Bi kịch lạc thời, vỡ mộng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 88 - 97)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Những con ngƣời mang nỗi đau thân phận

3.3.1. Bi kịch lạc thời, vỡ mộng

Bi kịch lạc thời vỡ mộng là bi kịch chung của nhiều trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 cũng nhƣ nhiều trí thức trong văn học thế giới. Trí thức vốn là những ngƣời có tâm hồn lãng mạn, có khát vọng lớn, luôn hƣớng về những điều tốt đẹp. Nhƣng thực tế cuộc sống đôi khi lại phũ phàng, cái đúng, cái tiến bộ

không phải khi nào cũng đƣợc ủng hộ, các giá trị nhân văn không phải khi nào cũng chiến thắng. Bởi vậy, ngƣời trí thức bị rơi vào trạng thái cô đơn, đổ vỡ niềm tin là điều khó tránh khỏi.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bi kịch của ngƣời trí thức là đi trước thời đại,

đi xa hơn thời đại của mình. Hầu hết trí thức tiến bộ đều là những ngƣời có tầm

nhìn xa, họ không chỉ thấy hôm nay mà còn thấy cả ngày mai, thấy quy luật vận động phát triển tất yếu của xã hội. Vốn mang sẵn trong mình khát vọng cải tạo xã hội, lại có tƣ tƣởng tiến bộ, mỗi suy nghĩ, hành động của họ đều không giống với cách ứng xử thông thƣờng của mọi ngƣời. Hồ Quý Ly (trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly) là một nhà cải cách. Bên ngoài ông cứng rắn, lạnh lùng, quyết đoán đến mức trở thành độc đoán nhƣng trong lòng rất đau khổ, cô đơn, “một nỗi cô đơn đến kinh hoàng” [95, tr. 727]. Cô đơn vì khát vọng đổi mới của ông không đƣợc ngƣời đời thấu hiểu, ngay cả những ngƣời hiểu cũng không hẳn đã đồng tình bởi họ không thoát đƣợc ra khỏi hai chữ “trung quân” giáo điều, sách vở để nghĩ về đất nƣớc, để hiểu rằng đất nƣớc đang cần một cuộc đổi thay vĩ đại. Ông hầu nhƣ là kẻ độc hành trên con đƣờng đi tìm tƣơng lai cho dân tộc. Vì không tìm đƣợc sự đồng tình nên cho dù con đƣờng ông đi phù hợp với quy luật vận động của lịch sử ông vẫn không thể thành công. Bí thƣ tỉnh ủy Quyết Định (Một mình một ngựa) cũng là một ngƣời có tƣ tƣởng đổi mới. Trong khi những ngƣời cùng cơ quan, kể cả những ngƣời trong ban thƣờng vụ bỏ bê công việc, vui chơi, hủ hóa, tƣ lợi cá nhân thì ông gò lƣng ra gánh vác công việc. Ông tới “không sót một thôn nào trong một trăm hai mƣơi tƣ xã toàn tỉnh” [89, tr. 257] để tìm hiểu thế mạnh từng địa phƣơng, giúp dân tìm ra lời giải cho bài toán kinh tế. Với óc phê phán của một ngƣời trí thức cách mạng, ông nhận ra việc nhân dân vùng cao tỉnh Hoàng Liên đòi giải tán hợp tác xã là hợp quy luật, bởi hợp tác xã ở vùng cao là một phong trào đẻ non, bà con đòi giải tán hợp tác xã là đòi hỏi giải phóng sức sản xuất. Nhƣng với cƣơng vị là Bí thƣ Đảng bộ tỉnh, là ngƣời đại diện cho Đảng, ông không thể công khai quan điểm của mình, không thể nói những điều trái với nghị quyết trung ƣơng. Ở Hội nghị Mƣờng Thông, mặc dù bề ngoài ông hùng hồn bảo vệ chủ trƣơng xây dựng hợp tác xã nhƣng trong lòng ông cảm thấy rất bối rối, hoang mang, “nói năng khéo léo hùng hồn thế đấy mà thật

ra rất run rẩy cô đơn” [89, tr. 341]. Điều đáng buồn hơn nữa là trong khi ông dốc hết tâm huyết để thực hiện trách nhiệm mà Đảng giao phó thì ông lại trở thành đối tƣợng bị nghi ngờ về chính trị. Ngƣời ta đã theo dõi ông từng câu nói, từng hành động và chuẩn bị hoàn tất cho một hồ sơ mà họ cố ý dựng lên. Khi ông vừa ngã bệnh đi nằm viện, ngƣời ta đã mở ngay một cuộc điều tra hòng khép tội ông và đẩy ra khỏi vị trí công tác. Bi kịch của những ngƣời trí thức đi tiên phong nhƣ hai nhân vật Hồ Quý Ly và Quyết Định là bi kịch chung của nhiều trí thức có tƣ tƣởng đổi mới khi nhận thức xã hội còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến bi kịch lạc thời, vỡ mộng của ngƣời trí thức là

do lòng tự trọng cao, họ chấp nhận “là thứ âm thanh trong trẻo chen giữa bản đàn

mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” (Nguyễn Tuân) chứ nhất định không chịu lấy quan điểm của số đông làm chân lí. Ông Biểu (Đám cưới không có giấy giá thú) là một trí thức tham gia cách mạng ngay từ buổi đầu với tất cả tâm trạng hồ hởi nhập cuộc. Tham gia cách mạng nhƣng ông lại khó lòng hòa nhập với số đông bởi ngoài nhiệm vụ cách mạng, những gì thuộc về đời sống cá nhân ông không thích bắt chƣớc mọi ngƣời. Vì vậy, ông bị mọi ngƣời trong cơ quan nghi kị. Thắp hƣơng tƣởng niệm trong ngày húy kỵ của ông bà cha mẹ bị coi là mê tín dị đoan; khai bút tặng chữ cho con mỗi dịp xuân về, giáo huấn con bằng những phẩm chất đức nhân nghĩa lễ trí tín, bắt con học chữ Nho thì bị coi là chƣa đoạn tuyệt với bọn phong kiến; thích trồng hoa trong khi ngƣời ta trồng rau, thích tắm ở nhà trong khi đồng nghiệp ra suối tắm thì bị quy kết là quần chúng lạc hậu, cổ hủ và cá nhân chủ nghĩa; bị trùm phỉ bắt sau đó thả ra vì cảm kích trƣớc việc ông dạy học mở mang dân trí cho ngƣời vùng cao thì bị coi là bán mình cho giặc. Tâm nguyện vào Đảng của ông bị biến thành trò cƣời, “ông giáo xin từ giã nghề nghiệp về làng quê giấu vùi thất vọng và buồn tủi cho đến khi nhắm mắt” [80, tr. 234]. Nỗi đau của ông đƣợc khái quát trọn vẹn trong hai câu thơ của Nguyễn Siêu ông chép lại trong di chúc: “Hòa sáng với bụi đời. Thì lòng ta chẳng thích. Noi xƣa vƣợt thói thƣờng. Thì sức ta không kịp” [80, tr. 235]. Ông Thống (Đám cưới không có giấy giá thú) cũng là con một dòng họ thi thƣ, có học vấn hơn ngƣời từng lập kì công hiếm có: “Chính ông là ngƣời trai trẻ cầm mã tấu dẫn đầu đoàn nông dân xã mình lên cƣớp chính quyền

huyện lỵ quê nhà rồi sau đó nhập vai vị Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời xã khi cách mạng tháng Tám bùng nổ và thành công trên toàn cõi đất nƣớc” [80, tr. 174 - 175]. Nhƣng ngay sau đó gia đình ông bị quy kết cƣờng hào một cách oan ức. Ông cụ thân sinh ra ông Thống uất ức quá mà thắt cổ tự vẫn kiên quyết không nhận là ác bá, cƣờng hào, còn ông Thống bị bắt ngay khi đứng trên bục giảng, bị sỉ nhục là “địa chủ cƣờng hào ác bá nhƣ vậy mà chui vào nghề thầy, là có mục đích làm vấy bẩn các tâm hồn trong ngọc trắng ngà của chế độ mới… say sƣa đề cao cổ văn, đạo đức phong kiến lỗi thời phục vụ giai cấp bóc lột”[80, tr. 179]. Cho dù sau đó có sửa sai nhƣng cuộc đời ông đã rẽ sang hƣớng khác, bởi lòng tự trọng của kẻ sĩ khiến ông không thể trở lại quan hệ bình thƣờng với những kẻ đã lăng nhục mình. Ông tâm sự trong chua chát: “cuộc đời nó có là mẹ hiền nhƣ ngƣời ta nói đâu. Nếu nó có là một ngƣời mẹ thì là một ngƣời mẹ bất học, bất trí lý, một ngƣời mẹ ghẻ” [80, tr. 181]. Cuối đời về làm việc tại trƣờng trung học số 5, vì không thỏa hiệp với bệnh thành tích của lãnh đạo, ông lại bị dựng tội một cách oan ức đến mức bệnh cao huyết áp kịch phát, trở thành ngƣời thực vật. Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) đặc biệt say mê văn chƣơng và hết lòng tâm huyết với nghề giáo. “Vào cái thời buổi gạo châu củi quế, ngƣời ta đang lao đầu quyết tử vào cuộc giành giật danh lợi hỗn mang thì anh say sƣa mầy mò tìm kiếm cái gọi là ngữ pháp nghệ thuật, lặn lội trong các ẩn dụ, nghịch lý, nát óc ngẫm nghĩ để giải mã cái bí ẩn của câu thơ, lời văn...” [80, tr. 7]. Trong khi Thuật, giáo viên dạy toán cùng trƣờng tuyên bố dạy thêm “một cua năm mƣơi giờ, bất kể giá cả trƣợt lên trƣợt xuống chỉ biết thu về đúng một chỉ” [80, tr. 148] thì Tự từ chối việc nhận tiền thù lao khi dạy ôn thi cho học sinh vì không chấp nhận đƣợc việc một ông thầy đi kinh doanh kiến thức. Mặc dù bị lãnh đạo đố kị tài năng, tƣớc đoạt hết mọi thứ danh hiệu đáng đƣợc nhận nhƣng bầu nhiệt huyết trong Tự không hề mất đi. Trong cái nhìn của Thuật, Tự là “chính nhân quân tử” nhƣng cũng là “cuốn sách hay để lầm chỗ”. Bác sĩ Khang (Bác sĩ trưởng khoa) là một bác sĩ phẫu thuật giỏi, nhƣng vì ông không biết khéo léo quan hệ với cấp trên nên cho dù có tài năng vƣợt trội nhƣng ông chỉ là một bác sĩ bình thƣờng, có lúc còn bị tƣớc quyền cầm dao mổ nhƣng ông vẫn cố gắng nhẫn nhịn và làm tốt công việc của mình. Ông Hƣng (Lạc giữa cõi người) tuy không phải là ngƣời thất

bại nhƣ các nhân vật trên nhƣng lại luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng, đau xót bởi không đồng tình với cách sống của số đông nhƣng cũng không đủ sức làm thay đổi thực tại. Hình ảnh chiếc gối có “khoanh bằng bàn tay ƣơn ƣớt nƣớc” cho thấy nỗi đau xót ám cả vào trong những giấc mơ của ông. Nỗi đau của ông Biểu, ông Thống, thầy giáo Tự, bác sĩ Khang, ông Hƣng… là nỗi đau của những trí thức tài năng, giàu lòng tự trọng, cho dù hoàn cảnh đổi thay thế nào vẫn kiên trì một lối sống “Cả đời đục cả, một mình ta trong, mọi ngƣời say cả, một mình ta tỉnh” (Khuất Nguyên) [102, tr. 90].

Nguyên nhân thứ ba dẫn đến bi kịch lạc thời vỡ mộng là do “đơn thương

độc mã” trong đấu tranh chống tiêu cực để bảo vệ công lí và những giá trị tốt đẹp.

Ông giáo Cần trong “Mưa mùa hạ” là giảng viên có kinh nghiệm tại một trƣờng đại học, vì phản đối phƣơng pháp dạy học mới do trƣởng khoa đề xuất mà bị lên án, bị trù úm, bị bôi nhọ. Sau đó, từ câu chuyện học thuật, sự việc bị đẩy sang thành chuyện chính trị, ông bị quy kết về mặt tƣ tƣởng. Vì căm phẫn, ông mất đi sự tỉnh táo của ngƣời trí thức, ông xin về hƣu trƣớc tuổi và tự cảm thấy:“Ông nhƣ một con ngƣời thừa, một kiểu nhân vật vô tích sự của Bai-rơn” [90, tr. 93]. Cha đẻ của Khiêm trong Ngược dòng nước lũ là nạn nhân của thủ đoạn thanh trừ nhau tàn khốc. Làm công tác thanh tra, biết rõ ngay gian, chỉ đinh ninh một lòng phò chính trừ tà nhƣ Bao Thanh Thiên nên ông quyết phanh phui một vụ hà lạm công quỹ đê điều. Chính vì thế mà ông bị chết một cách bí hiểm trong một lần đi kiểm tra đê kè vào một đêm mƣa gió. Khi Khiêm tìm thấy xác cha dƣới cống thì hai bàn chân đã rũa thịt. Cha Khiêm, “Một đại bàng bay ngƣợc gió. Mãnh sƣ đi một mình. Cá kình bơi ngƣợc dòng”[87, tr. 285] là kẻ cô đơn đến tận cùng và là ngƣời thất bại trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Còn Khiêm chỉ vì có thời ký quyết định đuổi học Phô, một học trò vô đạo đức mà sau này bị trả thù khi Phô trở thành tổng cục trƣởng, Khiêm bị trả thù, bị ép rời bỏ vị trí công tác, cuốn tiểu thuyết Bến bờ của Khiêm bị xuyên tạc, bị thiêu hủy không đến đƣợc với độc giả. Bác sĩ Thịnh, bạn của Khiêm là một bác sĩ giỏi, chỉ vì không chịu phục tùng mà bị đẩy từ vị trí giám đốc bệnh viện, đến trƣởng khoa, rồi thành bác sĩ khám bệnh đơn thuần. Lại bị quy kết là phản chính trị mất lập trƣờng chỉ vì câu thơ. Bất mãn trƣớc thời cuộc, lại đúng lúc

hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thịnh đã rời bỏ bệnh viện đi Ăng-gô-la, đem thân xác và trí tuệ đi bán xứ ngƣời. Nhƣng bi kịch lại nối tiếp bi kịch, anh bị chết thảm trong một tai nạn giao thông khi xe của anh cố gắng tăng tốc để kịp phiên chợ đổi tiền, “cơ thể vạm vỡ cƣờng tráng, thể chất tự nhiên trời phú của Thịnh ở tuổi năm ba nát nhừ cùng những tờ đô la thấm máu nhoe nhoét”[87, tr. 534]. Thịnh là một tài năng một tâm hồn lớn nhƣng cuối cùng lại chết ở nơi đất khách quê ngƣời “chỉ vì cuộc mƣu sinh nhỏ mọn”. Anh là “tấn bi kịch của ngƣời trí thức ở một thế kỷ khốn khó” [87. tr. 535].

Nguyên nhân thứ tƣ dẫn đến bi kịch là do đổ vỡ niềm tin. Nhân vật Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh và Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng là những thanh niên trẻ xếp bút nghiên ra chiến trƣờng vì lí tƣởng giải phóng dân tộc, nhƣng khi đối mặt với đạn bom, đối mặt với cái chết, hàng ngày chứng kiến bao nhiêu con ngƣời ƣu tú bị ném vào cơn lốc phũ phàng của chiến tranh lần lƣợt ngã xuống vì bom đạn, bao nhiêu giá trị nhân văn bị hủy hoại, niềm tin ban đầu bị đổ vỡ. Ra khỏi chiến tranh với tƣ cách là ngƣời chiến thắng nhƣng Kiên rơi vào trạng thái hoảng loạn, đau đớn và mặc cảm tội lỗi vì từng cầm súng xả vào đồng loại. Còn Hai Hùng thì không thể hòa nhập với cuộc sống hôm nay bởi cảm giác vẫn “nợ” quá khứ một điều gì đó. Tâm trạng của Kiên và Hai Hùng có nhiều nét gần gũi với tâm trạng của những con ngƣời thuộc “thế hệ mất mát” trong sáng tác của Ernest Hemingway. L.Tolstoy trong Chiến tranh và hòa bình cũng viết về ngƣời trí thức trong chiến tranh, nhƣng cách nhìn về ngƣời trí thức trong mối quan hệ với chiến tranh của ông lại có nhiều khác biệt với Ernest Hemingway, Bảo Ninh, Chu Lai. Nhân vật trí thức của Tolstoy trƣớc chiến tranh cảm thấy sống vô nghĩa, thấy mình cô độc. Họ đến với chiến tranh để tìm lí tƣởng anh hùng cá nhân hoặc để trốn chạy thực tại. Nhƣng chiến tranh đã giúp họ nhận ra chính họ, nhận ra sự tốt đẹp của những con ngƣời xung quanh, nhận ra đâu là hạnh phúc, đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ hai cảm hứng khác nhau (cảm hứng sử thi, cảm hứng đời tƣ thế sự) và hai góc nhìn nhân vật khác nhau của nhà văn (góc nhìn xã hội và góc nhìn nhân tính). Bi kịch đổ vỡ niềm tin của nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 gợi cho ta suy nghĩ về vấn đề cách nhìn, góc nhìn của ngƣời trí thức. Nếu

đơn giản trong cách nhìn, đơn điệu về góc nhìn hiện thực dễ dẫn tới trạng thái vỡ mộng. Kiên đánh giá về chiến tranh nhƣng quên mất một điều, muốn đánh giá về chiến tranh, sự hi sinh trong chiến tranh cần phải bám sát động cơ và mục đích tham chiến. Nếu đánh đồng phía gây chiến và phía buộc phải chiến đấu để bảo vệ quyền sống chính đáng của mình và chủ quyền đất nƣớc mình dễ dẫn đến sai lầm trong nhận thức về chiến tranh. Còn Hai Hùng không hòa nhập đƣợc với hiện tại là do mất niềm tin ở con ngƣời, do chƣa đủ cái nhìn sáng suốt để nhìn thấy những điều tốt đẹp của con ngƣời và cuộc sống hôm nay. Viết về bi kịch đổ vỡ niềm tin của ngƣời trí thức đã từng qua chiến tranh, các nhà văn chủ yếu khai thác và thể hiện con ngƣời ở góc độ nhân tính. Tuy tránh đƣợc sự cực đoan một thời nhƣng lại rơi vào một cực đoan khác. Cũng chính vì thế mà bên cạnh những ý kiến đánh giá cao về tác giả tác phẩm, chúng ta vẫn thấy không ít những ý kiến không đồng tình.

Nguyên nhân thứ năm dẫn đến bi kịch là do lầm đường. Đối với mỗi ngƣời, lựa chọn đƣờng đi là việc hết sức quan trọng bởi việc này không chỉ quyết định tƣơng lai cho cá nhân mà còn có quyết định tƣơng lai của gia đình và một phần nào đó ảnh hƣởng đến tƣơng lai của đất nƣớc. Đối với ngƣời trí thức, những con ngƣời khó lòng đứng ngoài chính trị, việc lựa chọn càng có ý nghĩa quan trọng hơn, nó không chỉ là đƣờng đi mà còn là một niềm tin, một định hƣớng không dễ gì thay đổi. Lựa chọn đƣợc đƣờng đi đúng đắn là đến với vinh quang, lựa chọn sai lầm là rơi vào bi kịch. Hầu hết các nhân vật trí thức bị rơi vào bi kịch lầm đƣờng trong tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975 (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)