Miêu tả ngoại hình và hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 107 - 114)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1. Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật

4.1.1. Miêu tả ngoại hình và hành động

4.1.1.1. Miêu tả ngoại hình

Ngoại hình là một trong những yếu tố làm nên chân dung nhân vật trong tác phẩm tự sự, lựa chọn các chi tiết ngoại hình để thể hiện nhân vật là một trong những vấn đề đƣợc nhiều nhà văn lƣu tâm. Ngoại hình nhân vật không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà là sự lựa chọn mang tính nghệ thuật bởi mỗi chi tiết có một tiếng nói riêng giúp nhà văn trình bày một quan niệm nào đó về con ngƣời. Khi sáng tác, mỗi nhà văn mang theo một quan niệm khác nhau, việc lựa chọn ngoại hình nhân vật luôn chịu sự chi phối của các quan niệm ấy. Sau 1975, với việc phát huy tinh thần dân chủ, thái độ tôn trọng bản sắc cá nhân trong sáng tác văn học, việc lựa chọn các chi tiết ngoại hình cho nhân vật trí thức cũng mang phong cách cá nhân rõ nét.

Ma Văn Kháng miêu tả ngoại hình nhân vật trí thức chủ yếu dựa theo

quan niệm thần tướng học. Mỗi chi tiết, mỗi đƣờng nét ngoại hình đều là những

gợi mở về cuộc đời, số phận, nghề nghiệp, phẩm chất của nhân vật. Những người

vẻ ngoài đẹp đẽ, sáng láng, phù hợp tính cách và vị trí công việc. Nam trong Mưa mùa hạ là ngƣời đức độ, có chuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao đƣợc miêu tả với vẻ ngoài: “Cao lớn, tuổi ngoài bốn mƣơi, mặt vuông, hai con mắt thâm trầm, Nam mang cái ngoại hình của một con ngƣời nghiêm túc và nhẫn nại. Trong cái áo xanh da trời cộc tay và cái quần vải thô tím, Nam bƣớc những bƣớc chậm rãi, chắc chắn” [90, tr. 25 - 26]. Luận trong Mùa lá rụng trong vườn đƣợc miêu tả “trắng trẻo, cao dong dỏng, mặc áo titxuy tím than, trạc bốn mƣơi, dáng thanh nhẹ, trẻ trung” [88, tr. 29], từ con ngƣời toát lên vẻ “hoạt bát, nhạy bén, xông pha, vừa là tính cách bẩm sinh, vừa là những đặc tính đƣợc hấp thụ từ nghề làm báo quen rộng biết nhiều” [88, tr. 83]. Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú là ngƣời thầy tài năng, nhân cách thanh cao, luôn hƣớng về những điều cao cả thì đƣợc miêu tả có dáng ngƣời dong dỏng cao, thanh nhã, khuôn mặt “nhật nguyệt định vị chiếu sáng” [80, tr. 51]. Ông Thuần trong Chó Bi, đời lưu lạc mang vẻ đẹp của một ngƣời tài năng có chất nghệ sĩ. “Ngƣời đàn ông ấy đã vào tuổi ngũ tuần, cao khoảng một mét bảy mƣơi, vai rộng, ngực nở. Khuôn mặt vuông, làn da nâu, đôi môi hay mím chặt, đôi mắt rạn chân chim, có chiều sâu suy tƣ. Khuôn mặt ông thuộc loại tiềm diện, đặc trƣng cho chân dung các nhân vật huyền sử, thoang thoảng chút dân dã, hoang dại, lịch lãm và trải đời” [82, tr. 205 - 206]. Ông Quyết Định trong Một mình một ngựa là ngƣời gánh vác trọng trách lớn lao thì có “Một gƣơng mặt vuông vức. Hai con mắt một mí đối nghịch với cái khuôn miệng rộng có cái cƣời thật hiền. Một đôi vai rộng quen gánh vác hòa hợp với đôi cánh tay căng nở từng cơ bắp” [89, tr. 47], trong hội nghị Mƣờng Thông, khi tất cả hội trƣờng đang sục sôi lên về vấn đề giữ nguyên hay giải tán mô hình hợp tác xã, ông vẫn điềm tĩnh “trƣớc sau vẫn nghiêm ngắn một khối hình đầy đặn, phăng phắc ngồi ở chính giữ hàng ghế chủ tịch, gƣơng mặt vuông vức, mái tóc rẽ ngôi bên loe hoe trắng ở tuổi năm mƣơi, điềm đạm, tự tại, an nhàn, không nét vẻ lo âu bấn bíu... trƣớc sau vẫn lắng tai nghe, tay ghi chép, thần thái ổn định ở vị trí ngƣời đứng mũi chịu sào” [89, tr. 41]. Ông Tầm trong

Bóng đêm có “lƣng tròn, vai rộng, mặt to, miệng vuông, hai con mắt hiền từ có ánh nhìn âu yếm nhƣ mắt voi, mũi nở, tiếng nói âm vang đĩnh đạc, tiếng cƣời sảng khoái, phong nghi nghiêm chỉnh đàng hoàng” [91, tr. 152]... Với trí thức tha hóa,

nhà văn miêu tả tổng thể từ trang phục đến vóc ngƣời nhƣng đặc biệt nhấn mạnh sự không cân bằng, mất ổn định trên khuôn mặt và đôi mắt. Thuật trong Đám cưới không có giấy giá thú đƣợc miêu tả “cao xấp xỉ Tự. Cùng vóc ngƣời thanh mảnh. Cùng hai gƣơng mặt trái xoan. Tuổi tác không xa cách bao nhiêu. Nhƣng hai ngƣời lại là hai bức chân dung hoàn toàn khác biệt. Mặt Thuật hẹp nhƣ mặt chim. Mũi nổi gò nhƣ sống dao. Hai mắt sắc lạnh, khuôn mặt đầy những biến động, không yên ổn, hơi bợm bãi” [80, tr. 46]. Khi xuất hiện ở sân trƣờng, Thuật mặc quần bò đã bợt đầu gối, đôi giày thể thao sứt xát và ăn nói kiểu “cá mè một lứa” với học trò. Để làm nổi bật nhân vật trí thức, Ma Văn Kháng còn đặt chân dung của họ bên cạnh những nhân vật giả danh trí thức nhƣ một phép so sánh. Nếu nhƣ ngƣời trí thức chân chính có vẻ ngoài đẹp đẽ gợi tình cảm yêu mến ở ngƣời đọc thì những kẻ giả danh trí thức thƣờng đƣợc miêu tả bằng những đƣờng nét cục mịch, thô kệch, cứng nhắc. Trong Đám cưới không có giấy giá thú, Cẩm “to ngang, cục mịch, trùng trục một khối, lại nhƣ đang vận nội công quằn quại trông thật khổ ải. Vai Cẩm quá dốc nhƣ vai một kẻ chỉ quen cởi trần. Mặt Cẩm là cả một khối dầy, nặng. Từ mũi vòng xuống chui vào mép hai nét vạc nhƣ quai chảo. Môi Cẩm bóng dày vẻ thèm thuồng” [80, tr. 53], vẻ bề ngoài của Cẩm toát lên sự kệch cỡm, hèn hạ, thể hiện bản chất hạ lƣu. Trong Ngược dòng nước lũ, Quanh có “làn da mốc mếch ở chân lông, ở mặt ông, vẻ nhƣ nó là váng bùn vùng úng lụt bám vào lớp da tiền nhân, cha ông đã cả thiên kỷ. Mặt ông dài, da ông thô, mắt ông một bên bị lé” [87, tr. 130] khiến ngƣời ta có cảm giác ông là kẻ dị dạng, vừa đần vừa gian. Trong Một mình một ngựa, Văn Hiến đƣợc miêu tả “trạc năm mƣơi. Thấp bé. Còi cọc. Đầu to. Mặt kênh kênh. Mắt trái có lẹo, lại hơi ngƣỡng thiên” [89, tr. 27], vẻ ngoài của Văn Hiến cho thấy sự còi cọc, thiếu hụt, vừa hèn vừa gian. Trong Bóng đêm, ông Khoái “từ khuôn mặt đến cặp mắt, bộ lông mày, cái cằm, khóe miệng, chiếc răng đều góc gách nhọn sắc. Ông thấp nhỏ, đứng chỉ đến vai Nhâm và Trừng, nhƣng săn chắc và gân guốc. Ông là một đối cực cả về hình thể lẫn thần thái với ông Tầm, con ngƣời mực thƣớc điều hòa, tròn trặn” [91, tr.182].

Nguyễn Khải viết về ngƣời trí thức thƣờng chia làm hai lớp ngƣời, lớp ngƣời

đến hai yếu tố cơ bản làm nên nhân vật, đó là cái biến đổi theo thời giancái bền

vững với thời gian. Cái biến đổi theo thời gian đƣợc nhà văn nói đến trƣớc, cái bền

vững với thời gian nói sau. Bao giờ cái biến đổi và cái bền vững cũng đi cùng với nhau trong đoạn văn giới thiệu về nhân vật. Trong Gặp gỡ cuối năm, anh Đại xuất hiện với vẻ sang trọng: “Anh lệnh khệnh chống can bƣớc vào, mặc âu phục đen, thắt nơ, tóc bạc, lông mày bạc nhƣ một ông già quý tộc của cái thời xa xƣa lắm. Anh lại gần bà chủ nhà, vừa từ phòng trang điểm bƣớc ra, cầm tay chị, nghiêng đầu hôn nhẹ một cái, rồi mới dựng can vào một cái ghế, nặng nề ngồi xuống. Vẫn là một ông già rất galant, hào hoa phong nhã nhất họ” [99, tr. 620]. “Anh Chƣơng giống nhƣ một kép hát về già, nhiều xƣơng quá, cái quần nhung kẻ màu vàng vừa rộng vừa dài, một cái áo len rộng thùng thình đã cũ, đi đôi dép lê. Chỉ riêng cặp mắt và cái miệng là vẫn trẻ nhƣ cách đây mấy năm” [99, tr. 628]. Trong Vòng sóng đến vô cùng, anh Mƣời đƣợc miêu tả: “Anh Mƣời đã ngồi dậy, lom khom bƣớc ra tiếp khách, nhƣ ngƣời đang đau nặng, mặt môi trắng bợt, đến cái vè mắt cũng trắng. Khung ngƣời thì to mà cẳng tay thì gầy quá... Anh Mƣời cƣời khẽ, ô hay, nụ cƣời của anh nhƣ đã có máu, đã tƣơi tắn, đến lúc này tôi mới nhận ra ông già có cái miệng với hàm răng thật đẹp, nhƣ còn giữ đƣợc nguyên vẹn cái thời còn trai trẻ. Anh nhìn tôi với cái nhìn đã có thần, đã lóng lánh” [100, tr. 254 - 256]. Còn trong

Thời gian của người, anh Vĩnh luôn đem đến cho ngƣời tiếp xúc sự ngạc nhiên: “Khi anh đứng một mình, khoảng cách hơi xa một chút, nhìn anh nhƣ một ông già, vì vòng lƣng hơi cong và thân ngƣời hơi mảnh. Nhƣng xáp lại gần thì cơ thể của anh còn non trẻ lắm, cái cổ thẳng tắp rất tròn, rất mƣợt, những cánh tay và bàn tay là của một thanh niên mới trong tuổi ba mƣơi, và khi anh nói chuyện thì cái cƣời lặng lẽ của anh có sức cám dỗ tất cả” [100, tr. 37]. Chỉ có một số ít trƣờng hợp khi miêu tả nhà văn nhìn nhận ở góc độ sự tàn phá của thời gian, ví dụ nhƣ khi miêu tả nhân vật Quân: “Lần đầu gặp Quân, anh còn trẻ lắm, cứ nghĩ là phải nhỏ tuổi hơn cả tôi, nhƣng thực ra đã trên năm mƣơi rồi. Bảy năm sau nhìn lại đã gần nhƣ một ông già, tóc còn đen nhƣng thƣa nhiều, khi đi lƣng còng hẳn xuống, chân tay lẻo khẻo, lại nhức xƣơng, lại đau đầu, đôi lúc bắt gặp trong cái nhìn của anh một thoáng mỏi mệt đến tận đáy sâu” [100, tr. 6]. Dƣờng nhƣ ngay trong cách miêu tả ngoại hình

nhân vật, Nguyễn Khải đã gửi vào đó triết lí về thời gian và đời ngƣời. Với lớp

người trẻ, ngoại hình nhân vật bao giờ cũng thể hiện sự trẻ trung, hiện đại, dễ

mến, tràn đầy sức sống. Cha Thƣ trong Cha và con và... đƣợc miêu tả còn rất trẻ,

“rất mảnh dẻ, rất khôi ngô, một cậu thanh niên mới lớn” [99, tr. 438] có “một gƣơng mặt hƣớng về sự cao cả siêu nhiên” [99, tr. 559]. Giang trong Vòng sóng đến vô cùng có giọng nói thật ấm, thật trẻ, có nụ cƣời làm quen rất dễ mến với “khuôn mặt rộng, mắt dài, mũi to, hàm răng cũng rộng và thƣa, nhƣng cái giọng nói, cái mỉm cƣời lại là ngƣời có học vấn đã đƣợc trau chuốt” [100, tr. 268]. Duy (bạn Giang) ngoài ba mƣơi tuổi, vóc ngƣời thanh mảnh với đôi vai rộng. Bình trong Gặp gỡ cuối năm “mặc chiếc quần Jean nhung màu tím sẫm, áo sơ mi màu xanh nhạt kẻ chỉ trắng, gót giày đóng hơi cao, dáng dấp thanh tú, mềm mại” [99, tr. 629].

Trong sáng tác của các nhà văn thành danh sau chiến tranh, đặc biệt là các nhà văn chịu ảnh hƣởng của lối viết hậu hiện đại, ngoại hình nhân vật ít đƣợc chú ý, họ quan tâm và thể hiện nhân vật nhiều hơn ở khía cạnh tƣ tƣởng. Các chi tiết

ngoại hình nếu có cũng rất hiếm hoi, hơn nữa, ngoại hình nhân vật cũng không

còn đẹp một cách lí tƣởng nữa. Trong nhiều tác phẩm, ta còn thấy xuất hiện những hình ảnh méo mó, dị dạng. Ông Địa trong Hai nhà có “lớp da mặt... tái xanh nhƣ dán vào các hố xƣơng”, “môi... mỏng dính xám xịt” [123, tr. 19]. Quang Lùn trong

Thiên sứ của Phạm Thị Hoài “ba mốt tuổi vẫn chỉ nhỉnh hơn cậu bé lên mƣời đôi chút, cân đối với đủ các bộ phận cơ thể công khai và không công khai..., cả gƣơng mặt ác nỗi, cũng không chịu già theo tuổi tác, tròn trĩnh, nhẵn nhụi và nhạo báng thời gian. Duy nhất đôi mắt phản chiếu toàn bộ khát vọng u uất và cháy bỏng của anh ta hòng chinh phục..., tóc chải rẽ ngôi thẳng tắp, huy hiệu đoàn lấp lánh trên ngực..., một cuốn sổ tay bìa đen gài sẵn cây bút kim tinh vàng chói ” (chƣơng 8) [67]... Các chi tiết ngoại hình méo mó này chủ yếu gắn với các nhân vật phản trí thức, nó cũng phần nào thể hiện thái độ của nhà văn đối với nhân vật.

Khi miêu tả ngoại hình nhân vật bao giờ các nhà văn cũng chú ý đến loại hình nhân vật. Với mỗi kiểu nhân vật, họ sẽ lựa chọn các chi tiết ngoại hình riêng để tô đậm nhân vật ở góc độ loại hình. Khi miêu tả nhân vật ở góc độ nữ giới, các chi tiết ngoại hình đều để thể hiện chất nữ tính của nhân vật. Khi miêu tả nhân vật ở góc

độ ngƣời nông dân các chi tiết ngoại hình chủ yếu làm nổi bật vẻ khỏe mạnh, mộc mạc của ngƣời nông dân. Khi miêu tả nhân vật trí thức, các nhà văn luôn ý thức mỗi

đường nét ngoại hình đều thể hiện tâm hồn, trí tuệ, tầm vóc tư tưởng hoặc dự báo

cuộc đời, số phận nhân vật. Còn với các nhân vật giả danh trí thức, phản trí thức thì ngoại hình làm nổi bật vẻ ngu dốt, cứng nhắc hay thô bỉ. Trong khi thể hiện nhân vật ngƣời trí thức, các chi tiết miêu tả ngoại hình thƣờng không nhiều nhƣng bao giờ cũng là những “nét vẽ có thần” giúp ngƣời đọc nhận ra cá tính nhân vật.

4.1.1.2. Khắc họa hành động

Ở thể loại kịch, hành động là một trong hai yếu tố (hành động kịch, ngôn ngữ kịch) giúp nhà viết kịch thể hiện xung đột và thể hiện bản chất nhân vật kịch. Còn ở tiểu thuyết, thể loại mang bản chất tổng hợp hàm chứa trong nó “khả năng tổng hợp những thủ pháp nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật lân cận” [49, tr. 250], tuy không còn giữ vai trò nhƣ kịch nhƣng hành động cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà văn thể hiện nhân vật, giúp ngƣời đọc nhận ra nhân vật một cách khá rõ ràng. Hành động của nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đƣợc khắc họa ở mấy kiểu dạng cơ bản.

Thứ nhất là kiểu hành động thể hiện bản lĩnh và thái độ nhập cuộc của ngƣời trí thức. Kiểu hành động này thƣờng đƣợc các nhà văn gắn với những nhân vật tích cực và những mục tiêu tốt đẹp. Ma Văn Kháng chủ yếu khắc họa hành động để minh chứng cho tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh của ngƣời trí thức trƣớc khó khăn. Trọng (Mưa mùa hạ) lao xuống dòng nƣớc lũ cứu đê để bảo vệ ngƣời dân khỏi cảnh vỡ đê lụt lội; Luận (Mùa lá rụng trong vườn) bán bộ vest duy nhất lấy tiền giúp em dâu và cháu vƣợt qua lúc thiếu đói khó khăn; thầy Tự và thầy Tỵ (Đám cưới không có giấy giá thú) đóng bè bí mật vƣợt sông trong đêm khi các ngả đƣờng đã bị phong tỏa để lên Bộ Giáo dục cầu cứu, đòi công lý cho học trò khi học trò bị lãnh đạo địa phƣơng trù dập; ông Quyết Định (Một mình một ngựa) lặn lội đến không sót một xã nào trong tỉnh để tìm hiểu thế mạnh địa phƣơng vì mục tiêu phát triển kinh tế. Nguyễn Khải khắc họa hành động để khẳng định lí tƣởng cách mạng của ngƣời trí thức. Anh Hảo (Gặp gỡ cuối năm) treo ấn từ quan lên chiến khu làm cách mạng; Quân (Thời gian của người) trong hoàn cảnh đƣờng dây tình báo bị lộ,

đột nhiên trở về nƣớc, sẵn sàng đối mặt với cái chết để tìm về với tổ chức dù cơ hội rất mong manh, bởi những con ngƣời nhƣ anh có thể bị tƣớc bỏ tất cả ngoại trừ lòng yêu nƣớc và lí tƣởng. Bình (Gặp gỡ cuối năm) kiên quyết từ chối nhận tiền phần trăm hợp đồng do đối tác đề nghị trong việc kí kết hợp đồng làm ăn. Nguyễn Khắc Phê khắc họa hành động để thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhƣợng với những tiêu cực trong xã hội. Trung (Những cánh cửa đã mở) đấu tranh chống tham ô lãng phí ngân sách, tình nguyện đi chiến trƣờng miền Nam trong khi cơ hội tiến thân và cơ hội hạnh phúc đang mở ra trƣớc mắt. Trƣớc hành động của Trung, Toàn (Những cánh cửa đã mở) cảm thấy xấu hổ vì đã từng sống hời hợt vô trách nhiệm nên trong cuộc họp đã dũng cảm tự đứng lên phê phán thái độ sống của mình đồng thời đấu tranh chống tiêu cực một cách quyết liệt. Trong tiểu thuyết Cù lao Tràm,

Nguyễn Mạnh Tuấn cũng thể hiện tính tiên phong của nhân vật Năm Trà qua hành động tự bỏ tiền riêng, “một mình một ngựa” rong ruổi suốt từ Nam ra Bắc, đến hai mƣơi tƣ hợp tác xã tiên tiến nhất để tìm hiểu tình hình hợp tác hóa. Hữu Ƣớc thể hiện tính tiên phong của ngƣời trí thức qua hành động vay tiền đầu tƣ kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)