Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. Những con ngƣời mang nỗi đau thân phận
3.3.2. Bi kịch đổ vỡ tình yêu, hôn nhân
Khi quan tâm đến ngƣời trí thức ở khía cạnh đời tƣ, một số nhà văn Việt Nam sau 1975 còn phát hiện ra một trong những phƣơng diện làm nên nỗi đau thân phận của ngƣời trí thức là sự đổ vỡ trong tình yêu, hôn nhân. Đọc tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Phê, Vũ Oanh, Nguyễn Danh Lam..., ta thấy bi kịch ấy xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản.
Nguyên nhân thứ nhất là do chiến tranh. Trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh (Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng), các nhà văn xây dựng đƣợc những mối tình trong sáng cao đẹp: mối tình của Kiên và Phƣơng, Hai Hùng và Ba Sƣơng. Nhƣng chiến tranh nhƣ một trò đùa oái oăm, nó đã đẩy con ngƣời đến những tình huống bi đát. Phƣơng bị đám ngƣời xấu cƣỡng hiếp ngay trên con tàu Phƣơng tiễn Kiên ra trận khi Kiên bị hất văng ra khỏi tàu, còn Ba Sƣơng sau khi bị thƣơng nặng,
kẻ đã giết mình, bị sai khiến làm một số việc sai trái. Kết thúc tác phẩm, Phƣơng và Kiên gặp lại nhau thì Phƣơng đã là con ngƣời khác, sống sa đọa, họ vẫn còn yêu nhau nhƣng sự bẽ bàng khiến họ không thể đến với nhau; Hai Hùng tìm đƣợc sự thật về Ba Sƣơng thì cô lại bị kẻ xấu trừ khử. Có thể khẳng định rằng chiến tranh và sự phũ phàng của nó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên những “thân phận tình yêu” đau khổ.
Nguyên nhân thứ hai là do sự chi phối của đồng tiền và những toan tính cá
nhân ích kỷ. Ngƣời trí thức vốn trọng danh dự, lại phóng tâm coi nhẹ chuyện vật
chất nên thƣờng không giỏi kiếm tiền. Trong thời buổi kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt, nhu cầu vật chất ngày một tăng cao, ngƣời trí thức trở nên ngơ ngác nhƣ những kẻ ngốc trong mắt những ngƣời vợ. Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú mang phong cách của ngƣời quân tử thời xƣa “ăn không cầu no, ở không cầu yên” [80, tr. 23] nhƣng Xuyến (vợ anh) lại “thuộc tầng lớp dân chúng phổ thông, ít suy tƣ rắc rối, vụ lợi một cách giản đơn”[80, tr. 24] nên những cuộc cãi vã xảy ra thƣờng xuyên.Biết mình kém cỏi trong công cuộc mƣu sinh, anh giảm thiểu tối đa các nhu cầu sinh hoạt, không rƣợu,không thuốc lá, “phở thƣởng thức một cách tỉ mỉ bằng toàn bộ giác quan chủ yếu qua tùy bút Phở của nhà văn họ Nguyễn”, ngay cả lót dạ buổi sáng lâu nay cũng bỏ, “ngày chỉ mong đủ hai bữa cơm mỗi bữa ba lƣng bát với rau dƣa thôi” [80, tr. 23]. Quần áo lên lớp trừ một bộ cánh đƣợc Ủy ban nhân dân quận tặng nhân ngày 20-11 thì chục năm nay vẫn là mấy bộ Tô Châu mang từ bộ đội về đã cũ mèm và bạc phếch. Có những lúc để không khí bớt căng thẳng anh đã phải cầm lòng bán đi một số quyển sách gia bảo, ngay cả chiếc xe đạp cũ là phƣơng tiện đi lại duy nhất cũng bị bán đi để lấy tiền trang trải gia đình. Nhƣng Xuyến coi thƣờng Tự, vẫn bóng gió nhiếc móc Tự chỉ vì Tự không biết chao đảo, không biết dạy thêm kiếm tiền, từ chối quà biếu xén từ cha mẹ học sinh. Ngƣời trí thức cũng không thể vì lợi ích cá nhân mà từ bỏ trách nhiệm chung nên nhiều khi bị phản bội. Cả cuộc đời bác sĩ Khang (Bác sĩ trưởng khoa) hai lần yêu chân tình thì cả hai lần bị phản bội. Mối tình thứ nhất là mối tình đầy chất lãng mạn với cô bạn cùng lớp, mới đầu tƣởng nhƣ kết thúc mĩ mãn khi họ vƣợt qua rào cản gia đình để đến với hôn nhân và có một đứa con gái ngoan ngoãn. Nhƣng không ngờ, về sau
Hoàng Anh bị lung lay bởi tác động từ cha mẹ và bị cám dỗ bởi vật chất, cô đã phản bội Khang trong khi Khang đang thực hiện nhiệm vụ ngoài chiến trƣờng. Để li hôn với Khang, Hoàng Anh đã vu cho Khang ngoại tình. Khang li hôn trong nỗi đau đớn, thất vọng. Mối tình thứ hai là mối tình với Ngân Hà, cô bác sĩ cùng khoa (cô cũng đã một lần đổ vỡ trong hôn nhân). Khang đến với Ngân Hà chân thành, chính ông đã nâng đỡ Ngân Hà để cô làm tốt chuyên môn. Nhƣng về sau chính Ngân Hà lại đối xử tệ bạc với ông, một trong những nguyên nhân đó là ông không biết dựa vào chuyên môn để kiếm tiền. Trƣờng hợp của Trung (Những cánh cửa đã mở ) cũng tƣơng tự. Lan đến với Trung trong lúc Trung đang đau khổ vì tình yêu với Hồng đổ vỡ. Ban đầu tình yêu của họ vô tƣ trong sáng, nhƣng càng về sau tình cảm của Lan càng nhạt dần khi Trung không biết vun vén cho đời sống cá nhân. Đặc biệt, khi Trung tình nguyện vào Nam chiến đấu, Lan đã quyết chia tay Trung để tìm tình yêu mới. Ông giáo (Những cánh cửa đã mở) từng có một gia đình đầm ấm hạnh phúc nhƣng chỉ vì ngƣời vợ (giáo viên dạy cùng trƣờng) dần hết yêu gia đình vì cuộc sống nghèo khó, cô ta đã ngoại tình với lãnh đạo của chính ngôi trƣờng hai ngƣời công tác và đứa con gái nhỏ đang học. Sau khi sự việc vỡ lở, gia đình ông giáo tan nát, ông trở nên mất phƣơng hƣớng.
Nguyên nhân thứ ba là do không hòa hợp về đời sống tình dục. Xét theo nguyên nhân này thì ngƣời trí thức là những ngƣời không quá đam mê chuyện gối chăn. Họ chủ yếu hƣớng đến sự hòa hợp về tinh thần, bởi vậy sẽ không có sự hòa hợp về đời sống tình dục nếu vợ là ngƣời có đời sống tinh thần giản đơn và có khát khao tình dục mãnh liệt. Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) và Xuyến là hai con ngƣời thuộc về hai thế giới khác nhau. Tuy khác nhau nhƣng Tự luôn tôn trọng những mong muốn của Xuyến, cố gắng gần gũi để xóa bỏ khoảng cách những mong đƣợc hòa hợp và nâng đỡ cho nhau. Điều đáng buồn là một ngƣời giản đơn nhƣ Xuyến chƣa bao giờ hiểu và trân trọng điều đó. Đã có lúc “ngƣời đàn bà không thỏa dục trong Xuyến vùng ngay dậy, cay uất tiết đỏ khé hai con mắt..., thông thốc trút toàn bộ căm hận gia cảnh nghèo hèn lên đầu anh” [80, tr. 28]. Từ chỗ coi thƣờng chồng cả về khả năng kiếm tiền lẫn khả năng tình dục, Xuyến đã tìm đến một kẻ dở trí thức dở ma cô để thỏa mãn. Với Tự “Còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau này! Vợ
chồng là cái quan hệ trao xƣơng gửi thịt cho nhau. Là sự dính liền cộng sinh của hai nửa cơ thể. Là sự gửi gắm thể xác và linh hồn cho nhau. Là mối quan hệ thiêng liêng độc quyền cá nhân cao độ” [80, tr. 285], vậy mà giờ đây cái thể xác ô trọc của Xuyến cũng không phải là thứ một mình anh nắm giữ. Quá đáng hơn, Xuyến còn đến cơ quan Tự, khóc và vu cho Tự phản bội mình. Sự tan vỡ trong hôn nhân của Tự và Xuyến là điều không thể tránh khỏi. Khiêm (Ngược dòng nước lũ) cũng phải chịu nỗi đau tƣơng tự nhƣ Tự vì “Thoa gần với một đời sống dung tục, giản đơn” [87, tr. 232]“chị chỉ cần chồng là một ngƣời đàn ông dồi dào sức lực và kiếm đƣợc nhiều tiền” [87, tr. 233], còn anh lại là “một kẻ kỹ tính và tuyệt đối hóa các giá trị của đời sống tinh thần” [87, tr. 230]. Mƣời lăm năm là vợ chồng, Khiêm phải chịu nỗi sỉ nhục của một thằng đàn ông bị vợ cắm sừng. Cho dù Khiêm công tác xa hay khi đã về gần nhà thì chuyện ngoại tình của Thoa vẫn tiếp diễn, Khiêm có lần còn phải đau đớn kí vào giấy cho vợ đi phá thai mà cái thai đó không phải của anh. Và Khiêm, “kẻ tuyệt đối giá trị tinh thần không thể tự lừa dối mình. Cố tình âu yếm để xóa đi vết thƣơng lòng thì cũng chỉ là gƣợng gạo...vì mặc cảm lừa dối thƣờng xuyên ám ảnh” [87, tr. 232- 233]. Đau đớn nhất là khi Khiêm bị ốm do sốc vì chuyện lọc lừa phản trắc ở cơ quan, Thoa cho mời một y tá lang băm đến nhà chữa bệnh và chúng đã làm tình với nhau ngay trong nhà sau khi đã chôn kim vào các huyệt đạo khiến anh mê man. Cuối cùng, Thoa đã bỏ đi cùng tình nhân vào Sài Gòn và chết trong đó vì phá thai. Ông Quyết Định (Một mình một ngựa) cũng là một ngƣời đau khổ trong hôn nhân cho dù ở giai đoạn khởi đầu, tình yêu của Yên và ông mang màu sắc lý tƣởng của một cuộc tình giữa giai nhân và tài tử. Thực chất, cái gọi là lý tƣởng chỉ có ở giai đoạn đầu, “tình yêu của ông và Yên là tổ hợp của hai ngọn lửa. Dần dần ông nhận ra ngọn lửa của nàng bao giờ cũng sôi sục và bốc cao hơn... Nàng đòi hỏi ông phải ham mê hơn, phải mạnh mẽ hơn…”[89, tr. 239] mà ông không làm đƣợc. Ông không thể làm theo những mong muốn của Yên là “vứt bỏ tất cả mọi ý nghĩ trong đầu, chỉ nhăm nhăm vào từng thao tác ái ân” [89, tr. 239], bởi không chỉ là một ngƣời chồng, ông còn là ngƣời đứng đầu một đảng bộ tỉnh với bao nhiêu việc phải lo. “Ông hòa tan, hòa đồng, đồng nhất với công việc. Ông không có thời gian tâm sự hứng thú dành cho gia đình. Tựu trung, nhƣ định mệnh từ ông
bƣớc ra, trƣớc sau ông vẫn chỉ là một chiến binh một ngƣời một ngựa xông pha nơi chiến trận” [89, tr. 198]. Ông “giống nhƣ các thầy tu các nghệ sĩ dồn hết đam mê vào tôn giáo và sáng tạo nghệ thuật, ông đã dồn hết những hứng thú và tâm lực vào một sự nghiệp cao cả, vĩ đại và nhƣ vậy đã tự làm vơi cạn nguồn dục vọng và lạc thú đàn bà” [89, tr. 240] và đó là lí do vì sao Yên ngoại tình cho dù trong lòng vẫn rất yêu và tôn trọng ông. Những lời đồn đại về mối quan hệ giữa giáo Cầu và Yên đã trở thành câu chuyện tiếu lâm anh em trong văn phòng tỉnh ủy làm ông thêm đau khổ. Đó là một nỗi đau ngấm ngầm không thể ngỏ cùng ai. Mối tình thứ hai của bác sĩ Khang (Bác sĩ trưởng khoa) trở nên đau khổ ngoài lí do kinh tế thì lí do chính còn là sự không hòa hợp trong đời sống tình dục khi ông không đáp ứng đƣợc nhu cầu của Ngân Hà. Cô ta bẻ cong sự việc, vu cho ông ngoại tình, vu cho ông có quan hệ tình dục bừa bãi với gái điếm để sỉ nhục ông. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi Ngân Hà đến nhà Khang sỉ nhục bà mẹ Khang đến nỗi bà cụ bị sốc và trở nên nguy kịch.
Bi kịch tình yêu, hôn nhân của ngƣời trí thức trƣớc đây đã từng đƣợc rất nhiều nhà văn nƣớc ngoài đề cập và để lại nhiều ám ảnh nhƣ Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak, Anna Karenina của L.Tolstoy... Ở Việt Nam, cũng không phải đến sau 1975, bi kịch tình yêu, hôn nhân mới đƣợc quan tâm khai thác. Trƣớc cách mạng, vấn đề này đã đƣợc một số nhà văn thể hiện rất thành công . Tuy nhiên, bi kịch tình yêu hôn nhân thời kỳ trƣớc cách mạng không gợi đau gợi xót nhƣ bi kịch thời kỳ sau 1975 bởi nó chỉ gắn với sự lạc hậu trong nhận thức xã hội về tình yêu, hôn nhân (Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Nửa chừng xuân của Khái Hƣng, Lá ngọc cành vàng của Nguyễn Công Hoan…), gắn với vấn đề miếng cơm manh áo (Đời thừa và
Sống mòn của Nam Cao); còn với tiểu thuyết sau 1975, bi kịch lại chủ yếu gắn với vấn đề nhân cách và đạo đức. Viết về bi kịch tình yêu hôn nhân, một mặt các nhà văn cảnh báo với mọi ngƣời: lối sống ích kỷ, thực dụng, sự suy thoái về đạo đức
trong xã hội hiện nay, cách sống thiếu cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình của một bộ phận trí thức đang là nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ trong tình yêu, hôn nhân. Đây cũng là điều mọi ngƣời cần suy nghĩ. Đọc tiểu thuyết sau 1975, ngoài các nhân vật gặp bi kịch trong tình yêu hôn nhân vẫn có những nhân vật có hạnh phúc thực sự. Vấn đề đặt ra là phải tìm đƣợc “hồng nhan tri trỉ” những ngƣời trí
thức nhƣ Luận (Mùa lá rụng trong vườn), Trƣờng (Dư chấn 3,5 độ richter), Hữu (Kiếp người)… mới có đƣợc hạnh phúc.