Bi kịch tha hóa nhân cách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 102 - 107)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Những con ngƣời mang nỗi đau thân phận

3.3.3. Bi kịch tha hóa nhân cách

Trong những nỗi đau đời mà ngƣời trí thức gặp phải, nỗi đau bị tha hóa nhân cách là nỗi đau lớn nhất. Bởi ở các hoàn cảnh khác, cho dù đau đớn mấy, ngƣời trí thức vẫn đƣợc là chính mình, còn trong trƣờng hợp này, đánh mất mình là đánh mất tất cả. Mỗi nhà văn Việt Nam với sở trƣờng và góc nhìn cuộc sống riêng lại có những cách khác nhau khi thể hiện bi kịch tha hóa của ngƣời trí thức.

Ma Văn Kháng viết về bi kịch tha hóa của ngƣời trí thức thƣờng xoáy sâu vào những nguyên nhân thuộc về xã hội nhƣ bị trù dập, bị phản bội, bị lăng mạ, ông thƣờng tỏ thái độ đau đớn, xót xa cho những nhân vật bị rơi vào hoàn cảnh đó. Thuật (Đám cưới không có giấy giá thú) vốn có tài năng thiên bẩm, lại đƣợc học tập trong môi trƣờng tốt nên sớm bộc lộ những tố chất của một thiên tài. Có tài năng, Thuật ôm hoài bão vƣơn cao vƣơn xa trên con đƣờng khoa học. Nhƣng vì sống trong xã hội lấy lí lịch làm thƣớc đo quan trọng để đánh giá giá trị con ngƣời, Thuật hai lần bị đánh trƣợt khi tham gia thi nghiên cứu sinh vì cha phản bội kháng chiến. Uất ức cho thân phận, căm phẫn khi thấy những kẻ ngu dốt làm mƣa làm gió, Thuật lao vào kiếm tiền vừa để khẳng định năng lực bản thân vừa để trả thù đời. Dạy thêm, Thuật thẳng băng tuyên bố không có động cơ nào khác ngoài tiền, Thuật còn kinh doanh thêm chó giống để kiếm tiền. Đến trƣờng, Thuật ăn mặc nhƣ một thằng du côn: quần bò bợt gối, đôi giày đá bóng sứt sát. Trong quan hệ với học trò, Thuật cƣ xử theo kiểu “cá mè một lứa”, với hiệu trƣởng Cẩm và bí thƣ Dƣơng, Thuật khinh bỉ ra mặt, luôn trong tâm thế chuẩn bị gây sự, với đồng nghiệp Thuật châm chọc không tiếc lời. Kết thúc tác phẩm, Thuật hóa điên vì không đủ khả năng chống trả số phận hoặc tự làm lành vết thƣơng của mình. Không chỉ Thuật, Hoan trong

Ngược dòng nước lũ cũng rơi vào hoàn cảnh tƣơng tự. Cô vốn thông minh, xinh đẹp, có nhiều cơ hội kiếm tìm hạnh phúc. Nhƣng tai họa ập xuống gia đình cô, cha cô vì bị vu oan mà uất ức tự sát trong ngục. Nhiều ngƣời trƣớc kia say mê Hoan giờ lảng tránh cô vì sợ liên lụy. Hoan quyết tâm đi đến một nơi xa lạ để kiến lập một cuộc đời mới nhƣng tai họa lại nối tiếp tai họa khiến cô mất niềm tin ở con ngƣời và

quyết tâm trả thù bằng mọi giá. Đau đớn khiến Hoan trở nên thiếu sáng suốt và liều lĩnh. Cô đã tham gia một đƣờng dây buôn thuốc phiện. May mắn cho Hoan là sau đó cô tỉnh ngộ, quyết định dứt khoát từ bỏ quãng đời vừa qua để làm lại từ đầu. Bên cạnh những nhân vật bị tha hóa do các tác nhân bên ngoài, Ma Văn Kháng còn chú ý đến những trí thức tha hóa do nhận thức lệch lạc về các giá trị sống, tiêu biểu là cha của Thuật trong Đám cưới không có giấy giá thú. Cha Thuật vốn là một nhà cách mạng hoạt động trên lĩnh vực văn hóa. Khi đang công tác tại Việt Bắc, phát hiện đƣợc khả năng thần đồng của Thuật, “ông quyết định một mình chịu tiếng là phản bội kháng chiến, đƣa con trở vào vùng quân đội Pháp tạm chiếm, để nó có điều kiện tiếp thu một nền học vấn tiên tiến, để nuôi dƣỡng một thiên tài làm vinh quang cho đất nƣớc mai hậu” [80, tr. 241]. Khi Thuật không đƣợc ra nƣớc ngoài học tập chỉ vì cha phản bội kháng chiến, ông sinh ra bất mãn. Ông dạy Thuật ích kỉ và nuôi trong Thuật chí phục thù, ông khiến Thuật “mê muội không hiểu thực tế môi trƣờng, không biết tôn sùng các giá trị thiêng liêng” [80, tr. 242]. Thấy Thuật có tài, ông tƣởng mình cũng có tài. Cuối đời “lập ngôn không xong, trƣớc tác không nổi”, ông sinh ra phá bĩnh. Cuộc đời ông chìm đắm vào chơi bời hƣởng lạc.

Nguyễn Khải khi viết về ngƣời trí thức tha hóa thƣờng chú ý đến nguyên

nhân từ đồng tiền. Trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, nhà văn đã xây dựng đƣợc

nhiều nhân vật trí thức trẻ có lòng say mê khoa học, chỉ vì hoàn cảnh sống khó khăn, buộc phải tính toán đến đồng tiền mà về sau đánh mất lí tƣởng. Dũng là một cán bộ khoa học có năng lực, lại nhiệt tình, chỉ vì cần tiền cho đám cƣới mà liều lĩnh lợi dụng chức vụ ký giấy mua giấy quyến và giấy pơ - luya dƣới danh nghĩa cơ quan để tƣ lợi cá nhân. Sau khi bị phát hiện, Dũng đã bỏ trốn ra nƣớc ngoài theo đƣờng dây tổ chức trong Chợ Lớn vì nƣớc ngoài đang cần mua chất xám. Ngƣời bạn cùng học ở Liên Xô với Bình đang rơi vào cảnh nợ nần do gia cảnh khó khăn, thì gã phụ trách vật tƣ xui ký giấy bán mấy thùng “soud" bỏ quên của công ty để hai ngƣời chia nhau. Không may sự việc bại lộ, anh bị đình chỉ công tác, hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau khóc. Lại một anh cán bộ kỹ thuật ở cơ quan Bình, nhà đông miệng ăn đã túng thiếu lại lắm khách khứa đến thăm, vợ chồng anh phải làm đá bán và chạy xe ôm kiếm thêm. Kinh tế gia đình trở nên khá giả từ đâu thì anh đau khổ,

dằn vặt từ đó. Anh cảm thấy mất hết tƣ cách vì phải cò kè từng đồng tiền, anh thấy tiếc nhớ sự túng thiếu và trong sạch của ngày hôm qua. Có lần Bình đến chơi, chứng kiến anh uống rƣợu, nói lảm nhảm một mình rồi bƣng mặt khóc đau đớn:

Nửa năm rồi tôi chỉ nhận ra có một điều: đồng tiền không thể làm ra hạnh phúc. Nghe xƣa quá, cổ quá chú nhỉ? Đã có hàng triệu ngƣời nói nhƣ vậy rồi. Có vở kịch nào, cuốn sách nào không có một câu tƣơng tự. Nhƣng hồi trẻ tôi không tin. Chẳng qua mấy anh không có tiền mới nói nhƣ vậy, chứ ngƣời nhiều tiền đâu có nghe họ nói gì. Họ cứ nín lặng làm tiền và tiêu tiền. Mà vẫn hạnh phúc. Có tiền mua tiên cũng đƣợc phải không chú? Ở thời buổi này có tiền vẫn sƣớng lắm. Bất cứ cơ quan nào cũng có dăm ba thằng hám tiền ngồi sẵn ở đó rồi, xin gì mà không có tiền lót tay là không xong. Xin nhà: tiền; xin việc làm: tiền; vô bệnh viện: tiền; mua đƣợc thuốc hiếm: tiền. Trong các mối quan hệ giao dịch, đồng tiền mở cửa rồi giấy tờ mới theo sau [99, tr. 699].

Chứng kiến đồng tiền chi phối lên mọi mặt của đời sống, nhƣng anh cũng nhận ra đồng tiền không phải là lí tƣởng của đời mình: “đồng tiền không thể nâng cao phẩm giá của con ngƣời… Tôi muốn một cái gì đẹp hơn, cao hơn thế, tôi muốn thực hiện cái lí tƣởng của ngƣời cộng sản, tiêu diệt mọi tệ hại của xã hội sinh ra chỉ vì sự hoành hành của đồng tiền” [99, tr. 699]. Anh cũng hiểu rõ sự cô đơn lạc lõng của mình giữa cuộc sống xô bồ, nơi mà ngƣời ta sống thực dụng và ít khi nghĩ về lí tƣởng: “Điều này tôi chỉ dám nói với chú thôi… nói với anh em họ chỉ ừ ào… có khi lại còn cho là tôi gàn, nếu không gàn thì cũng rởm, làm ra vẻ, đã lái honda ôm, đã làm đá bỏ mối bán còn bày đặt băn khoăn đau đớn… Gàn! Rởm! Đạo đức giả!” [99, tr. 699]. Trong cái nhìn của Nguyễn Khải, đồng tiền là nguyên nhân giết chết ƣớc mơ khát vọng, làm tha hóa nhân cách con ngƣời. Chỉ có điều cũng giống nhƣ trong sáng tác của Nam Cao, nhiều ngƣời trí thức vẫn ý thức đƣợc về sự “mòn đi”, “gỉ đi” của mình nhƣng không có cách nào cứu vãn đƣợc, không cứu vãn đƣợc nhƣng cũng không thể nhắm mắt buông xuôi, nỗi đau tha hóa nhân cách cũng vì thế mà giằng xé gấp bội phần.

Đọc tiểu thuyết sau 1975, chúng ta thấy ngoài những nhân vật đã nói ở trên còn có nhiều trí thức tha hóa. Đó là ông giáo Hoàng dạy văn (Thiên sứ), một con ngƣời có tâm hồn lãng mạn và sâu sắc, đặc biệt yêu V. Huy-gô trở thành một ông chủ nƣớc đá giàu có, hợm hĩnh, phóng đãng, khốn nạn, không còn chút dấu tích gì của một anh giáo dạy văn trƣớc kia. Cô Thủy (Gã tép riu) từ một bí thƣ quận đoàn trẻ trung năng động biến thành một ngƣời đàn bà đầy tham vọng, sẵn sàng đánh đổi cả nhan sắc và nhân phẩm lấy bằng cấp và cơ hội tiến thân. Nhân vật vợ của ông giáo (Cuộc đời ngoài cửa) cũng từng là một cô giáo dạy Văn say mê nghề nghiệp, chăm lo vun vén cho hạnh phúc gia đình nhƣng về sau đã bỏ bê gia đình, ăn chơi hƣởng lạc, ngoại tình với lãnh đạo. Giáo sƣ Xí (Mười lẻ một đêm) hồn nhiên phát biểu quá thời lƣợng trong một cuộc hội thảo quốc tế, ăn uống hồn nhiên nhƣ chốn không ngƣời, mỗi ngày hai lần “tè” bậy vào công trình văn hóa… Tuy nhiên, các nhân vật này không phải là nhân vật bi kịch mà là các mẫu hình “trí thức bị biến dạng” do các tác nhân xấu trong xã hội, trở thành các “quái trạng văn hóa”. Bởi vì, con ngƣời tha hóa mà không biết mình tha hóa thì không có bi kịch. Bi kịch là ở chỗ họ ý thức rất rõ sự “mốc lên”, “gỉ đi” của mình mà không có cách nào chống lại đƣợc, nỗi đau bị tha hóa vì vậy trở nên giằng xé gấp bội phần. Xây dựng nhân vật trí thức tha hóa, các nhà văn không chỉ hƣớng ngƣời đọc nghĩ đến những tiêu cực xã hội đang hàng ngày hàng giờ gặm nhấm làm biến dạng nhân cách con ngƣời mà còn nghĩ đến bản lĩnh của ngƣời trí thức trƣớc hoàn cảnh khó khăn.

Viết về nỗi đau thân phận của ngƣời trí thức, các nhà văn Việt Nam sau 1975 thể hiện rõ sự quan tâm của mình đối với con ngƣời cá nhân, vấn đề văn học 1945 – 1975 gần nhƣ bỏ trống. Đây cũng là xu hƣớng chung của văn học hiện đại thế giới. Quan tâm đến con ngƣời, họ không ngại ngần động chạm đến mặt trái của xã hội, những góc khuất của cuộc sống và những điểm còn hạn chế của ngƣời trí thức. Cũng chính vì thế, chân dung ngƣời trí thức trong tiểu thuyết trở nên gần gũi hơn, đời thƣờng hơn và chân thực hơn. Quan tâm đến nhân vật ở nỗi đau thân phận, các nhà văn sau 1975 gián tiếp nêu lên câu hỏi để ngƣời trí thức và cả xã hội phải tìm ra câu trả lời: phải làm thế nào để ngƣời trí thức không rơi vào bi kịch, có điều kiện phát huy hết khả năng để cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội?

Tiểu kết: Nhìn từ đặc điểm loại hình, chúng ta thấy hình tƣợng ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 là sự kế thừa và phát triển văn học truyền thống. Ngoài những đặc điểm mang tính đặc trƣng nhƣ: tài hoa, nhân cách, giàu

khát vọng, giàu lòng tự trọng, luôn quan tâm sâu sắc đến vận mệnh quốc gia,

bản lĩnh vững vàng trước những tác động tiêu cực từ đời sống, ngƣời trí thức còn

mang những đặc điểm mới: có tư tưởng phản tư, mang nỗi đau thân phận. Sự bổ sung những đặc điểm mới này làm cho hình tƣợng ngƣời trí thức vừa gần gũi với văn học truyền thống dân tộc, vừa có nhiều điểm tƣơng đồng với nhân vật trí thức trong các nền văn học lớn trên thế giới. Trong khi xây dựng nhân vật trí thức, các nhà văn thể hiện họ ở cả góc độ con ngƣời xã hội và con ngƣời cá nhân, đặt họ vào trong nhiều mối quan hệ khác nhau với cộng đồng, đất nƣớc, với bạn bè, đồng nghiệp, với gia đình, với lí tƣởng, ƣớc mơ..., đặc biệt quan tâm khai thác thế giới tinh thần phức tạp của họ. Chúng tôi nhận thấy, khi thể hiện đƣợc nhiều đặc điểm loại hình, khi thể hiện nhân vật trí thức cả ở khía cạnh con ngƣời xã hội và con ngƣời cá nhân, ý nghĩa của hình tƣợng ngƣời trí thức có sức khái quát sâu rộng hơn. Nhân vật lúc này không chỉ là đối tƣợng giúp nhà văn tái hiện bức tranh đời sống

muôn màu, muôn vẻ mà còn gián tiếp thay lời nhà văn bày tỏ thái độ trước hiện

thực đời sống và con người. Tuy nhiên, chúng tôi còn nhận thấy, điểm hạn chế của

các nhà văn sau 1975 là chưa xây dựng được những hình tượng trí thức lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng, có sức khái quát cao, chưa nêu ra được những vấn đề mang tầm triết học nhƣ hình tƣợng Hamlet trong vở bi kịch cùng tên của W.Shakespeare và vấn đề “Sống hay không sống?” (“To be or not to be?”); Andrei Bolconsky và Pie Bedukhov trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tolstoy với vấn đề sống cô độc hay hòa nhập, sống cho mình hay sống cho mọi ngƣời; Fauxt trong tác phẩm cùng tên của J.W.Goethe và vấn đề bằng lòng, chấp nhận thực tại hay phải đi tìm sự thật và nỗ lực làm thay đổi thế giới... Những hạn chế này chính là vấn đề đặt ra cho các nhà văn đƣơng đại.

Chƣơng 4. NHÂN VẬT NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN

Xây dựng hình tƣợng nhân vật đƣợc xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngƣời viết tiểu thuyết, bởi khi gấp trang sách lại, thứ ám ảnh sâu sắc nhất trong lòng ngƣời đọc chính là hình tƣợng nhân vật. Hình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết không phải là hiện tƣợng xuất hiện mang tính ngẫu hứng mà là kết quả của quá trình chiêm nghiệm, tổng hợp và sáng tạo của nhà văn. Việc thể hiện nó một mặt phụ thuộc vào quan niệm thẩm mĩ của thời đại, một mặt phụ thuộc vào cá tính sáng tạo của ngƣời cầm bút, mặt khác lại phụ thuộc vào những đặc trƣng loại hình của nhân vật. Các nhà văn sau 1975 khi xây dựng hình tƣợng nhân vật đã lựa chọn và kết hợp những hình thức nghệ thuật phù hợp, vừa kế thừa thành tựu văn học truyền thống vừa tiếp thu thành tựu nghệ thuật của các nền văn học lớn trên thế giới làm nổi bật những đặc trƣng riêng của kiểu nhân vật trí thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)