Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Sự tiếp nối đề tài ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam
2.2.2. Sự kế thừa và phát triển đề tài người trí thức của tiểu thuyết Việt Nam
sau 1975
Sau 1975, đất nƣớc bƣớc sang một trang sử mới. Cùng với sự đổi thay nhiều mặt của kinh tế xã hội, văn hóa, văn học, nhân vật ngƣời trí thức xuất hiện nhiều
cây bút trẻ. Trong nhiều tác phẩm, nhân vật ngƣời trí thức giữ vai trò là nhân vật chính; trong nhiều tác phẩm, vấn đề ngƣời trí thức là vấn đề trung tâm. Đề tài ngƣời trí thức chính thức trở thành một đề tài lớn của văn học. Sự phát triển đề tài ngƣời trí thức thời kỳ này chịu sự chi phối của hai yếu tố: hình tƣợng ngƣời trí thức trong văn học truyền thống và xu hƣớng thể hiện con ngƣời trong văn học hiện đại thế giới. Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu truyền thống và ảnh hƣởng từ bên ngoài, với sở trƣờng, sở nguyện và kinh nghiệm cá nhân khác nhau, mỗi nhà văn lại đi vào thể hiện ngƣời trí thức trong các mảng hiện thực khác nhau, trong các vấn đề khác nhau và theo một cách riêng. Chính vì thế, nhân vật trí thức trong tiểu thuyết sau 1975 rất phong phú. Có ngƣời là quan đầu triều, nhà nho; có ngƣời là lãnh đạo tỉnh, thành phố, các sở, ban, ngành; có ngƣời là nhà văn, nhà báo, thầy giáo, sĩ quan, luật sƣ; là giám đốc công ty, kỹ sƣ; là sĩ quan chỉ huy trong quân đội, chiến sĩ tình báo, công an… Họ là những hình ảnh cụ thể, chân thực của trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
2.2.2.1. Trong tiểu thuyết lịch sử
Nhân vật trí thức thƣờng là các trí thức phong kiến và hầu hết đều có nguyên mẫu từ lịch sử dân tộc. Nhƣng khác với cách thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử trƣớc kia (chủ yếu tái hiện nhân vật với mục đích nêu gƣơng), các nhà văn Việt Nam sau 1975 chỉ dựa một phần vào nguyên mẫu để sáng tạo ra nhân vật tiểu thuyết. Sự sáng tạo mới này đã làm cho nhân vật trí thức trong tiểu thuyết vừa giống vừa khác với gƣơng mặt lịch sử quen thuộc, trở nên gần gũi hơn, đời thƣờng hơn và giàu ý nghĩa hơn. Tiêu biểu cho dòng tiểu thuyết đặc biệt này có Nguyễn Mộng Giác với tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Xuân Khánhvới tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa, Mẫu thượng ngàn, Hoàng Quốc Hải với tiểu thuyết Bão táp cung đình, Nguyễn Quang Thân với Con ngựa Mãn Châu...
Viết về lịch sử, các nhà văn đã xây dựng đƣợc một số kiểu mẫu: trí thức bảo thủ, trí thức có tƣ tƣởng đổi mới, trí thức trung quân ái quốc, trí thức hãnh tiến, trí thức coi nghề nghiệp nhƣ một sứ mệnh cao cả, thiêng liêng... Mỗi kiểu mẫu giữ một vai trò riêng trong việc trình bày suy nghĩ của nhà văn về vấn đề trí thức. Trong tiểu thuyết lịch sử, nhân vật ngƣời trí thức vừa đƣợc khai thác ở khía cạnh con ngƣời xã
hội vừa đƣợc khai thác ở khía cạnh con ngƣời cá nhân, đƣợc đặt trong nhiều mối quan hệ phức tạp, trong những tình huống bất ngờ, những những toan tính cá nhân, với nhiều trạng thái tâm lí trái ngƣợc. Tác phẩm khi đó không đơn thuần phản ánh lịch sử mà còn có khả năng gợi ra nhiều vấn đề của cuộc sống hôm nay. Đó cũng là lí do nó trở nên đặc biệt hấp dẫn với độc giả đƣơng đại.
2.2.2.2. Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh, có nội dung bàn về chiến tranh
Nhà văn không phân tuyến nhân vật theo quan niệm địch – ta mà chủ yếu đi vào khai thác nhân vật ở góc độ ngƣời trí thức. Nhân vật trí thức bao gồm cả những ngƣời ở bên này và bên kia chiến tuyến. Họ là những ngƣời từng trực tiếp tham gia lãnh đạo kháng chiến, trực tiếp chiến đấu, từng nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền ngụy hoặc chí ít cũng từng sống qua chiến tranh, họ nhìn cuộc chiến theo những cách khác nhau bằng sự từng trải của ngƣời trong cuộc. Cuộc đời, số phận, suy nghĩ và tâm trạng của các nhân vật này đã góp phần bổ sung vào hiện thực chiến tranh quen thuộc những mảng hiện thực chƣa từng đƣợc tiểu thuyết sử thi đề cập đến: cuộc sống và chiến đấu của những ngƣời trí thức làm công taccs tình báo, cuộc sống của những ngƣời trí thức ở chiến tuyến bên kia... làm cho hiện thực chiến tranh trở nên chân thực và toàn diện hơn. Viết về ngƣời trí thức trong bối cảnh đất nƣớc có chiến tranh không thể không nhắc đến những cây bút tiêu biểu: Hữu Mai với Ông cố vấn, Nguyễn Khải với Thời gian của người, Gặp gỡ cuối năm, Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng...
Trong nhiều tác phẩm viết về chiến tranh hoặc có nội dung bàn về chiến tranh, mục tiêu cuối cùng của các nhà văn không phải là tái hiện hiện thực mà nêu lên những suy nghĩ riêng của mình về chiến tranh và vấn đề nhận đƣờng của ngƣời trí thức. Nhân vật trí thức khi đó giống nhƣ những nhà tƣ tƣởng, họ có những cách nhìn nhận riêng về chiến tranh và con ngƣời trong chiến tranh, trong đó có những ngƣời nhìn chiến tranh ở khía cạnh mất mát (giống nhƣ nhiều nhân vật trong tiểu thuyết của Ernest Hemingway). Cách nhìn mới này đã khiến cho hình tƣợng nhân vật trở nên đặc biệt thu hút đối với độc giả, đồng thời cũng gây nên rất nhiều ý kiến trái chiều.
2.2.2.3. Trong tiểu thuyết viết về công cuộc xây dựng cuộc sống mới hoặc có nội dung bàn về công cuộc xây dựng cuộc sống mới
Các nhà văn chủ yếu xây dựng kiểu mẫu trí thức lãnh đạo và trí thức làm công tác chuyên môn. Trí thức giữ lãnh đạo bao gồm kiểu ngƣời có đủ tài đức, có tƣ tƣởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; kiểu ngƣời có tài, có đức, có tƣ tƣởng đổi mới nhƣng còn e ngại và kiểu ngƣời có chức vụ nhƣng lại thiếu hụt về tài năng, đạo đức, ích kỷ, độc đoán và nhiều tham vọng (tiêu biểu cho kiểu nhân vật phản trí thức). Trí thức làm công tác chuyên môn gồm: kiểu ngƣời có tài năng, có nhân cách, say mê chuyên môn, có trách nhiệm cao đối với nghề và kiểu ngƣời ít quan tâm đến chuyên môn, tiến thân nhờ thủ đoạn... Viết về ngƣời trí thức trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới là nhắc đến Nguyễn Khải với Thời gian của người, Gặp gỡ cuối năm; Ma Văn Kháng với Mưa mùa hạ, Bóng đêm, Bến bờ; Triệu Xuân với Giấy trắng, Nguyễn Mạnh Tuấn với Cù lao tràm; Nguyễn Khắc Phê với Chỗ đứng người kỹ sư, Miền xa kêu gọi, Những cánh cửa đã mở... Trong các tác phẩm này, cảm hứng ngợi ca và phê phán là hai cảm hứng chính đan xen nhau. Viết về nhân vật ngƣời trí thức chân chính, các nhà văn chủ yếu thể hiện thái độ tin yêu, ngƣỡng mộ, ngợi ca. Còn khi viết về những kẻ mang danh trí thức nhƣng thiếu hụt cả tri thức, tài năng, nhân cách, đạo đức (tiêu biểu cho mẫu ngƣời giả danh trí thức), tác giả chủ yếu thể hiện thể hiện thái độ phê phán. Đọc tiểu thuyết sau 1975 chúng ta nhận thấy điểm khác nhau cơ bản trong cách viết của các nhà văn sau 1975 so với các nhà văn trƣớc 1975 là đã thể hiện ngƣời trí thức ở khía cạnh con ngƣời cá nhân, phát hiện ra con ngƣời nạn nhân, con ngƣời bi kịch.
2.2.2.4. . Trong các tiểu thuyết viết về đời tư thế sự
Trong tiểu thuyết thế sự đời tƣ, các nhà văn chủ yếu khai thác nhân vật trí thức trong mối quan hệ với đời thƣờng. Đây là mảng tiểu thuyết thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều cây bút. Mỗi nhà văn với vốn sống, kinh nghiệm riêng lại khai thác nhân vật ngƣời trí thức ở những mảng hiện thực khác nhau. Ma Văn Kháng là một nhà giáo, nhà văn, có thời làm thƣ ký cho bí thƣ tỉnh ủy, mảng đời sống quen thuộc của ông là trƣờng học, nơi công sở nên nhân vật trí thức đƣợc ông lựa chọn hầu hết là các cán bộ công chức, viên chức, đặc biệt là nhà giáo, nhà văn. Nhân vật trí thức
trong sáng tác của ông hầu hết là những ngƣời có tài, có tâm, có lí tƣởng cao đẹp, luôn khát khao đƣợc vƣơn lên, đƣợc cống hiến và tỏa sáng nhƣng cuộc đời lại gặp nhiều nỗi trái ngang và rơi vào tâm trạng bi kịch. Cũng viết về ngƣời trí thức nhƣng nhân vật của Nguyễn Khải chủ yếu lại là những ngƣời làm khoa học, kinh tế, chính trị. Nhà văn không đi vào các mối quan hệ gia đình xã hội phức tạp mà chủ yếu khai thác nhân vật ở góc độ lí tƣởng cá nhân, trong vấn đề lựa chọn cách sống. Nhân vật trí thức của Nguyễn Khải cũng có bi kịch nhƣng họ lí trí hơn, ít bộc lộ sự yếu mềm, cho dù rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng họ vẫn cố gắng vƣơn lên, sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Sau Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng, cảm hứng đời tƣ thế sự vẫn tiếp tục ở một số tác giả khác. Tuy số lƣợng tác phẩm của các tác giả này chƣa nhiều nhƣng để lại những ấn tƣợng khá sâu đậm nhƣ Vũ Oanh, An Bình Minh, Hữu Ƣớc, Phạm Quang Long... Vũ Oanh là bác sĩ - nhà văn, có nhiều hiểu biết về ngành y nên hầu hết nhân vật của ông là bác sĩ. Nhân vật chính trong tác phẩm của ông là ngƣời có tài, có tâm nhƣng lại rơi vào hoàn cảnh trớ trêu: bị tƣớc đoạt công sức lao động, bị tƣớc đoạt thành quả nghiên cứu, bị cấm thể hiện tài năng, bị vu oan, bị phản bội, bị xỉ nhục. Nhà văn An Bình Minh có thời làm phóng viên, thƣ ký toàn soạn nên trong tác phẩm của mình ông rất thành công khi xây dựng thế giới của những ngƣời làm báo. Nhân vật chính trong tiểu thuyết của ông cũng là nhà báo có tài, có lƣơng tâm nghề nghiệp, sẵn sàng đối đầu với quyền lực để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời dân. Hữu Ƣớc là nhà văn - nhà báo - trung tƣớng công an nên nhân vật trí thức của ông cũng là những nhà báo- công an, những ngƣời làm lãnh đạo trong ngành công an. Trong tác phẩm của ông, nhân vật chính là một trí thức đầy nghị lực, tuy từng phải ngồi tù oan, gặp nhiều khó khăn sau khi đƣợc giải oan, nhƣng sau đó nhân vật trở thành ngƣời thành công nhờ sự nhạy bén, năng động và dũng cảm trong làm kinh tế. Phạm Quang Long là một ngƣời thầy, một nhà khoa học, đồng thời cũng là ngƣời từng giữ cƣơng vị lãnh đạo ngành văn hóa trong nhiều năm nên nhân vật trong tiểu thuyết Lạc giữa cõi người của ông hầu hết là những trí thức làm công tác lãnh đạo, làm công tác văn hóa. Trong cách thể hiện của ông, thế giới công chức không thiếu những kẻ bảo thủ, cơ hội, lợi dụng chức quyền, lợi dụng công luận để hãm hại ngƣời khác. Tuy sống trong thế giới phức tạp ấy nhƣng nhân
vật chính của tác phẩm không trở nên hèn đi, không mặc chung bộ đồng phục tinh thần với số đông mà chọn cho mình cách sống riêng vừa bản lĩnh vừa khôn khéo để vừa giữ đƣợc nhân cách của mình, vừa đạt đƣợc các mục tiêu lớn trong công việc... Dù khai thác mảng hiện thực nào, dù nhiều nhân vật bị rơi vào bi kịch, chúng ta cũng thấy hầu hết nhân vật chính trong các tiểu thuyết của các nhà văn này đều là những “mẫu hình đẹp”, mang cốt cách của trí thức phƣơng Đông.
Bên cạnh những nhà văn vẫn tiếp tục đi vào thể hiện ngƣời trí thức nhƣ những nhân cách đẹp, một số nhà văn đi vào thể hiện ngƣời trí thức mang tâm trạng hoang mang, hoài nghi, bi quan, chán nản mất phƣơng hƣớng (Phạm Thị Hoài, Thuận, Nguyễn Danh Lam, Tô Hải Vân), trí thức hèn nhát nhu nhƣợc (Lê Lựu, Trung Trung Đỉnh), dốt nát hãnh tiến, cơ hội (Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phƣơng)... Sự xuất hiện của các nhân vật trí thức mang tâm trạng và lối sống tiêu cực một phần phản ánh mặt trái của cuộc sống đƣơng đại khi xã hội xuất hiện không ít những trí thức bị mờ mắt, bị tha hóa bởi quyền lực và đồng tiền, đồng thời, nó thể hiện cái nhìn bi quan, chán nản, mất niềm tin của một số nhà văn khi nhìn vào những phần tử tha hóa của giới trí thức.
2.2.2.5. Trong tiểu thuyết viết về tôn giáo hoặc có đề cập đến vấn đề tôn giáo
Sau 1975, tiểu thuyết viết về tôn giáo hoặc có đề cập đến vấn đề tôn giáo tuy không nhiều so với tiểu thuyết viết về các mảng hiện thực khác nhƣng luôn đem đến cho ngƣời đọc sự hấp dẫn đặc biệt bởi hình tƣợng ngƣời trí thức tôn giáo. Tiêu biểu cho các tác phẩm viết theo hƣớng này có Cha và con và.., Thời gian của người của Nguyễn Khải, Ông cố vấn của Hữu Mai, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh... Ngƣời trí thức tôn giáo trong các tác phẩm này luôn đƣợc nhà văn đặt trong mối quan hệ với đất nƣớc, luôn đƣợc thể hiện nhƣ những nhân cách đẹp. Họ không đơn giản tin theo giáo lí mà luôn có xu hƣớng vận động để tìm kiếm lẽ sống cho riêng mình. Với họ, việc đạo luôn gắn với việc đời, lý tƣởng của đạo không tách rời lí lý tƣởng của dân tộc. Bởi vậy, những ngƣời trí thức này luôn sống tích cực, chất nhân văn trong cách sống khiến họ có sức thu hút đối với những ngƣời xung quanh.
Tiểu kết: Nhìn bao quát sự vận động của văn học và sự phát triển của đề tài ngƣời trí thức, chúng ta thấy trí thức là kiểu nhân vật truyền thống của văn học Việt Nam. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật này trong tiểu thuyết sau 1975 không phải là một hiện tƣợng mới lạ mà là sự tiếp nối và phát triển từ dòng chảy truyền thống. Trong bối cảnh giao lƣu văn hóa, văn học đƣợc đẩy mạnh, tiểu thuyết Việt Nam vận động theo hƣớng cách tân, sự phát triển đề tài ngƣời trí thức còn chịu sự chi phối của nhiều quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của các khuynh hƣớng, trào lƣu văn học lớn trên thế giới. Đề tài ngƣời trí thức lúc này đƣợc khai thác rộng hơn, sâu hơn, có khả năng phản ánh những phạm vi hiện thực to lớn hơn. Nhân vật ngƣời trí thức lúc này cũng không còn đơn giản nhƣ các giai đoạn trƣớc. Các nhà văn không chỉ khai thác họ ở khía cạnh con người công dân, con người tập thể mà còn khai thác họ ở khía cạnh con người cá nhân, không chỉ đánh giá họ từ góc nhìn xã hội
mà còn đánh giá họ từ góc nhìn nhân tính. Qua cách khai thác nhân vật, chúng ta thấy các nhà văn sau 1975 ngày càng quan tâm nhiều hơn đến đời sống cá nhân của ngƣời trí thức với thế giới tinh thần phức tạp và đầy uẩn khúc, vừa ổn định vừa luôn luôn biến động, vừa hạnh phúc nhƣng cũng đầy bi kịch. Có thể thấy, sự xuất hiện nhân vật ngƣời trí thức góp một phần không nhỏ vào việc tái hiện bức tranh hiện
thực rộng lớn của xã hội Việt Nam qua nhiều thời kỳ lịch sử, thể hiện sự đổi mới
Chƣơng 3. NHÂN VẬT NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH
Trong thế giới nhân vật đa dạng của tiểu thuyết, để phân biệt kiểu nhân vật này với kiểu nhân vật khác, chúng ta chủ yếu căn cứ vào những đặc điểm cơ bản làm nên hình tƣợng nhân vật. Những đặc điểm này không phải là sản phẩm của trí tƣởng tƣợng của nhà văn mà là kết quả của quá trình trải nghiệm, quan sát, tổng hợp từ đời sống. Nó cũng là điểm gặp gỡ, phần giao nhau của trong nhận thức của nhiều nhà văn về cùng một kiểu đối tƣợng. Những đặc điểm này đƣợc lặp đi lặp lại ở nhiều nhân vật trong sáng tác của nhiều tác giả khác nhau làm nên những dấu ấn