƣợt khỏi khuôn khổ cứng nhắc của tƣ tƣởng trung quân phong kiến để thực hiện đổi mới một cách quyết đoán. Hành động đi ngƣợc lại với tƣ tƣởng thời đại đã biến Hồ Quý Ly thành đứa con phản nghịch của đạo Nho, không đƣợc giới trí thức và xã hội ủng hộ. Kết quả đổi mới không phải là sự thịnh vƣợng của đất nƣớc, sự yên bình của cuộc sống mà là sự điêu linh của dân chúng, sự oán thán của lòng ngƣời. Viết về ngƣời trí thức và vấn đề đổi mới, các nhà văn thƣờng đặt nhân vật vào trong tình thế hết sức khó khăn,
tình thế yêu cầu phải đổi mới. Tuy nhiên, ngƣời trí thức không phải khi nào cũng
thành công. Ngƣời thực hiện đổi mới chỉ thực sự thành công khi biết vƣợt qua khó khăn, không đi chệch mục tiêu ban đầu và đặc biệt phải tìm đƣợc sự đồng thuận của xã hội. Khi viết về đổi mới, các nhà văn cũng thƣờng xây dựng ba tuyến nhân vật: tuyến những ngƣời có khát vọng cháy bỏng về đổi mới, tuyến những ngƣời nhận ra đổi mới là cần thiết nhƣng không mạnh dạn đổi mới và tuyến những ngƣời bảo thủ. Viết về ngƣời trí thức trong hành trình đổi mới với các tuyến nhân vật khác nhau cũng là cách nhà văn gợi ra nhiều vấn đề xã hội để mọi ngƣời cùng suy ngẫm.
Viết về người trí thức trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong lao động sản xuất là cảm hứng lớn của nhiều nhà văn. Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng viết về những ngƣời kỹ sƣ thủy lợi đang ngày đêm hăng say trên trận tuyến phòng chống lũ để bảo vệ sản xuất, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Trong tác phẩm này, Trọng và Nam tiêu biểu cho lớp trí thức trẻ không chỉ say mê nghiên cứu khoa học mà còn quyết liệt trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, phanh phui thực trạng tham nhũng, ăn bớt nguyên vật liệu làm ảnh hƣởng nghiêm trọng
chất lƣợng công trình thủy lợi. Cũng giống nhƣ Trọng, nhân vật Trung (Những cánh cửa đã mở) của Nguyễn Khắc Phê hấp dẫn ngƣời đọc bởi lòng say mê khoa học, tinh thần trách nhiệm cao đối với sự nghiệp chung. Anh cũng là mẫu ngƣời chân thành và trung thực, biết phẫn nộ khi thấy điều sai trái, thẳng thắn đấu tranh không e ngại, không chấp nhận sự giả dối, quanh co. Hành động của Trung đã khiến cho Toàn cảm thấy xấu hổ, tự suy nghĩ về sự hèn nhát của bản thân và quyết định đứng lên cùng Trung đấu tranh chống tiêu cực. Theo nhận xét của Phan Ngọc Thu thì “Trung là hình ảnh đầy sức hấp dẫn của ngƣời trí thức dũng cảm luôn tắm mình giữa dòng thác cuộc đời” [219]. Trong Vòng sóng đến vô cùng và Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Khải cũng viết về những ngƣời trí thức năng nổ, nhiệt tình, tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Là những ngƣời trƣởng thành sau chiến tranh, họ có cách sống, cách nghĩ rất mới mẻ. Họ nhanh nhạy hơn, nhiệt tình hơn và quyết đoán hơn. Giang (Vòng sóng đến vô cùng) ý thức rất rõ trách nhiệm của lớp trí thức trẻ đối với đất nƣớc: “còn bọn cháu, là những trí thức của chủ nghĩa xã hội, là chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, của hôm nay, nên lại có những quan tâm khác, những mục tiêu chiến đấu khác, những mối quan hệ khác và rất nhiều những quan niệm cũng khác” [100, tr. 281], “Cái mà bọn cháu cần là những kinh nghiệm về thất bại, là sự từng trải trong thất bại, là cái đời thƣờng nhƣ nhiều nhà văn đã nói, những cách ứng xử thích hợp trong nhiều mối quan hệ của cái đời thƣờng” [100, tr. 284], và một điều cũng không kém phần quan trọng là trong làm ăn phải sòng phẳng, phải dứt khoát, muốn làm ăn với nhau lâu dài thì không đƣợc để mối quan hệ riêng tƣ xen vào. Còn Bình (Gặp gỡ cuối năm), sau khi phân tích những khó khăn phức tạp của cuộc sống hôm nay đã khẳng định: “... thế hệ của bọn cháu có rất nhiều việc phải làm. Nhƣng việc khẩn cấp là phải bảo nhau loại bỏ đồng tiền ra khỏi tính toán cá nhân. Bị đồng tiền cám dỗ thì mất hết..., mất lí tƣởng, mất niềm tin, mất cả bạn bè, sẽ sống với tâm địa ích kỷ, tàn độc nhƣ dƣới chế độ tƣ bản” [99, tr. 708]... Viết về ý thức trách nhiệm xây dựng đất nƣớc của ngƣời trí thức, các nhà văn đặt ra vấn đề: cần phải xây dựng những nhân cách con ngƣời mới có năng lực, trung thực, thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái phản tiến bộ vì sự phát triển của đất nƣớc.
3.1.2.3. Thể hiện ở lương tâm trách nhiệm đối với nghề nghiệp
Đối với mỗi ngƣời, công việc có một vai trò ý nghĩa riêng. Với một số ít, công việc đơn thuần vì miếng cơm manh áo nhƣng đối với nhiều ngƣời, công việc là nơi gửi gắm những khát vọng lớn của cả một đời. Ngƣời trí thức, những ngƣời có nhu cầu cao về đời sống tinh thần là ngƣời ý thức sâu sắc hơn ai hết về vai trò vị trí của công việc trong đời sống. Trƣớc 1945, trong sáng tác của Nam Cao chúng ta đã gặp những ngƣời trí thức luôn trăn trở với nghề, coi việc học tập rèn luyện để đạt đƣợc đỉnh cao trong nghề nghiệp là một mục tiêu lớn. Sau 1975, một lần nữa ta lại gặp những nhân vật nhƣ thế. Các nhân vật nhƣ kĩ sƣ Trọng trong Mưa mùa hạ, thầy giáo Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn Khiêm trong Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng, ông Hai Giềng trong Thời gian của người của Nguyễn Khải, Sử Văn Hoa trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, bác sĩ Hoành trong
Nhân tài và ngọn lửa, bác sĩ Trần Tử Khang trong Bác sĩ trưởng khoa của Vũ Oanh,